Cac buoc thuc hien DMC

Download Report

Transcript Cac buoc thuc hien DMC

Lê Hoàng Lan
Các bước thực hiện ĐMC
2
3
Mục đích và cách tiếp cận
 Thu thập, xác định các thông tin cơ sở cần thiết để thực hiện
ĐMC cho một CQK
 Chuẩn bị điều khoản tham chiếu cho ĐMC
Các thông tin cần thu thập:
 Các quy định pháp lý cho ĐMC
 Cách tiếp cận và các bước xây dựng CQK
 Các mục tiêu và quan điểm của CQK
 Tiến độ thời gian và việc tổ chức cho các bên liên quan tham
gia vào quá trình xây dựng CQK
4
Một số câu hỏi cốt lõi về bản chất
của quá trình xây dựng CQK
 Vai trò cụ thể của CQK là gì (lý do xây dựng CQK và điều gì
sẽ xảy ra sau CQK)?
 Những phương án và sự lựa chọn nào sẽ được xem xét?
 Liệu có thể có những sức ép nào giữa CQK sẽ được xây
dựng với các CQK khác và các mục tiêu bảo vệ môi trường?
 Các bước trong xây dựng CQK là như thế nào? Những phân
tích môi trường nào sẽ được tiến hành trong quá trình xây
dựng CQK?
 Những tham vấn nào với các bên liên quan sẽ được thực hiện
trong quá trình xây dựng CQK?
5
Một số câu hỏi cốt lõi
về việc xác định phạm vi của ĐMC
 Đâu là những vấn đề phát triển cốt lõi và đâu là địa bàn
nghiên cứu cần xem xét trong ĐMC?
 Khoảng thời gian cần thiết để thực hiện ĐMC là bao nhiêu
– liệu có phải đánh giá các tác động trung hạn xảy ra trong
khoảng 5-10 năm tới, hay cần tập trung vào các tác động
dài hạn hơn trong vòng 10-20 năm tới hoặc thậm chí là dài
hơn nữa?
 Các đơn vị hoặc chuyên gia nào cần phải tham gia trong
việc soạn thảo báo cáo ĐMC?
6
Mục lục điều khoản tham chiếu cho ĐMC
 Thông tin cơ sở của CQK
 Phương thức quản lý quá trình ĐM
 Phạm vi công việc
 Phương pháp thực hiện
 Các kết quả chính
 Sự tham gia của các bên liên quan
 Yêu cầu huy động chuyên gia
 Kế hoạch thực hiện
 Kinh phí thực hiện
7
8
Mục đích và cách tiếp cận
 Nhằm xác định các bên có liên quan và quan tâm đến quá
trình ĐMC và lựa chọn các cách tiếp cận có hiệu quả để
họ có những câu hỏi, những ý kiến hoặc những gợi ý trong
quá trình tiến hành ĐMC
 Bước này có thể được thực hiện song song với bước 1 bởi
vì việc xác định các bên liên quan cần phải sử dụng những
thông tin từ xác định phạm vi ĐMC
9
Phương pháp thực hiện
 Xác định các bên liên quan bị ảnh hưởng hay quan tâm tới
ĐMC
 Kết hợp với tham vấn các bên liên quan của quá trình lập
CQK
 Xây dựng kế hoạch thu hút sự tham gia và chuẩn bị kinh
phí thực hiện
10
Những nội dung quan trọng của ĐMC cần
thiết huy động tham gia của các bên
 Xác định những vấn đề môi trường cốt lõi
 Phân tích các xu hướng môi trường khi không thực hiện CQK
 Đánh giá các mục tiêu và kịch bản phát triển đề xuất, và
những tư vấn đề tối ưu hóa chúng
 Đánh giá xu hướng môi trường tương lai bị ảnh hưởng bởi
những hành động được đề xuất trong CQK, và những tư vấn
để tối ưu hóa chúng cũng như tổng quan về các biện pháp
giảm thiểu và tăng cường
11
12
Mục đích và cách tiếp cận
 Nhằm xác định các vấn đề và mục tiêu về môi trường có liên
quan cần phải được xem xét trong quá trình tiến hành ĐMC.
Điều này giúp xác định các tiêu chí thích hợp hoặc các câu hỏi
định hướng cần tập trung phân tích trong quá trình ĐMC
 Danh mục các vấn đề và mục tiêu môi trường chủ yếu cần
được xác định cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên ở bước này danh mục
này có thể chỉ là sơ bộ, có thể được thay đổi (bớt đi hoặc thêm
vào một số vấn đề) trong quá trình thực hiện để đi đến một
danh mục cuối cùng. Lưu ý, danh mục cuối cùng sẽ được sử
dụng thống nhất trong báo cáo ĐMC khi đánh giá, phân tích
xu hướng khi không có CQK (phương án “0”) và có CQK
(phương án “có”)
13
Nhiệm vụ 1: Xác định các vấn đề
môi trường cốt lõi
 Xây dựng một danh mục tất cả các vấn đề môi trường có
liên quan đến CQK
 Rà soát kỹ lưỡng danh mục này và lược bỏ một số vấn đề ít
quan trọng để có một danh mục sơ bộ ngắn gọn các vấn đề
cần xem xét trong ĐMC
14
Nhiệm vụ 2: Xác định các mục tiêu
môi trường có liên quan
Các mục tiêu môi trường có liên quan có thể xuất phát từ :
 Luật pháp về bảo vệ môi trường, các quy định hoặc tiêu
chuẩn
 Các chiến lược về môi trường hoặc chiến lược về phát triển
bền vững, các chính sách, kế hoạch hành động; hoặc
 Các chính sách hoặc chiến lược phát triển ngành (nếu
chúng quy định một số mục tiêu, ưu tiên liên quan đến phát
triển bền vững hoặc bảo vệ môi trường trong ngành đó)
 Các mục tiêu môi trường này cần được coi là một trong
những mục tiêu của CQK
15
Nhiệm vụ 3: Lựa chọn các tiêu chí
thích hợp hoặc các câu hỏi định hướng
 Giúp mô tả các xu hướng biến đổi hiện tại và tương lại khi
không có hoặc có CQK
Ví dụ:
 Định hướng cho lựa chọn tiêu chí về xu hướng biến đổi
của đa dạng sinh học (hệ động và hệ thực vật) :
 Điều kiện và quy mô của các khu vực tự nhiên có giá trị
 Tính liên kết của các hệ sinh thái quan trọng
 Định hướng cho lựa chọn tiêu chí về chất lượng nước:
 Điều kiện và quy mô của các nguồn nước bị xuống cấp
về chất lượng
 Nhu cầu sử dụng nước cho các đô thị, khu công nghiệp
và vùng nông nghiệp thâm canh
16
17
Mục đích
 Để mô tả xu hướng của “phương án KHÔNG” – nghĩa là
sự biến đổi về tình trạng môi trường trong trường hợp CQK
không được thực hiện. Những phân tích này có thể mở ra
những cách nhìn thấu đáo mới và có thể hữu ích không chỉ
cho quá trình ĐMC mà còn cho quá trình xây dựng CQK.
 Những hiều biết đúng đắn về hiện trạng và các xu hướng
khi CQK không được triển khai là cơ sở để dự báo những
tác động về mặt môi trường, xã hội và kinh tế cũng như so
sánh giữa các lựa chọn và phương án phát triển thay thế
trong quá trình ĐMC
18
Ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến xu
hướng biến đổi khi không có CQK
 Ảnh hưởng của thị trường cung cấp nguyên liệu và nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm
 Các dự án phát triển lớn đã được phê duyệt nhưng chưa
được thực hiện
 Việc xây dựng và thực hiện các CQK khác; và
 Sự biến đổi khí hậu (được cho là đặc biệt nghiêm trọng ở
Việt Nam)
19
Khuyến nghị 1
Các chuyên gia ĐMC chỉ cần thu thập các thông tin vừa đủ về:
 Xu hướng trong những năm gần đây diễn biến theo chiều
hướng nào? Tình trạng hiện tại cách xa với các ngưỡng
hoặc chỉ tiêu quy định bao nhiêu?
 Có hay không các yếu tố nhạy cảm hoặc quan trọng của
môi trường tiếp nhận bị tác động, ví dụ các nhóm xã hội
dễ bị tổn thương, các nguồn tài nguyên phi tái tạo, các loài
sinh vật bị đe dọa, các sinh cảnh hiếm? Liệu có có xảy ra
những vấn đề có thể đảo ngược hay không thể đảo ngược,
lâu dài hay tạm thời?
 Động lực của các xu hướng diễn biến là gì?
 Dự đoán tương lai tiếp diễn của các xu hướng này như thế
nào nếu chúng ta xem xét các tác động của các dự án khác
đã được phê duyệt hoặc các CQK khác và xem xét các tác
động của sự biến đổi khí hậu?
20
Khuyến nghị 2
 Mô tả các xu hướng diễn biến quá khứ và hiện tại có thể
dựa trên các dữ liệu sẵn có từ các nguồn thông tin đã có
hoặc thông qua sự phán xét của các chuyên gia (trong
trường hợp thiếu dữ liệu).
 Cả các thông tin định tính và định lượng đều có thể sử
dụng được cho mục đích này
 Các chuyên gia ĐMC không nên quá tập trung vào việc
thu thập các số liệu thô ở giai đoạn này, trừ khi những vấn
đề cốt lõi đã rất rõ ràng mà lại không sẵn có dữ liệu
 Nên kết hợp thu thập dữ liệu cho ĐMC và CQK để tiết
kiệm thời gian và nguồn lực
21
22
Mục đích
 Đánh giá các tác động tổng thể của các phương án phát
triển, các mục tiêu hoặc các ưu tiên được đề xuất đến các
xu hướng môi trường liên quan (như được mô tả ở bước
ĐMC trước)
 Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất và
luận chứng phương án chọn
 Thông qua việc đánh giá đề xuất những cơ hội để làm cho
các mục tiêu và các ưu tiên trong CQK hướng tới sự phát
triển bền vững, đồng thời xác định các rủi ro, tác động của
chúng
23
Cách tiếp cận
 Xác định được những hợp phần (những nhóm dự án hay những
dự án độc lập) của CQK có khả năng gây ra những tác động đáng
kể đến xu hướng môi trường cụ thể
 Mô tả các tác động của từng hợp phần của CQK đến các xu
hướng môi trường có liên quan
 Tóm tắt tất cả các tác động của CQK đến các xu hướng môi
trường có liên quan. Trong trường hợp có những điều còn chưa
chắc chắn, mô tả các tình huống có thể xảy ra theo các kịch bản
xấu nhất và tốt nhất
 Mối quan hệ giữa các mục tiêu phát triển được đề xuất và các
vấn đề môi trường có liên quan có thể được trình bày dễ dàng
thông qua các ma trận đơn giản mô tả về các tác động
24
Khuyến nghị
Việc dự báo không nhất thiết phải được thể hiện một cách định
lượng mà chỉ cần mô tả mỗi tác động theo các khía cạnh sau
đây là đủ:
 Đặc điểm của các rủi ro/tác động (cái gì là nguyên nhân chính
xác gây ra rủi ro/tác động hoặc cái gì là những giả thiết để tiến
hành dự báo này)
 Xác suất xảy ra và những vấn đề còn chưa chắc chắn cơ bản
 Phạm vi địa lý bị tác động trực tiếp và gián tiếp, những khu
vực địa lý cần có sự quan tâm cụ thể
 Độ dài thời gian của tác động (ngắn hạn, dài hạn, thường
xuyên)
 Những mối quan tâm chính liên quan đến tác động này
25
26
Mục đích
 Đánh giá các tác động tích cực và/hoặc tiêu cực của các đề
xuất cụ thể trong CQK đến các xu hướng biến đổi môi
trường liên quan
 Xem xét mọi rủi ro khi thực hiện những đề xuất cụ thể dựa
vào hiện trạng những điều kiện môi trường trong tương lai
 Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong
trường hợp thực hiện CQK, lưu ý đến những xu hướng liên
quan đến biế đổi khí hậu
27
Khuyến nghị
 Mỗi xu hướng diễn biến tương lai khi thực hiện CQK có
thể được tóm tắt lại bằng cách mô tả các kịch bản cho các
trường hợp xấu nhất và tốt nhất
 Xác định và so sánh các lựa chọn và phương án phát triển
thay thế
 Cần có nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và những
vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo
28
29
Mục đích
 Cung cấp thông tin toàn diện về bất kỳ cơ hội đáng chú ý
để đưa ra các biện pháp nhằm phòng tránh, giảm nhẹ hoặc
bù đắp lại các tác động tiêu cực và củng cố các tác động
tích cực
 Đưa ra các kết luận và những đề xuất cuối cùng cần được
các cơ quan ra quyết định xem xét
 Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại nhưng chưa được lồng
ghép vào CQK
30
Phương pháp đề xuất
 Đánh giá những yêu cầu về giảm thiểu và tăng cường theo
các hoạt động phát triển KTXH, các điều kiện cơ sở về môi
trường và xã hội, và hiện trạng về pháp lý, chính sách , thể
chế và quản lý hiện hành
 Sử dụng các vấn đề, mục tiêu và chỉ số về môi trường đã
được xác định trong ĐMC làm cơ sở cải thiện hệ thống giám
sát môi trường được đề xuất cho CQK
 Các biện pháp giảm thiểu và tăng cường được đề xuất nên
được thảo luận một cách đầy đủ với tất cả các bên liên quan
quan tâm
31
32
Mục đích
 Soạn thảo báo cáo ĐMC phục vụ việc đánh giá từ bên
ngoài
 Báo cáo này là cơ sở phục vụ cho việc tham vấn cuối
cùng với các cơ quan liên quan và công chúng về CQK
và các tác động môi trường dự kiến của nó
 Xem Thông tư 26/2011/TT-BTNMT để biết chi tiết về bố
cục và nội dung của báo cáo ĐMC
33
Các nội dung báo cáo ĐMC(theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT) (1)
 Mở đầu
 Mô tả tóm tắt CQK
 Xác định phạm vi ĐMC và mô tả diễn biến môi trường tự nhiên,
kinh tế-xã hội vùng thực hiện CQK
 Phạm vi nghiên cứu của ĐMC
 Các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK
 Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội khu vực
nghiên cứu
 Mô tả diễn biến trong quá khứ của các vấn đề môi trường chính liên
quan đến CQK
 Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp
không thực hiện CQK (Phương án 0)
34
Các nội dung báo cáo ĐMC(theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT) (2)
 Đánh giá tác động của CQK đến môi trường
 Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường
 Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất và luận chứng
phương án chọn
 Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp
thực hiện CQK
 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và những vấn đề còn chưa chắc
chắn của các dự báo
 Tham vấn các bên liên quan trong quá trình ĐMC
35
Các nội dung báo cáo ĐMC(theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT) (3)
 Những nội dung của CQK đã được điều chỉnh và các giải pháp
phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
 Những đề xuất, kiến nghị điều chỉnh CQK của nhóm chuyên gia/cơ
quan tư vấn thực hiện ĐMC và của các bên liên quan thông qua quá
trình tham vấn
 Những đề xuất, kiến nghị chưa được tiếp thu
 Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu
cực đến môi trường
 Định hướng về đánh giá tác động môi trường
 Những đề xuất, kiến nghị về điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch khác có liên quan
 Chương trình quản lý môi trường
 Kết luận và kiến nghị
36
Cảm ơn quý vị đã lắng nghe!