B.1. Bệnh thối gốc chảy nhựa Tác nhân gây hại

Download Report

Transcript B.1. Bệnh thối gốc chảy nhựa Tác nhân gây hại

BỆNH TRÊN CÂY ĂN TRÁI
CÂY NHÃN VÀ CÂY SẦU RIÊNG
Sinh viên thực hiện:
Lê Thế Bảo
Lê Hữu Hà
Nguyễn Ngọc Sơn
Nguyễn Trung Toàn
Nội dung báo cáo
A. Bệnh trên cây nhãn
A.1. Bệnh cháy lá
A.2. Bệnh thối rể
A.3. Bệnh thán thư
B. Bệnh trên cây sầu riêng
B.1. Bệnh thối gốc chảy nhựa
B.2. Bệnh đốm rong
A. Bệnh trên cây nhãn
A.1. Bệnh cháy lá
Triệu chứng
 Bệnh chủ yếu trên lá, nhất là
các lá già, lá thành thục.
 Vết bệnh lúc đầu là những chấm
nhỏ giữa hoặc đầu lá màu nâu đen
 Về sau vết bệnh vết bệnh lớn lên có hình tròn hoặc gốc
cạnh, lan rộng trên phiến lá tạo thành những mảng cháy
màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám nhạt
 Giữa vết bệnh và phần xanh của lá có ranh giới rõ rệt.
 Trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen là
các ổ phân sinh bào tử. Lá bị bệnh vàng khô và rụng.
A.1. Bệnh cháy lá
Tác nhân gây hại
 Tác nhân gây hại là nấm
Pestalotia paraguariensis,
thuộc nhóm nấm bất toàn.
 Nấm hình thành phân sinh
bào tử hình ống, gồm 5 tế
bào giữa lớn và có màu nâu,
2 tế bào ở hai đầu nhỏ, hơi
nhọn và không màu, có 2-3
sợi lông ngắn ở một đầu.
A.1. Bệnh cháy lá
Điều kiện phát sinh phát triển
 Nấm ký sinh yếu
nên thường phát
triển và gây hại
trên các lá già,
vườn ít chăm sóc
và sinh trưởng
kém.
A.1. Bệnh cháy lá
Biện pháp phòng trừ:
 Sau mỗi đợt thu hoạch, tiến hành cắt
tỉa cành, thu gom và tiêu hủy các lá bị
bệnh .
 Tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây,
nhất là phân hữu cơ, cây sinh trưởng
phát triển tốt sẽ hạn chế được bệnh .
 Phun phòng trị bệnh bằng thuốc gốc
Mancozeb theo liều lượng khuyến cáo .
A.2. Bệnh thối rễ
Triệu chứng
 Bệnh gây hại ở rễ và cổ rễ giáp mặt đất.
Trên cổ rễ lúc đầu nhỏ màu nâu sau chuyển
nâu đen và lan rộng bao quanh phân vỏ cổ
rễ, vỏ bị thối khô, nứt và bong tróc ra để trơ
phần gỗ phía trong. Nấm có thể ăn sâu vào
thân làm thân bị khô đen, các rễ phía dưới
cũng bị thối đen. Cây mới bị bệnh có biểu
hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần
dần, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn
toàn.
 Cây bệnh dễ bị đỗ ngã do bộ rễ đã bị hại.
A.2. Bệnh thối rể
Tác nhân gây hại:
 Bên cạnh nấm Fusarium, những nấm
đất khác như Rhizoctonia, Sclerotium
cũng có thể gây hại cho cây.
A.2. Bệnh thối rể
Điều kiện phát sinh phát triển :
 Nấm sản sinh ra hai loại bào tử là đại bào tử
và tiểu bào tử. Đại bào tử có dạng dài, hai
đầu nhọn, có dạng cong như lưỡi liềm, không
màu, có 3-4 vách ngăn. Tiểu bào tử có hình
trứng, không có hoặc có vách ngăn, không
màu, nấm phát triển thích hợp ở điều kiện
nhiệt độ là 300C.
 Bào tử tồn tại rất lâu trong đất, xâm nhập
vào rễ cây hoặc cổ rễ qua các vết xây xát do
bị gió lay hoặc côn trùng trong đất cắn phá,
điều kiện đất cát dễ bị thiệt hại hơn so với
điều kiện đất thịt.
A.2. Bệnh thối rể
Biện pháp phòng trừ:
 Thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện
những cây sinh trưởng kém, kiểm tra cổ rễ,
nếu có vết bệnh dùng thuốc gốc Metalaxyl
hay Ridomyl Gold để tưới vào gốc, vun mô
cao, thoát nước tốt, bón vôi vào cuối mùa
nắng.
 Cây bị bệnh cần đào bỏ hết gốc, rải vôi sát
trùng.
 Sử dụng phân hữu cơ và bón nấm
Trichoderma.
A.3. Bệnh thán thư
Triệu chứng
 Bệnh phát sinh và gây hại trên lá, lộc non, trên chùm
hoa và quả.
 -Trên lá: bệnh gây hại từ mép lá trở vào, lúc đầu vết
bệnh như các chấm, đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng
lớn, xung quanh có đường viền nâu xẫm.
 -Trên chồi non: lúc đầu vết bệnh dạng thấm nước, sau
chuyển màu nâu tối, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc
thối khi trời mưa.
 -Trên hoa và quả non: vết bệnh hơi lõm xuống kiểu
chấm đen, làm hoa và quả non chuyển màu đen và
rụng.
A.3. Bệnh thán thư
Tác nhân gây hại:
 Bệnh do nấm Colletotrichum
gloesporrioides gây ra.
A.3. Bệnh thán thư
Điều kiện phát sinh phát triển :
 Bệnh phát sinh mạnh khi trời ấm và
ẩm trong tháng 3 và 4. Trời có mưa
đúng vào thời kỳ ra hoa và hình thành
quả non làm ảnh hưởng đến năng
suất.
A.3. Bệnh thán thư
Biện pháp phòng trừ:
 Tỉa cành, tạo tán, thường xuyên cắt bỏ
cành già tạo cho cây thông thoáng.
 Theo dõi vườn, khi thời tiết ấm và ẩm
cần tiến hành phun thuốc: Bavistin 50
FL nồng độ 0,1%; Benlate 50
WP 0,1%. Lượng nước thuốc cần phun
khoảng 600 - 800 l/ha
B. Bệnh trên sầu riêng
B.1. Bệnh thối gốc chạy nhựa
Triệu chứng
 Đây là bệnh quan trọng trên cây sầu riêng, nấm bệnh
này gây ra các triệu
chứng như thối vỏ, chảy nhựa, thối rễ, cháy lá và chết
ngọn trên cây sầu riêng con
và trưởng thành. Ngoài ra, còn gây hiện tượng thối trái.
 Vết bệnh ban đầu là những vết ướt trên vỏ thân gần
mặt đất. Nơi bệnh bị
biến màu, thối và thường tiết ra nhựa cây đông đặc bên
ngoài với màu đỏ nâu.
Phần gỗ thân bên trong vết bệnh cũng bị hóa nâu với
những sọc ở rìa ngoài. Khi vết
bệnh mở rộng và bao quanh thân, một số cành phía
trên cằn cỗi, lá héo khô, hiện
tượng chết cành xảy ra sau đó.
B.1. Bệnh thối gốc chảy nhựa
Tác nhân gây hại:
 Do nấm Phytophthora palmivora
B.1. Bệnh thối gốc chảy nhựa
Điều kiện phát sinh phát triển :
 Bệnh thường gây hại nặng ở các vườn trồng dầy, ẩm độ cao
nhất là vùng
quanh gốc. Những vườn thoát nước không tốt, bệnh hại nặng.
Những cây sầu riêng
bị yếu bởi thời kỳ khô hạn kéo dài sẽ trở nên mẫn cảm hơn
với bệnh ở thời kỳ ẩm
ướt của mùa mưa sau đó.

- Nguồn nấm bệnh có nhiều trong tự nhiên, trong đất, nấm
gây bệnh dễ dàng
lây lan qua gió mưa, nước. Chúng có thể xâm nhập vào cây
qua các vết thương, lỗ
khí khổng, ban đầu tấn công vào vỏ thân, mô bên dưới vỏ,
sau đó chúng tấn công
vào bó mạch làm rễ bị thối, lá rụng và cây bị chết.
B.1. Bệnh thối gốc chảy nhựa
Biện pháp phòng trừ :
 - Trồng mật độ vừa phải kể cả cây con trong vườn ương và
trong vườn trồng.
Dọn sạch cỏ dại trong vườn, tỉa bỏ các nhánh thấp, tỉa sớm
để tạo độ thông thoáng
trong vườn.Tạo dáng cây thẳng, cành thấp nhất cách mặt đất
1,5-2 m.Vệ sinh vườn,
tiêu hủy các bộ phận cây bệnh.
- Tránh gây ra các vết thương trên cây, tất cả các vết thương
trên cây nên bôi
các loại thuốc trừ nấm thích hợp.
- Áp dụng các biện pháp canh tác như tưới nước đầy đủ, bón
phân hợp lý, đặc
biệt vườn phải thoát nước không để ngập úng... làm cho cây
khỏe mạnh, tăng khả
năng chống chịu.
- Phun thuốc định kỳ các loại thuốc trừ nấm: Manzate, Copper
B, Aliette, Mexyl
B.2. Bệnh đốm rong
Triệu chứng
 Bệnh thường thấy xuất hiện trên những lá sầu riêng đã
trưởng thành. Điều
kiện thời tiết thích hợp, bệnh còn tấn công trên thân, cành
cây con trong vườn ương
và cả trên vườn sản xuất.
- Vết bệnh là những đốm gần tròn, màu nâu đỏ, mọc hơi nhô
lên như một lớp
nhung ở trên mặt lá. Vết bệnh lan rộng nhanh khi gặp điều
kiện phù hợp. Ở mặt
dưới của vết bệnh có thể thấy mô lá bị hoại và cả sợi tảo
(alga) mọc xuyên qua có
màu đỏ nâu. Những đốm bệnh nếu không tiến triển sẽ để lại
những đốm tròn có
màu xám xanh. Nguồn bệnh dễ có trong tự nhiên và dễ lây
lan do tảo Celphaleuros
virescens ký sinh trên nhiều cây trồng khác nhau như ổi,
nhãn, xoài, chôm chôm.
B.2. Bệnh đốm rong
Tác nhân gây bệnh
 Do tảo Celphaleuros virescens.
B.2. Bệnh đốm rong
Điều kiện phát sinh phát triển
 Thời tiết thuận lợi
B.2. Bệnh đốm rong
Biện pháp phòng trừ:
 Tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng
khoẻ mạnh. Chăm sóc vườn cây
tốt, bón phân và tưới nước đầy đủ, đặc biệt
trong mùa khô. Thoát nước tốt trong
mùa mưa. Chú ý cải thiện đất, hạn chế các
yếu tố bất lợi đến sinh trưởng của cây.
- Tạo vườn cây thông thoáng, tỉa cành tạo
tán hợp lý. - Tiêu hủy nguồn bệnh,
tỉa bỏ các bộ phận bị bệnh nặng.
- Có thể phun các loại thuốc Karuran, COC
85 WP, Viben - C... một hoặc hai
lần.