Những thách thức trong việc xây dựng văn hóa chất lượng trong các

Download Report

Transcript Những thách thức trong việc xây dựng văn hóa chất lượng trong các

Những thách thức trong việc xây
dựng văn hóa chất lượng trong các
trường đại học tại Việt Nam
Vũ Thị Phương Anh
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính
1
Nội dung trình bày
1. Định nghĩa “văn hóa chất lượng”
2. Mối quan hệ giữa “văn hóa chất lượng” và
“cơ cấu đảm bảo chất lượng bên trong” (IQA
structure)
3. Những điều kiện để có “văn hóa chất lượng”
4. Những thách thức trong việc xây dựng văn
hóa chất lượng trong các trường đại học tại
Việt Nam
2
1. Định nghĩa “văn hóa chất lượng”
Có nhiều định nghĩa về văn hóa chất lượng, nhưng định
nghĩa của EUA là khá đầy đủ và dễ hiểu
“Văn hóa chất lượng” là một loại văn hóa tổ chức trong
đó việc nâng cao chất lượng được xem là một việc làm
thường xuyên. VHCL bao gồm 2 yếu tố riêng biệt:
+ yếu tố văn hóa/tâm lý gồm các giá trị, niềm tin, sự
mong đợi và cam kết đối với chất lượng; và
+ yếu tố quản lý gồm các quy trình được xác định rõ
nhằm mục đích nâng cao chất lượng và điều phối các
nỗ lực cá nhân (EUA 2006:10)
3
2. Mối quan hệ giữa “VHCL” và “cơ
cấu ĐBCL bên trong” (1)
Định nghĩa về văn hóa chất lượng của EUA cho thấy rõ
quan hệ giữa VHCL và cơ cấu ĐBCL bên trong, theo đó
phải có cả hai yếu tố tâm lý và quản lý thì mới có thể tạo
thành văn hóa chất lượng ở một tổ chức
- Nếu chỉ có yếu tố quản lý (áp đặt từ trên) nhưng không
có yếu tố tâm lý (mọi người đều tự nguyện thực hiện) thì
chất lượng sẽ không bền vững (chỉ thực hiện khi bị giám
sát)
- Nếu chỉ có yếu tố tâm lý (nỗ lực của một số cá nhân) thì
sẽ không có điều kiện để trở thành văn hóa của tổ chức
(các nỗ lực cá nhân sẽ không đủ để lan tỏa nếu không có
sự hỗ trợ của toàn hệ thống)
4
2. Mối quan hệ giữa “VHCL” và “cơ
cấu ĐBCL bên trong”(2)
- Mối quan hệ giữa VHCL và cơ cấu ĐBCL bên
trong là mối quan hệ hữu cơ và phụ thuộc lẫn
nhau, vì cơ cấu ĐBCL bên trong sẽ không tạo ra
chất lượng bền vững nếu không có VHCL,
nhưng cơ cấu ĐBCL (các quy trình, hệ thống
thưởng phạt có thể tạo ra các thói quen, sự
mong đợi, và giá trị chung mà mọi người cùng
chia sẻ).
5
Sơ đồ hóa mối quan hệ giữa “VHCL” và
“cơ cấu ĐBCL bên trong”
6
3. Các điều kiện để có văn hóa chất
lượng (1)
Theo kết quả khảo sát của EUA (2010)
- Có cơ cấu và các quy trình ĐBCL cốt lõi (đảm
bảo chất lượng dạy và học là quan trọng nhất,
ngoài ra có thể bao gồm nghiên cứu và dịch vụ)
- Có kế hoạch chiến lược toàn trường, dưới dạng
văn bản và được chia sẻ rộng rãi
- Có sự tham gia rộng rãi của tất cả các bên liên
quan (đặc biệt là lãnh đạo và các đối tượng bên
ngoài)
7
3. Các điều kiện để có văn hóa chất
lượng (2)
- Có thông tin phản hồi đa dạng, kịp thời, được
chia sẻ và sử dụng để cải thiện
- Có sự giám sát, đánh giá và điều chỉnh thường
xuyên các hoạt động dạy và học (phê duyệt
thiết kế chương trình, định kỳ xem xét và điều
chỉnh nội dung chương trình, xác định “chuẩn
đầu ra”, tải trọng, đánh giá người học, tài
nguyên học tập)
8
3. Các điều kiện để có văn hóa chất
lượng (3)
- Những điều kiện nêu trên chỉ phù hợp với bối
cảnh của các nước phát triển, các trường có độ
tự chủ cao về nhân sự và hoạt động chuyên
môn, có các điều kiện đảm bảo chất lượng tối
thiểu (cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và
nhân viên đầy đủ, mức lương hợp lý, hệ thống
thông tin chuyên nghiệp), sự tham gia của các
bên có liên quan trong việc quản trị nhà trường,
và cơ chế giải trình hiệu quả (các cơ quan
truyền thông, cơ quan kiểm định chất lượng)
9
4. Những thách thức trong việc xây dựng
văn hóa chất lượng trong các trường
đại học tại Việt Nam (1)
- Tại VN, việc xây dựng văn hóa chất lượng vẫn còn là một
chặng đường rất dài, vì còn thiếu quá nhiều điều kiện
- Những tồn tại cần phải vượt qua trước khi có thể xây dựng
văn hóa chất lượng (theo mức độ tăng dần về tầm quan
trọng)
+ Chưa đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt là đội ngũ
giảng viên, nhân viên, và mức lương chưa phù hợp khiến mối quan
tâm đến “chất lượng” có vẻ vẫn còn là một điều xa xỉ  cần đầu tư
thêm vào con người, đối với trường công có thể phải tăng học phí
+ Hệ thống đảm bảo chất lượng của các trường chưa hoàn chỉnh,
thậm chí còn có sự hiểu sai về ĐBCL  cần bồi dưỡng, tập huấn và
chia sẻ kinh nghiệm thường xuyên
+ Sự quan tâm của lãnh đạo còn mờ nhạt, đặc biệt là ở trường công
lập vốn quen với việc đáp ứng các chỉ đạo từ trên mà thiếu quan
tâm đến người học
10
4. Những thách thức trong việc xây dựng
văn hóa chất lượng trong các trường
đại học tại Việt Nam (2)
Đề xuất các giải pháp
- Tăng cường trách nhiệm giải trình và quyền được
thông tin của khách hàng
- Tăng cường tự chủ và tạo áp lực cạnh tranh (cho phép
cơ chế thị trường vận hành trong giáo dục đại học), đặc
biệt là tự chủ về học phí ở trường công lập
- Gắn việc cấp phát kinh phí nhà nước với các yêu cầu
chất lượng
- Chuyển kinh phí đầu tư trên sinh viên cho chính sinh
viên sử dụng (tuition voucher), một chính sách mà
nhiều nước đã áp dụng
11