01_kinh lang gia - bai 1 - HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI

Download Report

Transcript 01_kinh lang gia - bai 1 - HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI

BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ
KINH LĂNG-GIÀ
TT. THÍCH NHẬT TỪ
I. DẪN NHẬP
1. Tựa Kinh
- Laṅkavatāra-sūtra = Nhập Lăng-già Kinh (入楞伽
經). Laṅkā là tên hòn đảo tại Ceylon (Srilaṅkā là
nước Tích Lan hiện nay). Vatāra = đi vào, thể nhập.
Laṅkāvatāra = nhập Lăng-già (入楞伽).
=> Kinh Nhập Lăng-già được Phật giảng tại Tích Lan
do Vua Rāvaṇa, vua của Rākṣasas, mời. Đối thoại
giữa Phật và Bồ-tát Đại Huệ (Mahāmati
Bodhisattva).
- Tên đầy đủ là “Laṅkāvatāra Mahāyāna Sūtra”. Tựa
Hán Việt: “Kinh Đại thừa thánh giáo nhập Lăng-già”
=> Kinh Đại thừa nhập Lăng-già.
I. DẪN NHẬP
2. Vai trò của Kinh trong Đại thừa
a) Suzuki và M. Winternitz: Trước 433 STL (bản
dịch đầu tiên của Kinh này). Giai đoạn phát triển
mạnh nhất của Phật giáo Đại thừa.
- Kinh có ảnh hưởng trong việc phát triển Phật giáo
Đông Á.
b) Kinh quan trọng của Pháp Tướng tông (yogācāra,
vijñānavāda, triết học tâm Phật giáo). Ngài Maitreya
(TK. 3 TL), Āsaṅga (TK.4), Vasubandhu (TK.4).
Thay thế vai trò của Đại thừa Khởi Tín Luận
(Mahāyāna-śradhotpāda-śāstra) của Aśvaghoṣa (80150 CE) 3 tk trước đó.
I. DẪN NHẬP
2. Vai trò của Kinh trong Đại thừa
c) Kinh chủ yếu của thiền tông theo trường phái
Bodhidharma (tk. 5-6). Pháp tu tiệm ngộ của thiền
sư Thần Tú (神秀, 606? – 706) và đốn ngộ của Huệ
Năng (慧能, 638–713) cũng chịu ảnh hưởng của
Kinh này. Thiền tông thời này còn gọi là Lăng-già
tông (楞伽宗 Léngqié zōng).
- Đạo Tuyên (596–667) trong Tục cao Tăng truyện (
續高僧傳): Thiền sư Bodhidharma mang Kinh
Lăng-già gồm 4 cuộn, trao ngài Huệ Khả (慧可,
487? – 593) rồi nói: “Khi ta nghiên cứu về Trung
Quốc, chỉ mang theo Kinh này. Nếu hành trì theo
Kinh này, con sẽ vượt qua ba cõi.”
I. DẪN NHẬP
2. Vai trò của Kinh trong Đại thừa
- Quyển “Lăng-già sư tư ký” (楞伽師資
記, Record of the Masters and Disciples
of the Laṅkāvatāra Sūtra) của ngài Tịnh
Giác (淨覺; 683–750): Pháp thiền của
Bodhidharma chịu ảnh hưởng từ Kinh
này.
- Yếu chỉ thiền: “dĩ tâm truyền tâm, bất
lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ
nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.
II. CÁC BẢN DỊCH CHỮ HÁN
- Khai Nguyên Lục: Bốn bản dịch trong
thời gian 420-704 STL. Hiện chỉ còn ba
bản sau.
(i) Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa) dịch
năm 412 STL tại Cô Tạng, thủ đô Bắc
Lương. Thường bị nhầm lẫn với Đàm-vôsấm (Dharmakṣema, 265-316)
II. CÁC BẢN DỊCH CHỮ HÁN
(ii) Cầu-na-bạt-đà-ra (Guṇabhadra) dịch năm 443, đời
Lưu Tống, 4 quyển, 4 phẩm: Lăng-già A-bạt-đa-la Bảo
Kinh (楞伽阿跋佗羅寶經, Taishō 16, kinh 670). Cùng
tựa đề: “Nhất thiết Phật ngữ tâm phẩm.” Chưa có các
chương I, IX và X. Phẩm I (bản Bodhiruci): Thỉnh Phật
phẩm (Adhyeṣaṇā) = La-bà-na Vương khuyến thỉnh
phẩm (bản Śikṣananda). Phẩm X trong bản Bodhiruci là
“Tổng kệ” (Sāmānya) = “Kệ tụng” (Gāthāḥ) trong bản
Śikṣananda. Phẩm IX là Dhāraṇī.
- Bản của Guṇabhadra trung thành với nguyên tác =>
thẩm quyền.
- Bodhidharma truyền Kinh Laṅkāvatāra cho ngài Huệ
Khả => giới thiền học Trung Quốc sử dụng làm tông chỉ.
II. CÁC BẢN DỊCH CHỮ HÁN
(iii) Bồ-đề-lưu-chi (Bodhiruci) dịch năm 513, đời
Ngụy, 10 quyển: Nhập Lăng-già Kinh (入楞伽經,
Taishō 16: 671). Nhiều chương nhất. Ít phổ biến nhất.
(iv) Thực-xoa-nan-đa (Śikṣananda) dịch năm 700704, đời Đường, 7 quyển: Đại thừa nhập Lăng-già
Kinh (大乘入楞伽經, Taishō 16: 672). Phổ biến
nhất. Được hoàng hậu Võ Tắc Thiên viết lời tựa. Từ
thời ngài Pháp Tạng, Tông Hoa Nghiêm chú trọng
Kinh này. Nhập Lăng-già Tâm Huyền Nghĩa là sớ
giải của Pháp Tạng.
- Có thể dựa vào các bản Sanskrit khác nhau trong
các thời điểm khác nhau.
III. CÁC VẤN ĐỀ PHẬT HỌC
1. Thức kho tàng (Ālayavijñāna, quyển
2): Nền tảng của Pháp tướng tông => duy
thức (citta-mātra). Thức và trí như sóng và
nước. Mục đích tu để đạt được viên thành
thật tánh hay Chơn như tánh.
2. Như Lai tạng (tathāgata-garbha):
Tiềm năng Phật tính => xóa mặc cảm
phàm phu.
III. CÁC VẤN ĐỀ PHẬT HỌC
3. Vô phân biệt trí: Tâm khởi niệm phân
biệt các tướng. Vượt nhị biên, phân biệt,
chấp thủ, thể đạt chánh trí (samyagjñāna) =
trí xuất thế gian (Lokottarajñāna).
- “Nhất thiết pháp vô sanh, diệc phục vô hữu
diệt, ư bỉ chư duyên trung, phân biệt sanh
diệt tướng...quán nhất thiết hữu vi, thí như hư
không hoa, ly năng thủ sở thủ, nhất thiết mê
hoặc kiến, vô năng sanh sở sanh, diệc phục
vô nhân duyên, đản tuỳ thế tục cố, nhi thuyết
hữu sanh diệt”.
III. CÁC VẤN ĐỀ PHẬT HỌC
4. Không tánh (Śūnyatā) (phẩm 3): Quán
chiếu tâm và tướng. Dùng không tánh để
quán chiếu ngũ uẩn tiến đến Thập địa của
Bồ-tát.
- “Các pháp đều vô tánh, cũng lại không
ngôn thuyết, chẳng (thấy) không tánh của
không, nên phàm phu lưu chuyển, hết thảy
pháp vô tánh, lìa ngôn ngữ phân biệt, các cõi
như huyễn mộng, không sinh tử Niết-bàn...”
III. CÁC VẤN ĐỀ PHẬT HỌC
5. Phật tâm (Buddhacitta), Niết-bàn (Nirvāṇa),
Pháp thân (Dharmakāya) và vô thường
(Anityatā). Phẩm 4.
- Phật tâm: “Thể tánh của chư Phật là biết rõ như
thật cả nhân và pháp đều vô ngã, diệt trừ hai loại
chướng, xa lìa hai loại chủng tử, đoạn tận hai thứ
phiền não”.
- “Trí tức là nếu như thật rõ biết cảnh giới chỉ là
giả danh, đều không thể đắc, thì không còn sở
thủ; sở thủ không, cho nên năng thủ cũng không;
năng thủ và sở thủ đều không, cho nên không
khởi tâm phân biệt”.
III. CÁC VẤN ĐỀ PHẬT HỌC
6. Thần chú (Dhāraṇī) và ăn chay: Xuất
hiện của chương 9. Biên tập về sau này,
không phù hợp với chủ đề chính của Kinh.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
(i) Thích Nữ Diệu Không, Lăng-già tâm ấn Kinh. Năm 1970.
Dịch bản sớ giải của thiền sư Hàm Thị. Ngài Hàm Thị dựa vào
bản của ngài Guṇabhadra.
(ii) Thích Thanh Từ (dịch), Kinh Lăng-già tâm ấn. Thiền viện
Chân Không, 1975. Dịch bản sớ giải của thiền sư Hàm Thị.
(iii) Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn, Nghiên cứu Kinh
Lăng-già. VNCPHVN, Tp. HCM, 1992.
(iv) Thích Duy Lực (dịch), Kinh Lăng-già. Năm 1994. Dịch từ
bản của ngài Cầu-na-bạt-đà-ra.
(v) Thích Nữ Trí Hải (dịch) Kinh Đại thừa Nhập Lăng-già.
Năm 1997. Dịch từ bản đời Đường của Thiệt-xoa Nan-đà, có
tham khảo bản dịch tiếng Anh của Suzuki.
(vi) - D. T. Suzuki, The Laṇkāvatāra Sūtra: A Mahāyāna Text
(London, 1932).