Frank Mordigliano (Morgan) Những trải nghiệm của tôi ở Mỹ Tiểu sử Những lá thư gởi về nhà.

Download Report

Transcript Frank Mordigliano (Morgan) Những trải nghiệm của tôi ở Mỹ Tiểu sử Những lá thư gởi về nhà.

Frank Mordigliano (Morgan)
Những trải nghiệm của tôi ở Mỹ
Tiểu sử
Những lá thư gởi về nhà
Tiểu sử của Frank: Lai lịch
Tôi tên là Frank Mordigliano.
Tôi 28 tuổi.
Tôi sinh ra ở 1 thị trấn nhỏ gần thành phố Naples, Ý.
Ở Ý, bố tôi làm công nhân xây dựng tại 1 ngôi làng
nhỏ nằm ngoài thành phố Naples.
Tôi cũng làm trong ngành xây dựng .
Vợ tôi là Maria. Tôi không đủ khả năng đưa cô ấy
sang Mỹ nhưng tôi sẽ cố gắng dành dụm tiền và gởi
về cho cô ấy và 2 đứa con tôi là Luciano and Rosa.
Tôi có học vấn đôi chút. Tôi đi học cho đến lớp 5 và
sau đó tôi phải đi làm để phụ giúp gia đình. Lúc đó
mẹ tôi đang bệnh và bố tôi cần tiền để trả tiền thuốc
men.
Tiểu sử của Frank: Cuộc sống ở Ý
Cuộc sống ở Ý:
Cuộc sống ở miền Nam nước Ý vô cùng khó khăn .
Tôi không thể tìm được việc làm.Nhiều người cũng ở trong tình
thế như vậy và đều gần sắp chết đói.
Nước Ý nằm trong tay người giàu. Do vậy, những người nghèo
phải chịu cảnh khốn cùng. Nhà vua và người giàu có nắm giữ
số phận của họ.
Nếu ai đó có lỡ tiết lộ rằng mình muốn đổi đời hoặc giúp đỡ
người nghèo, người đó có thể bị đi tù.
Mọi người lo sợ cho cuộc sống của họ và gia đình họ từng
ngày.
Tại sao họ lại đến Mỹ?
Người ta nói rằng ở Mỹ rất tự do và người ta có thể nói hay làm
bất cứ điều gì.
Không có sự chọn lựa nên họ phải rời quê hương và tìm kiếm
cơ hội ở nơi khác. Người ta nói rằng có nhiều công việc ở Mỹ
và người ta có thể kiếm được nhiều tiền.
Tiểu sử của Frank: Ước mơ
Tôi muốn đến Mỹ để xây dựng đường sắt, cầu và
nhà cửa.
Tôi đã có kinh nghiệm ở Ý. Tôi đã tham gia xây dựng
1 ngôi nhà.
Tôi là người chăm chỉ và sẵn sàng làm việc nhiều giờ
mỗi ngày.
Tôi muốn giúp người Mỹ.
Tôi khỏe mạnh và không có bệnh tật gì.
Tôi muốn đưa gia đình sang Mỹ.
Đến Mỹ: Những lá thư gửi về nhà
Maria thương yêu của anh,
Anh nhớ em vô cùng. Cuối cùng thì and cũng xuống
tàu và đặt chân lên đất Mỹ. Anh đã được chấp nhận
sau khi qua cuộc kiểm tra tại đảo Ellis. Đúng là một
kinh nghiệm để đời! Anh thấy bối rối và mệt mỏi,
nhất là sau một chuyến hành trình dài. Anh mong
được ở bên em. Giờ thì anh đã có tên mới rồi Frank Morgan. Anh nghĩ rằng văn phòng nhập cư
không hiểu anh khi anh nói tên mình là Mordigliano,
vì vậy họ đổi tên anh để dễ nghe hơn.
Những người nhập cư khác
cùng chuyến tàu
Đến Mỹ: Những lá thư gửi về nhà
Chính phủ vẫn thông qua những đạo luật mới để phản
đối việc nhập cư. Do một đạo luật vừa mới thông qua
không cho phép những người thiểu năng về thể lực và
trí lực hoặc mắc phải một số căn bệnh nhập cư nên họ
kiểm tra rất khắt khe. Để anh kể cho em nghe nhé
Đó là một chuyến hành trình dài và náo nhiệt tại S.S
Rose. Người và hành lý khắp nơi. Nhiều người bị bệnh vì
sóng lớn. Vì vậy tất cả mọi người đều rất vui khi bước
xuống tàu và đặt chân lên đảo Ellis. Khi xuống tàu, đàn
ông phải đi theo một lối và phụ nữ và trẻ em phải đi theo
một lối khác.
Người nhập cư
Khi xuống tàu, một số người đàn ông gắn 1 bảng ghi số
của tàu hơi nước lên áo bọn anh. Khi bước chân vào tòa
nhà, mọi người phải qua kiểm tra hành lý. Vì anh không
đem theo nhiều đồ nên anh quyết định mang theo mọi
thứ phòng trường hợp bị mất cắp. Sau đó, anh phải xếp
vào 1 hàng dài đợi kiểm tra sức khỏe ở tầng hai.
Đến Mỹ: Những lá thư gửi về nhà
Cuối cùng cũng đến lượt anh, một nhân viên y tế kiểm
tra anh. Không lâu đâu. Anh nghe họ gọi cuộc kiểm tra
này là “cuộc kiểm tra sáu giây” bởi vì các nhân viên y
tế nhìn vào sáu phần: da đầu, mặt, tay, cổ, dáng đi và
kiểm tra sức khỏe tổng quát. Sau đó, họ kiểm tra kỹ
hơn.
Với anh, họ chỉ dùng một dụng cụ kéo mí mắt anh ra
sau để kiểm tra mắt. Thật may mắn là anh không có
vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng bạn anh, Mario thì
không được may mắn. Họ phát hiện thấy cậu ấy có
vấn đề về mắt nên viết một chữ E lớn bằng phấn trên
áo câu ấy và chuyển cậu ấy sang khu vực khác.Có thể
cậu ấy sẽ phải ở lại đảo Ellis cho đến khi cậu ấy khỏe
hơn hoặc cũng có thể bị đưa về nhà. Tội nghiệp cậu
ấy quá.
Khu vực kiểm tra y tế
Đến Mỹ: Những lá thư gửi về nhà
Sau đó anh được chuyển đến phòng kiểm tra pháp lý. Câu hỏi thì cũng tương
tự như khi họ hỏi anh ở công ty tàu biển trước khi anh đi. Anh nghĩ là họ muốn
biết chắc rằng anh đã trả lời đúng y như vậy và đúng sự thật. May mắn thay là
có các thông dịch viên ở đó nên anh có thể nói tiếng Ý.
Họ hỏi anh về bản thân: tên, tuổi, có gia đình chưa, về công việc và anh có học
vấn không, kế hoạch của anh ở Mỹ, anh có bao nhiêu tiền, anh phải trả bao
nhiêu cho chuyến đi tới Mỹ, anh có biết ai ở Mỹ không và v.v. Phiền hà lắm!
Anh thấy mừng vì đã vượt qua và hào hứng vì mình đã làm được điều đó. Cuối
cùng anh phải tuyên thệ. Và giờ đây anh cảm thấy mình đã trở thành người Mỹ
thực sự rồi.
Anh nhớ em và các con kinh khủng. Anh muốn có việc làm ngay để gởi tiền về
cho em.
Yêu em thật nhiều
Frank
Tại Mỹ: Lá thư gửi về nhà
Maria thân yêu,
Cuộc sống ở Mỹ không đơn giản như anh tưởng. Anh
sống trong khu Lower East Side. Địa chỉ là số 94 đường
Orchard. Đây là một tòa nhà lớn có nhiều căn hộ. Nhiều
người nhập cư đến từ khắp nơi sống ở đây.
Anh sống trong 1 căn hộ nhỏ với những người đến từ
Naples. Ở đây rất đông vui. Không có giường nên anh
phải ngủ trên sàn nhà cứng. Anh chưa tìm được công
việc trong ngành xây dựng nhưng anh nghĩ anh có thể
tìm được công việc dọn cống bởi vì một số người anh
quen làm công việc đó nói là họ cần thêm 1 số người.
Mùa hè ở đây rất nóng, thỉnh thoảng người ta phải ngủ
trên bệ cửa sổ cho mát và hít thở được không khí trong
lành vào ban đêm.
Tại Mỹ: Lá thư gửi về nhà
Anh học được một ít tiếng Anh và điều đó làm anh rất
vui.
Maria ơi, anh nhớ em và các con nhiều lắm. Anh sẽ
cố gắng làm việc chăm chỉ để dành tiền về nhà với
em. Anh nhớ những bữa ăn em nấu. Thỉnh thoảng
anh ngửi thấy mùi thức ăn Ý nhưng lại lẫn với mùi
thức ăn Hy Lạp và Mỹ.
Anh mệt quá, anh sẽ viết tiếp cho em vào ngày mai
nhé.
Anh nhớ em nhiều lắm.
Frank
Tại sao người ta quyết định mạo hiểm?
Khi tôi nghe câu hỏi này lần đầu tiên, tôi không
nghĩ ra nhiều điều mà mình sẽ mạo hiểm làm. Qua
lần nghiên cứu này, tôi thấy rằng nhiều người sẵn
sàng mạo hiểm trong khi có một số người lại
không. Những người có động lực thúc đẩy là
những niềm tin mãnh liệt. Qua Frank, tôi nhận
thấy rằng khi người ta có niềm tin mãnh liệt vào
điều gì đó như gia đình chẳng hạn, người ta có thể
sẵn sàng mạo hiểm như là rời bỏ quê hương đến
sống ở 1 đất nước khác.
Nguồn tài liệu:
Bách khoa toàn thư phiên bản 2001
Trang Web
www.historychannel.com/ellisisland/index2.html
Trang Web
http://library.thinkquest.org/20619/index.html
Những hình ảnh được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ
cho phép