Một Góc Buồn Vui Của Cuộc Đời - Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân

Download Report

Transcript Một Góc Buồn Vui Của Cuộc Đời - Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân

Slide 1

Một Góc Buồn Vui Của Cuộc Đời

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 2

Một Góc Buồn Vui Giữa Cuộc Đời
Tường Vi

Kỳ trước, tôi có đọc Chuyện Tâm Tình cuả bà An nào đó than phiền với Tường Vi, về ông
chồng khó tính, khó nết cuả bà. Chúng tôi thường thì ít khó tính hơn các bà, không tin cứ
hỏi mấy đứa con dâu thì biết, thường chúng nó chỉ than phiền bà má chồng nhiều chuyện
thôi, còn ít khi nào bố chồng chúng tôi bị ta thán lắm. Chúng tôi dễ tính và rộng lượng, thế
mà không hiểu sao lâu lâu lại bị thiên hạ mỉa mai: "Đau như bố vợ phải … đấm, hi hi hi”
Thôi bây giờ tôi kể chuyện cuả tôi cho có qua có lại, vì tôi là nạn nhân cuả cái "xương
sườn" mà hồi xưa Thượng Đế lưà khi Adam ngủ say, đã lấy ra để nặn thành một bà đặt tên
là Eve, rồi cứ thế ảnh hưởng mãi cho tới bây giờ, khổ ơi là khổ!

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 3

Chuyện cuả tôi như thế này, nghiã là bà nhà tôi bây giờ khó tính quá cỡ, nói gì bà ấy
cũng cãi cho bằng được, hơi một tý là nổi nóng lên, mồm năm miệng mười, trông thấy
mà phát ghét. Hồi đầu thì tôi nhịn, cho là chuyện đàn bà trẻ con, nhưng sau càng ngày
càng khó chịu, hễ hỏi tới là gắt. Có cái nữa rất kỳ cục, ngày xưa trước mặt các con, hay
bạn bè quen biết, dẫu vợ chồng có không đồng ý nhau chuyện gì, bà ấy cũng lặng thinh,
rồi sau đó có ngắt véo gì thì đợi lúc "tối lửa tắt đèn" dạy dỗ nhau. Bây giờ khiếp lắm,
bà ấy la lại tôi, miệng ong óng lên như sợ không làm thế là người ta không biết tôi "sợ"
bả. Lạy Trời, ngày xưa tôi cũng xuất thân từ Trường . . . chứ bộ, tôi lấy bà ấy vì bà hiền
ngoan như "con mèo ngái ngủ trên tay anh" (thơ Nguyên Sa), bây giờ bỗng dưng mà
thành sư tử hống Hà Đông, cái màu áo lụa Hà Đông dưới nắng Sài Gòn năm xưa nó êm
dịu, dễ thương khiến đàn ông chúng tôi si mê một cách dại dột, vậy mà bây giờ nó làm
tôi hãi quá, nên phải mượn ý thơ của nhà thơ Nguyên Sa, phỏng đại ra ít vần sau đây:

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 4

" Hôm nay nóng mà sao anh chợt rét,
Bởi vì em la hét thấy mà ghê,
Anh đã im không hó hé một lời,
Sao em cứ hầm hừ trông rất ớn
Những khi ấy mắt em nhìn rất “tợn”
Em chợt la, chợt mắng chẳng vì đâu,
Sao lên cơn mà chả bảo gì nhau,
Để anh chạy ra ngoài cho thoát nợ.
Anh đã chạy, mà sao em cứ đuổi,
Đôi chân run, mình ướt đẫm mồ hôi,
Miệng thì thào, anh van vỉ "Thôi, thôi"
Trời đang nắng, mà sao anh cứ rét.
Nếu ngày xưa , ừ ngày xưa nếu biết,
Tình đôi ta sẽ có lúc như vầy,
Thì anh thà xuống tóc để đi tu,
Nương cửa Phật cho đời anh đỡ khổ
Thôi em ạ, dù sao mình cũng lỡ,
Trói đời nhau đã mấy chục năm rồi,
Em cởi bớt cho đời anh dễ thở,
Tấm thân này giờ cũng đã hư hao
Rồi có lúc, đời chia ly đôi ngả,
Anh đường anh . . . mà em cũng đường em. . . "

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 5

Thôi tôi không dám viết tiếp đâu, bà con đọc thì cười hở mười cái răng, riêng tôi mới
là lãnh đủ. Nhưng kỳ ghê Tường Vi nhỉ, không biết cô với bà ấy, hai người cùng phái
tính tình có giống nhau không, chứ tôi sợ nhất cái tính nóng nảy cuả bả trong thời
gian vài năm nay. Đã vậy lại hay nghi ngờ đủ thứ, hễ nói chuyện với ai thuộc phái
đẹp, dù người ấy chẳng đẹp bao nhiêu, bà ấy ghét cay ghét đắng "người ta", về nhà
nhất định gán cho "người ta" trăm tính xấu. Bởi vậy khi đi đâu, thấy đàn bà con gái là
tôi né, không dám hỏi ai câu gì, chớ dám cười với ai một nụ cười duyên, tôi đã bị mấy
người quen gọi tôi là "ông già ó đâm" hay "thằng cha sợ vợ”. Vợ mình mình sợ, có gì
mà mắc cở, ở đời ai biết sợ vợ là nhà đó hạnh phúc. Nhưng sống như vậy thì có khác
gì "chết mà biết thở", tôi cầu ngày cầu đêm cho tôi chết quách đi cho rồi, để bả sống
một mình xem có thằng cha nào "anh hùng" nhào vô thì biết.

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 6

Tôi viết toàn sự thật, không dám nói dóc đâu. Bây giờ theo cô, đàn ông với đàn bà ai
dễ thương hơn ai, và nếu ai gặp hoàn cảnh như tôi thì sẽ ứng xử như thế nào? Tôi chỉ
muốn cạo đầu đi tu quách cho rồi, nhưng chỉ sợ bả cũng dám theo tới nơi lôi cổ về, ôi
thôi, chắc là :
" Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo"
Bây giờ dẫu có biến thành thông thì chắc bả cũng dám đem dao đốn về làm củi. Đến
lúc này tui mới nghiệm ra rằng : "tại sao đàn bà hễ mặc áo ngủ lại in hoa, còn đàn ông
tụi tui luôn luôn in sọc", thông minh như cô Tường Vi, chắc hiểu ra rồi? Xin cô nếu
có gặp tôi ngoài đường thì cũng coi như không biết, đừng hỏi han gì nhé, tôi sợ... lắm.
Thân mến chào cô

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 7

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 8

Tường Vi trả lời:
Thưa ông,
Đọc thư ông, Tường Vi cười chết được, chắc là bà con cũng sẽ " hở mười cái răng" ra
hết. Ông thuộc loại "Thờ Bà" có hạng đấy, nhưng mà lại dám viết thư để gửi cho
Tường Vi thì cũng là vẫn là anh hùng, còn can đảm lắm, dù gì cũng một thời vào sinh
ra tử phải không ông? Không biết ngày xưa ông có phải quan quyền gì không, nhưng
người ta có câu thơ thế này:
" Ra ngoài quan hét như Thần,
Về nhà Quan cứ bần thần . . . sợ Ma( ma này là Madame đấy ạ."
Chả biết ông nói thật hay nói đuà, nhưng nếu là chuyện thật thì sao? Nhưng đọc lại lá
thư cuả ông , Tường Vi cũng biết là có một thời ông cũng đã bám theo đuôi những tà
áo lụa Hà Đông, với cái nắng Sài Gòn trong một chiều thủ đô ông về phép. Tà áo lụa
ngày xưa nay đã nhầu với thời gian, với tuổi đời chồng chất, với những biến đổi về
tâm và sinh lý, để bỗng dưng ám ảnh ông đến mức ông muốn cạo đầu đi tu, hay chết
quách cho rồi.

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 9

Vì là chị em phụ nữ với nhau, nên có lẽ Tường Vi cũng hiểu được đôi chút về sự biến
đổi cuả người phụ nữ trong giai đọan này, để chuyển tiếp như một chiếc lá xanh mùa hè,
chịu bao nhiêu thay đổi của thời gian để một ngày lá thành ... lá úa mùa thu, mang theo
trong đời bao nhiêu giọt nước mắt mùa thu vì “đồng cam cộng khổ” với chồng con bao
nỗi đoạn trường. Có lẽ cơ thể và tâm lý cuả hai phái đều thay đổi, nhưng ở người đàn bà
lại rõ rệt hơn. Những bộ máy trong cơ thể đã xuống dốc, mạch máu không còn phừng
phừng yêu đời như xưa, mà nó lại phừng phừng kiểu khác, khiến đàn bà hay bị đỏ bừng
mặt ( không phải vì mắc cở đâu), còn mấy ông thì hay bị mấy chứng như tim, cao máu,
mệt mỏi, hay nhức đầu, cơ thể đau nhức tùm lum v.v...
Đại khái là như vậy, lúc này là ngươì ta biết mình nhiều nhất,(không ai biết ta bằng ta),
chính vì thế, người hiểu biết thì hay ăn chay, tu niệm, làm việc thiện, tập thiền để được
bình tâm đón nhận cái thay đổi nó đang từ từ tới. Còn có người lại "over" quá nhiều cho
những trạng thái biến chuyển này, mất bình tĩnh, hay cáu gắt, hay hờn ghen, hay "suy
bụng ta ra bụng người. ."

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 10

Tuy vậy, có người thì lại ... tự nhiên yêu đời quá xá, y như những cơn mưa tháng 10 còn
sót lại những trận mưa cuối muà xối xả đổ xuống nốt những hạt mưa cuối cùng. Họ cũng
hay mơ mộng, yêu đời, và cũng thơ thẩn lãng mạn, đó là hiện tượng tại sao họ hay làm
thơ, viết văn vào tuổi này, chú tâm qua vấn đề tinh thần nhiều hơn. Đó cũng là một
phương cách để giữ cho con người được quân bình tâm, sinh lý.
Những rối loạn đang xảy ra cho bà nhà, quả là bắt ông phải chịu thêm một gánh nặng cuối
đời không dễ chịu tý nào. Yêu nhau hồi đôi mươi, chia xẻ với nhau cũng nhiều những mơ
mộng, đắm say, rồi lúc nghèo túng hay vất vả xảy đến trong dòng đời, giờ đây, những
ngày còn lại ( không bao lâu nó sẽ trở lại bình thường). Ông cố tìm một phương cách hay
nhất là hai người cùng đi ra bên ngoài, có tiền thì đi du lịch, đi làm việc từ thiện, làm việc
xã hội, tìm tới những buổi tĩnh tâm, cầu nguyện, nơi nhà thờ hay chùa chiền, đi thăm con
cháu, tập thể thao, chống lại những suy thoái cuả cơ thể, tất cả những thay đổi cuả tâm
sinh lý sẽ dần dần lấy lại sự quân bình cuả nó.

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 11

Dĩ nhiên, cái già đến với đàn ông chậm hơn phụ nữ, ít thấy biểu hiện ra bên ngoài, còn
đàn bà thì rõ nét hơn, nhất là khi thấy chồng mình còn khoẻ mạnh, con cháu nó lớn lên
, cũng gây cho một vài cá biệt về tâm lý phụ nữ, khiến họ mang ít nhiều mặc cảm. Có
chút gì hơi buồn phiền, có chút gì hơi ganh tỵ, nghiã là đủ thứ hỗn hợp để làm cho sự
xuống dốc cuả con người càng thêm nặng nề hơn.
Tường Vi đọc thư biết là ông "lạc quan" nên viết thư cho Tường Vi để chọc cười thiên
hạ, còn bảo đàn ông hay đàn bà ai dễ thương hơn ai thì có lẽ ông chỉ cần nhớ câu này
"xấu đẹp tuỳ người đối diện" là hiểu liền. Trời sinh mỗi người mỗi tính, không ai
giống ai, có hợp bao nhiêu thì vẫn có cái không hợp, nhưng vì tình yêu hay tình
thương thì có thể hiểu nhau và hy sinh cho nhau để xáp lại gần nhau mà thôi. Nếu như
ông cho rằng mình là người hiểu biết, lại khoẻ mạnh tự tin hơn vợ, thì đây là giai đọan
ông áp dụng bài học tình cảm với bà là hay nhất, hiệu quả nhất.

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 12

Tiếp bà làm chút việc nặng nhọc trong nhà, như làm vườn, hút bụi nhà cửa, giặt quần áo,
rủ bà tập thể dục, đi ra bãi biển để tìm lại những phút vui đuà với sóng gió biển khơi
Hoặc có một điều khá quan trọng thuộc phạm vi tình cảm, biểu lộ vài cử chỉ yêu đương
mà có lẽ chả có thứ thuốc nào có thể làm cho người đàn bà dù ở lứa tuổi nào vẫn rất cần:
ngồi bên nhau để nói một lời săn sóc, khen chiếc áo bà mặc rất đẹp, món ăn bà nấu
ngon, hay mua cho bà một món quà ý nghiã trong ngày sinh nhật. Tường Vi thấy đa số
mấy ông hay quên ngày sinh nhật cuả vợ, quên ngày hai người đám cưới, nhắc nhau
những kỷ niệm xưa, có phải vậy không hở ông ?
Tường Vi biết được bao nhiêu thì trả lời bấy nhiêu, hy vọng là khi gặp Tường Vi, ông
vẫn có can đảm nở một nụ cười hấp dẫn, thế mới xứng là người được vợ ghen... vì yêu
chứ!
Thân mến,
Tường Vi.

NGUYÊN NHUNG thực hiện


Slide 13