Bác bỏ ngụy biện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn K30-Địa lý A.

Download Report

Transcript Bác bỏ ngụy biện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn K30-Địa lý A.

Bác bỏ ngụy biện
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
K30-Địa lý
A. Khái quát chung
Bác bỏ ngụy biện là dựa vào những tri
thức đã biết, những chứng cứ đã được
kiểm tra để thấy được, chỉ ra sự sai lầm,
thiếu cơ sở, sự cố ý vi phạm các quy
tắc logic trong suy luạn ngụy biện, cao
hơn nữa là đưa đến một suy luận có
tính đúng đắn hơn.
I. Chứng minh mệnh đề sai
a/ Chứng minh mệnh đề đó trái thực tế.
b/ Chứng minh mệnh đề phủ định của
mệnh đề đó đúng.
~A đúng => A sai
c/ Chứng minh trong các mệnh đề A, B,
C... chỉ có duy nhất một mệnh đề đúng.
d/ Chứng minh từ A rút ra được hệ quả B
nhưng B sai.
II. Chứng minh lập luận đưa đến
mệnh đề đó sai, thiếu cơ sở.
• Chỉ ra các luận cứ dùng trong phép
chứng minh không đáng tin cậy.
• Các quy tắc logic đã vi phạm khi chứng
minh.
• Khái miệm đã bị đánh tráo trong quá
trình chứng minh
Lưu ý
• Cách này không trọn vẹn vì người ta có
thể bổ sung lại bằng luận cứ xác đáng
hơn, chính xác hơn, sửa chữa lại cái
sai lầm logic.
B. Các loại bác bỏ ngụy biện.
I. Bác bỏ ngụy biện theo cấu trúc.
• Một chứng minh bao giờ cũng gồm 3 phần:
Luận đề
Luận cứ
Luận chứng
• Một trong 3 phần sai thì sẽ trở thành ngụy
biện. Như vậy ta có thể dựa vào các phương
pháp bác bỏ chỉ ra sai lầm vô ý hoặc cố ý
của nhà ngụy biện trong các phần trên để
bác bỏ mệnh đề ngụy biện đó.
=> Bác bỏ ngụy biện theo cấu trúc.
II. Bác bỏ ngụy biện theo thủ
pháp ngụy biện.
• Căn cứ vào thủ pháp, ta lại có 14 loại
ngụy biện cơ bản ( cụ thể hơn ), mỗi
loại ta sẽ có một phương pháp bác bỏ
riêng nhưng cơ bản thì cũng dựa trên
các quy tắc logic và các phương pháp
bác bỏ ngụy biện.
=> Bác bỏ theo thủ pháp ngụy biện ( làm
ngược lại những tủ pháp ngụy biện mà
nhà ngụy biện đã sử dụng)
1/ Bác bỏ ngụy biện dựa vào uy
tín cá nhân.
Loại ngụy biện này dựa vào uy tín của người
khác để thay cho dẫn chứng( luận cứ) của
mình. Làm như vậy chắc chắn là ngụy biện vì
uy tín của người đó cao nhưng chưa chắc
những gì người đó khẳng định là đúng. Nắm
được điều này ta có thể bác bỏ sự ngụy
biện kiểu này theo 2 trường hợp:
a/ Kết luận của mệnh đề ngụy
biện là sai.
Đưa ra một chứng cứ, lập luận chặt chẽ,
đảm bảo đúng để bác bỏ lập luận của
kết luận kia.
=> mệnh đề ngụy biện kia đã được bác
bỏ.
b/ Kết luận của ngụy biện là
đúng
Ta phải chứng minh không phải lúc nào
người giỏi cũng luôn đúng và người dở cũng
luôn sai. Họ điều là con người và ắt phải có
lúc họ phạm phải sai lầm, Do vậy ta không
thể sử dụng uy tín của họ mà làm luận cứ
được. Ta phải chứng minh dựa vào các lập
luận chính xác khác, có tính khoa học để lập
luận.
2/ Bác bỏ ngụy biện dựa vào
đám đông, dư luận.
• Kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện sử dụng
khả năng hùng biện của mình, lợi dụng
truyền thống, tình cảm, thói quen, quyền lợi
của đám đông để tranh thủ sự ủng hộ của
họ, tạo áp lực buộc người kia phải chấp
nhận quan điểm của mình. Kiểu ngụy biện
này cho rằng luận điểm đó đúng vì có nhiều
người đồng tình.
• Để bác bỏ, ta pải chứng minh rằng kết luận,
luận cứ, lập luận đó chưa đúng hoặc thiếu
cơ sở.
3/ Bác bỏ ngụy biện dựa vào sức
mạnh.
• Ở trường hợp này nhà ngụy biện đã sử
dụng sức mạnh để ép người khác tin
vào luận điểm của mình. Ở đây sức
mạnh chứ không phải tính đúng đắn
của luận điêm bắt người ta tin theo.
• Để bác bỏ, ta phải chỉ ra tính đúng đắn,
tính chân lý của vấn đề đó
4/ Bác bỏ ngụy biện đánh vào
tình cảm.
Theo thủ pháp này, nhà ngụy biện sử dụng
hoàn cảnh của mình để tác động vào lương
tâm, tình cảm, tâm lí của người nghe, gợi ở
họ lòng thương cảm, thương hại để được
công nhận là mình đúng
Để bác bỏ kiểu ngụy biện này, ta cần sáng
suốt, vững lòng, chứng minh ra rằng giữa
bản thân hoàn cảnh đó và những gì họ đang
mong muốn đạt được không hề có ảnh
hưởng gì đến nhau, chỉ rõ rằng đó chỉ là
ngụy biện.
5/ Bác bỏ ngụy biện bằng cách
đánh tráo luận đề.
Dựa vào thủ pháp mà nhà ngụy biên sử
dụng, ta có thể dễ dàng bác bỏ ngụy
biện kiểu này bằng cách chỉ ra sự
không tương đương nhau giữa 2 luận
đề, chỉ ra sự nguy biện trong lập luận
đó.
6/ Bác bỏ ngụy biện ngẫu nhiên.
_Nhà ngụy biện sử dụng một sự kiện ngẫu
nhiên nào đó, được nhà ngụy biện xem là có
tính quy luật.
_Trong trường hợp này, ta chỉ cần chỉ ra một
trường hợp thuộc sự kiện mà nhà ngụy biện
đã đưa ra nhưng có tính chất trái với các
quy luật mà nhà ngụy biện khẳng định để
bác bỏ cái luận điểm ngụy biện đó hoặc bác
bỏ lập luận để đưa đến kết luận đó.
7/ Bác bỏ ngụy biện đen - trắng.
Để bác bỏ ngụy biện kiểu này, ta sẽ chỉ
ra ngoài hai mặt đối lập mà nhà ngụy
biện nêu ra còn có các trường hợp
khác, khả năng khác...và do vậy, lập
luận, kết luận của nhà ngụy biện là
hoàn toàn vô nghĩa.
8/ Bác bỏ ngụy biện dựa vào
nhân quả sai.
a/Bác bỏ ngụy biện đánh đồng
nguyên nhân với nguyên cớ.
• Nhà ngụy biện đã đánh đống nguyên
cớ với nguyên nhân để biện minh cho
hành động của mình.
• Để bác bỏ ngụy biện loại này ta cần
phải xác định rõ đâu là nguyên nhân
thực sự, đâu là nguyên cớ để chỉ ra
tính chất ngụy biện, giả tạo, lừa bịp
trong lập luận của họ.
b/ Bác bỏ ngụy biên sau cái đó
vậy là cái đó.
• Trong mối quan hệ nhân quả thì nguyên
nhân báo giờ cũng xảy ra trước kết quả, tuy
nhiên như vậy không có nghĩa là một sự vật
hiện tượng xảy ra trước điều là nguyên nhân
của hiện tượng, sự vật xảy ra sau. Ngụy biện
sau cái đó vậy là cái đó là kiểu ngụy biện
trong đó khi thây hai sự kiện A, B xảy ra lần
lượt theo thời gian rồi cho rằng A là nguyên
nhân của B.
• Để bác bỏ ngụy biện này, ta chỉ cần chỉ
ra rằng giữa hai sự việc không có gì
liên quan đến nhau, không có lên hệ
với nhau, rằng nếu không có sự việc A
thì vẫn có thể có sự việc B, do vậy sự
việc A không là nguyên nhân của sự
việc B, chỉ ra rằng đó chỉ là sự trùng
hợp ngẫu nhiên.
9/ Bác bỏ ngụy biện dưa vào sự
kém cỏi.
• Thủ pháp mà nhà ngụy biện sử dụng ở đây
là căn cứ vào việc ai đó không chứng minh
được một đề, hoặc không tìm thấy một đối
tượng nào đó để khẳng định mệnh đề đó sai,
không tồn tại. Việc suy luận như vậy là thiếu
cơ sở và thiếu khoa học. Chúng ta không
biết không có nghĩa là nó sai mà là chúng ta
chưa đủ sức chứng minh là nó đúng hoặc
ngược lại.
• Để bác bỏ , ta cần phải chứng tỏ rằng trí tuệ
của loài người có giới hạn, do vậy không
phải hiện tượng, sự việc nào con người
cũng chứng minh được.
10/ Bác bỏ ngụy biện lập luận
vòng quanh.
• Để bác bỏ ngụy biện kiểu này, ta cần phải chỉ
ra sự thiếu đúng đắn trong các luận cứ
Thường thì ngụy biện băng thủ pháp này,
người ta thường chỉ đánh giá một trường
hợp mà bỏ qua rất nhiều khả năng khác. Một
cách khác để bác bỏ ngụy biện loại này là ta
hãy chỉ ra sự thiếu độc lập giữa luận cứ với
luận đề.
11/ Bác bỏ ngụy biện khái quát
hóa vội vã.
• Để bác bỏ ta cân chỉ ra các trường hợp
riêng khác của suy luận bị nhà ngụy
biện bỏ qua có giá trị trái ngược với kết
luận, hay chỉ ra một khẳng định khác
chắc chắn đúng trái với kết luận mà
nhà ngụy biện khẳng định.
12/ Bác bỏ ngụy biện sử dụng
thủ pháp câu hỏi phức hợp.
• Với thủ pháp này, nhà ngụy biện sẽ đưa ra
một câu hỏi trong đó chứa hai câu hỏi, và
yêu cầu một câu trả lời cho cả hai câu hỏi đó.
Đây cũng là một dạng ngụy biện vì nó đã bỏ
xót mất 2 trường hợp còn lại là hai câu hỏi
kia có hai giá trị trái ngược nhau. Và do vậy,
kết luận của kiểu lập luận này là không đáng
tin cậy.
• Để bác bỏ ta cần chỉ ra còn hai trường hợp
nữa là câu hỏi thứ nhất đúng và câu hỏi thứ
hai sai hoặc ngược lại.
13/ Bác bỏ ngụy biện sử dụng thủ
pháp suy luận có tính xác suất.
• Nhà ngụy biên sử dụng phương pháp
suy luận cho kết quả đúng với một xác
suất nhất định, nhưng lại coi đó là
khẳng định chắc chắn. Muốn bác bỏ
ngụy biện loại này ta chỉ cần chỉ ra một
trường hợp trái với các luận cứ của
nhà ngụy biện.
14/ Bác bỏ ngụy biện bằng diễn
đạt mập mờ:
• Với phương pháp ngụy biện kiểu này,
nhà ngụy biện cố tình hành văn một
cách mập mờ, sau đó gải thích theo ý
mình. Để bác bỏ, ta chỉ cần chỉ ra chỗ
mà nhà ngụy biện cố tình làm cho mập
mờ và thay bằng từ khác, nội dung
khác làm cho rõ nghĩa hơn.
Tóm lại:
• Phương pháp chung để bác bỏ ngụy biện là
làm ngược lại những thủ pháp mà nhà ngụy
biện đã sử dụng. Ví dụ, nhà ngụy biện hành
văn mập mờ thì ta đòi hỏi phải hành văn rõ
ràng hơn, nhà ngụy biện đánh tráo luận đề,
đánh tráo khái niệm thì ta đòi hỏi phải xác
định lại, định nghĩa lại khái niệm khi tranh
luận, nhà ngụy biện dùng luận cứ không
chân thực thì ta chỉ rõ ra điều đó...
• Một phương pháp nữa là nghiên cứu
thật nhiều các dạng ngụy biện và các ví
dụ ngụy biện để có thể nhận ra chúng
và bác bỏ.
• Nói chung, nắm được các quy tắc logic
thì ta sẽ dễ dàng vạch ra được sự ngụy
biện trong suy luận.
Nhóm thực hiện
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Trần Thị Nguyệt Anh
Phạm Thị Sương Châu
Phạm Thị Hằng
Đỗ Thành Long
Lâm Trung Kiên
Bá Trung Đông
Nguễn Văn Tiến
Nguễn Chí Bình
Trần Văn Lê
Hồ Thị Tố Hường
Nguyễn Thị Kim Phượng
Nguyễn Thị Minh Tâm
Lê Đình Linh