Powerpoint Slide Show

Download Report

Transcript Powerpoint Slide Show

Ga. 3, 13-17
SUY TÔN THÁNH GIÁ
Sưu Tập & PowerPoint: Nguyễn Xuân Hiếu
BÀN TAY PHẢI CỦA CHÚA GIÊSU
Tại một bàn thờ bên Tây Ban Nha, có một tượng
Thánh giá cổ rất đặc biệt. Cánh tay trái của Chúa
Giêsu vẫn còn đóng vào gỗ. Nhưng cánh tay mặt rời
ra và đưa về phía trước trong tư thế ban phép lành.
Nguồn gốc về cây Thánh giá này như sau: Một
hôm có tội nhân đến xưng tội với linh mục chánh xứ
ngay dưới cây Thánh giá này. Như thường lệ, mỗi
khi giải tôi cho một tôi nhân có quá nhiều tội nặng, vị
linh mục này thường tỏ ra rất nghiêm khắc. Người
ra việc đền tội nặng cũng ngư ngăm đe nhiều điều.
Tội nhân ra về cảm thấy nhẹ nhàng, nhưng tính nào
tật ấy, không bao lâu ngưồi ấy sa ngã lại. Lần này,
sau khi anh xưng thú tội lỗi, vị linh mục lại đe dọa
như sau:
“Đây là lần cuối cùng tôi giải tội cho ông”.
Nhiều tháng trôi qua, tội nhân lại đến quì dưới chân
linh mục cũng dưới cây Thánh giá và lại xin tha thứ một lần
nữa. Nhưng lần này vị linh mục đã dứt khoát. Người trả
lời:“Ông đừng có đùa với Chúa, tôi không thể ban phép giải
tội cho ông nữa”.
Nhưng lạ lùng thay, khi vị linh mục vừa khước từ tội nhân
thì ông bỗng nghe một tiếng thì thầm từ trên Thánh giá. Bàn
tay phải của Chúa Giêsu bỗng rút ra khỏi Thánh Giá và ban
phép lành cho hối nhân. Và vị linh mục nghe được tiếng thì
thầm ấy như sau:“Chính Ta là người đã đổ máu ra cho người
này chứ không phải ngươi”. Từ đó cánh tay phải của Chúa cứ
ở mãi trong tư thế ấy, như không ngừng mời gọi con người
đến để ban ơn tha thứ…
(Trích “Lẽ Sống”)
ĐÁM ĐÔNG DƯỚI CHÂN THÁNH GIÁ
Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của
danh họa Rembrandt, người Hòa Lan, sống vào
thế kỷ 17 đó là bức tranh“Ba thập giá”. Nhìn vào tác
phẩm ai cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa
thập giá của hai người bất lương, thập giá của
Chúa Giêsu trổi lên một cách ngạo nghễ. Dưới
chân thập giá là cả một đám đông mà gương mặt
nào cũng biểu lộ hân thù oán ghét. Tác giả như
muốn nói rằng không trừ một người nào mà không
dính líu vào việc đóng đanh Chúa Giêsu.
Nhìn kỹ vào đám đông, người ta thấy có một
gương mặt gần như mấ hút trong bóng tối, nhưg
một vài nét cũng đủ để cho các nhà chuyên môn
chuẩn đoán rằng
đó chính là khuôn mặt của danh họa Rembrandt. Tại
sao giữa đám đông của những kẻ đang đằng đằng sát
khí khi tham dự vào cuộc thảm sát Chúa Giêsu,
Rembrandt lại chen vào khuôn mặt của mình? Câu trả
lời duy nhất mà người ta có thể đề ra để giải thích về
sự hiện diện của tác giả giữa đám người lý hình: đó là ý
thức tội lỗi của chính ông. Rembrandt muốn thú nhận
rằng chính tội lỗi của ông đã đóng góp vào việc treo
Chúa Giêsu lên Thập giá. Và qua sư có mặt của ông, tác
giả cũng muốn nói với mỗi người chiêm ngắm bức
tranh rằng, họ cũng dự phần vào việc đóng đanh Chúa
Giêsu.
(Trích“Lẽ Sống”)
TA KHÔNG HỀ KẾT ÁN CON
Tại nhà thờ chính tòa Wurzburg trong miền
Baviec, Tây Đức, có một tượng Thánh giá rất nổi
tiếng được trạm trổ vào thế kỷ 14. Trên những
tượng thánh giá, thông thường đôi tay của Chúa
Giêsu giang ra và bị đóng đinh vào gỗ giá. Riêng
đôi tay của Chúa Giêsu trên tượng thánh giá tại
nhà thờ chính tòa Wurzburg thì lại khác hẳn: thay
vì được giang ra và bị đóng vào gỗ giá, hai cánh
tay của Chúa lại khoanh trước trái tim như thể
đang ôm vào lòng một người nào đó.
Người dân địa phương truyền tụng rằng trong
cuộc chiến tranh giữa Tin lành và Công giáo vào
giữa thế kỷ 17, một người lính chống Công giáo
đã vào nhà thờ này. Nhìn thấy trên đầu Chúa có
triều thiên bằng vàng, anh động lòng tham. Khi anh
vừa đưa tay tháo gỡ triều thiên, thì đôi cánh tay
đang bị đóng đanh của Chúa Giêsu bỗng được
tháo gỡ. Chúa Giêsu giang tay ôm trọn lấy anh vào
lòng, với tất cả trìu mến. Người lính chết lịm trong
vòng tay âu yếm của Chúa Giêsu. Người ta tìm
thấy xác của anh dưới chân thánh giá!
Kể từ ngày đó, hai cánh tay của Chúa Giêsu
không còn giang ra và bị đóng vào lỗ đinh nữa,
nhưng được khoanh trước trái tim trong tư thế
đang ôm chằm lấy một người nào đó.
Du khách nhìn lên thập giá đều có cảm tưởng
như ánh mắt của Chúa Giêsu nhìn mình và nghe
có tiếng thì thầm:“Ta không hề kết án con”.
KẺ THÁO ĐINH
Một họa sĩ nọ, thay vì vẽ lại chân dung của hai môn đệ của Chúa
Giêsu, đã chọn những khuôn mặt của thời đại ông. Và người
tháo đinh ra khỏi bàn chân của Chúa Giêsu không ai khác hơn là
chính ông. Khi được hỏi lý do tại sao ông tự đồng hóa mình với
một trong hai người môn đệ, họa sĩ đó đã giải thích như
sau:“Những người như tôi rất thường đóng đinh Chúa vào thập
giá. Và những đinh sắt tôi dùng để đóng đinh Chúa chính là tội lỗi
của tôi. Đã đến lúc, tôi cảm thấy cần phải tháo gỡ chiếc đinh của
tội lỗi ra khỏi thân xác của Người”… Nếu Đức Kitô vẫn tiếp tục
sống trong lịch sử con người, nếu Ngài tự đồng hóa với con
người, nhất là những kẻ khốn cùng, những kẻ thấp hèn nhất
trong xã hội, thì mỗi một lần chúng ta khước từ hay xúc phạm
đến người anh em là mỗi lần chúng ta chối bỏ Ngài và đóng đinh
Ngài vào thập giá. Qua mỗi người anh em của chúng ta, Chúa
Giêsu vẫn còn tiêp tục bị chối bỏ và chịu đóng đinh.
MÓN QUÀ VÔ GIÁ
Một người đàn bà giầu có đang hấp hối trên giường
bệnh. Trong tờ chúc thư để lại, bà kể tên của tất cả mọi
người thân thuộc xa gần sẽ hưởng gia tài của bà. Tuyệt
nhiên bà không hề đả động đến cô gái nghèo và trung
thành hầu hạ bà từng giây từng phút. Quà tặng duy
nhất mà bà tặng cho cô đó là một Thánh giá được bọc
thạch cao.
Cô gái nhận món quà nhưng lòng đầy cay đắng buồn
phiền. Cô tự nghĩ: mình đã trung thành phục vụ, hầu
hạ sớm hôm để rồi chỉ được món quà không ra gì.
Không còn đủ bình tĩnh để nuốt lấy từng giọt cay
đắng, buồn phiền, cô đã kéo thập giá xuống khỏi tường
mà ném tung trên sàn nhà. Cây thập giá vỡ tung và kìa,
trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả các mảnh vụn thoát ra
khỏi lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim cương óng
ánh.
Cô gái chỉ có thể hiểu được lòng tốt của người chủ khi
cô nhận ra giá trị của món quà. Lắm khi Thiên Chúa cũng
gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc
bằng hình thù của thập giá. Sự sần sù và dáng vẻ thê
thảm của thập giá làm ta không thể hiểu được lòng tốt
của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên
Chúa không bao giờ muốn điều dữ cho chúng ta. Tất cả
mọi sự xẩy đế cho chúng ta đều nhằm đưa chúng ta đến
nguồn hạnh phúc cao cả hơn.
CÂY THẬP GIÁ CỦA CON NẶNG
Thầy Napoleon kể câu truyện vui sau đây:
Một hôm Chúa Giêsu hiện ra cho hai trong số muôn
vàn môn đệ của Ngài và đem họ đến một đầu đường
trao cho mỗi người một cây thập giá giống nhau và nói:
Mỗi người chúng con hãy vác lấy thập giá này đi đến
cuối đường trước mặt, Ta sẽ đón các con ở đó. Nói
xong Chúa biến đi, hai đồ đệ bắt đầu vác lấy thập giá
mình. Người thứ nhất xem ra vác nhẹ nhàng, chân rảo
bước càng ngày càng nhanh, xem ra như không có vấn
đề gì cản trở hay gây phiền phức, nội trong ngày, anh
đã đến được cuối đường và gặp được Chúa Giêsu đứng
chờ sẵn ở đó. Người thứ hai mãi sang chiều ngày hôm
sau mới đi trọn con đường, cuối đường anh xem ra rất
mệt mỏi, không còn vác mà là kéo lê cây thập giá và
xem ra mỗi lúc càng nặng nề thêm hầu như gần kiệt
sức. Vừa gặp Chúa anh phàn nàn ngay: Chúa đối xử
bất công quá! Chúa cho con cây thập giá thật nặng,
còn anh kia thì Chúa cho cây thập giá nhẹ vì thế ảnh
đến trước con lâu như vậy. Gương mặt vui tươi của
Chúa bỗng trở nên nghiêm nghị. Chúa đáp: Này con!
Ta không xử bất công đâu. Hai cây thập giá giống nhau
và nặng như nhau, con đừng trách móc thập giá nặng
nhẹ. Nó trở nên nặng vì trong tâm hồn con ngay từ
đầu và trong suốt thời gian trên quãng đường Ta đã
chỉ, con luôn luôn than phiền trách móc thập giá
nặng. Và càng than phiền thì thập giá càng trở nên
nặng nề. Người bạn đồng hành của con đã đến trước
vì lúc nào tâm hồn anh cũng tràn đầy yêu thương.
Tình yêu làm cho thập giá trở nên nhẹ nhàng.
LẬY CHÚA GIÊSU
XIN CHO CHÚNG CON BIẾT
ĐÓN NHẬN THẬP GIÁ CHÚA
GỬI ĐẾN VỚI NIỀM TIN
VỮNG RẰNG CHỈ QUA
THANH LUYỆN CỦA ĐAU
KHỔ, CHÚNG CON MỚI CÓ
THỂ ĐƯỢC MỖI NGÀY MỘT
NÊN ĐỒNG HÌNH VỚI CHÚA
HƠN.