Số nhân chi tiêu

Download Report

Transcript Số nhân chi tiêu

Nội dung môn học






Bài 1: Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô, cách
đo lường các biến số vĩ mô cơ bản
Bài 2: Tăng trưởng kinh tế
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
Bài 5: Thất nghiệp, lạm phát
Bài 6: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Tài liệu tham khảo
1 Nguyễn Văn Công, Nguyên lý kinh tế vĩ mô, NXB
Lao động (Lý thuyết + Bài tập)
2 Vũ Đình Bách (chủ biên), Kinh tế học vĩ mô, NXB
Giáo dục
3 Gregory Mankiw, Principles of Economics, 3rd , Worth
Publishers
Gregory Mankiw, Macroeconomics, 7th , Worth
Publishers
Bài 1 Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô
cách đo lường các biến số vĩ mô cơ bản
I Tổng quan về kinh tế vĩ mô
1 Khái niệm
Kinh tế vĩ mô: là môn học nghiên cứu quá
trình ra đưa ra lựa chọn của cả nền kinh tế
khi đối mặt với sự khan hiếm
Kinh tế vĩ mô: là môn học nghiên cứu hoạt
động tổng thể của cả nền kinh tế.
Đâu là vấn đề nghiên cứu của kinh tế vĩ mô,
kinh tế vi mô?
1 Hãng FPT có nên đầu tư vào công nghệ sản
xuất máy tính hay không?
2 Ảnh hưởng của tăng giá xăng tới doanh thu
của ngành vận tải?
3 Chi phí đầu vào tăng có làm tăng CPI trong
thời gian tới?
4 Năng suất lao động ảnh hưởng ra sao tới
GDP?
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
a Đối tượng
Kinh tế vĩ mô tập trung vào 4 vấn đề quan trọng
+ Mức sản lượng - tăng trưởng kinh tế - chu kỳ
kinh doanh
+ Mức giá chung - lạm phát
+ Thất nghiệp – phúc lợi xã hội
+ Thương mại quốc tế - cán cân thanh toán (cán
cân thương mại) - tỷ giá hối đoái
Các câu hỏi liên quan đến 4 vấn đề trên là những
câu hỏi trọng tâm mà kinh tế vĩ mô tìm cách
giải quyết
b Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trừu tượng hóa: đặt ra các giả
định hợp lý, đơn giản hóa thực tế bằng các
mô hình kinh tế
- Phương pháp phân tích cân bằng tổng thể
(General Equilibrium) do L.Walras (1834-1910)
phát triển từ năm 1874 với tác phẩm: “Elements
d’economic Politque Pure (1874-1877)”: xem
xét cân bằng đồng thời ở tất cả các thị trường
-
Phương pháp toán học: diễn đạt các nguyên
lý kinh tế dưới dạng phương trình toán học
(kinh tế lượng)
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
Theo P.A.Samuelson mô tả hệ thống kinh tế vĩ mô
bao gồm 3 yếu tố: đầu vào, hộp đen kinh tế, đầu ra
Đầu vào
- Những tác động từ bên ngoài, bao gồm chủ yếu các
biến số phi kinh tế: Thời tiết, dân số, chiến
tranh...(biến ngoại sinh)
- Những tác động chính sách, bao gồm các công cụ
của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ
mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước (biến nội
sinh)
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
Hộp đen kinh tế: yếu tố trung tâm của hệ thống, hoạt động của
hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng đầu ra. Hai
lực lượng quyết định hoạt động của hộp đen là: tổng cầu,
tổng cung
- Tổng cầu là tổng sản lượng trong nước mà các tác nhân kinh
tế (hộ gia đình, hãng, chính phủ, người nước ngoài) sẵn
sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá nhất định.
Các yếu tố tác động đến tổng cầu bao gồm giá cả (di chuyển dọc),
thu nhập, lãi suất, niềm tin vào nền kinh tế...(dịch chuyển)
- Tổng cung là tổng sản lượng trong nước mà các doanh
nghiệp sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại mỗi mức giá
nhất định.
Các yếu tố tác động đến tổng cung bao gồm giá cả (di chuyển dọc)
lao động, tài nguyên thiên nhiên, lượng tư bản đầu tư, khoa học
công nghệ...(dịch chuyển)
Cân bằng cung-cầu của tổng thể nền kinh tế
Mô hình AD-AS
P
AS
P0
Y0
AD Y
Điều gì xảy ra với sản lượng cân bằng và mức giá cả
chung của nền kinh tế khi
+ Thuế tăng lên
+ Hộ gia đình, các hãng lạc quan vào nền kinh tế
+ Lãi suất giảm
+ Nền kinh tế có nhiều lao động hơn
+ Giá điện, nước, xăng dầu tăng cao
3 Hệ thống kinh tế vĩ mô
Đầu ra
- Sản lượng
-
Việc làm
-
Mức giá cả
-
Xuất nhập khẩu
4 Mục tiêu và công cụ điều tiết của chính phủ
trong kinh tế vĩ mô
Mục tiêu
+ Mục tiêu sản lượng: đạt được sản lượng thực tế cao,
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và vững chắc.
+ Mục tiêu việc làm: tạo được càng nhiều việc làm càng
tốt, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
+ Mục tiêu ổn định giá cả: hạ thấp và kiểm soát được
lạm phát trong điều kiện thị trường tự do
+ Mục tiêu kinh tế đối ngoại: ổn định tỷ giá hối đoái,
cân bằng cán cân thanh toán
+ Mục tiêu công bằng: phân phối thu nhập công bằng,
hạn chế bất bình đẳng trong xã hội
-
4 Mục tiêu và công cụ điều tiết của chính phủ
trong kinh tế vĩ mô
- Chính sách
+ Chính sách tài khóa: là những chính sách tác động đến
chi tiêu chính phủ và nguồn thu từ thuế
+ Chính sách tiền tệ: là những chính sách tác động đến
lượng cung tiền và lãi suất từ đó điều tiết đầu tư tư
nhân hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc
làm mong muốn
4 Mục tiêu và công cụ điều tiết của chính phủ
trong kinh tế vĩ mô
+ Chính sách thu nhập: là những biện pháp mà chính
phủ sử dụng để tác động đến tiền công, giá cả nhằm
kiềm chế lạm phát (duy trì mức thu nhập thực tế của
người dân) và phân phối thu nhập toàn xã hội một
cách công bằng hơn
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: là những biện pháp mà
chính phủ sử dụng để giữ cho thị trường hối đoái cân
bằng, cùng với các quy định về hàng rào thuế quan,
phi thuế quan tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
II Các biến số vĩ mô cơ bản
1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
a Khái niệm
GDP là “tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một
quốc gia tại một thời kỳ nhất định”
Các thuật ngữ cần chú ý:
+ “giá trị thị trường”
+ “của tất cả”
+ “hàng hóa và dịch vụ”
+ “cuối cùng”
+ “được sản xuất ra”
+ “trong một quốc gia”
+ “tại một thời kỳ nhất định”
b Phương pháp đo lường
Mô hình chu chuyển tiền-hàng trong nền kinh tế giản đơn
*Phương pháp chi tiêu (expenditure method)
GDP (AE) = C + I + G + X – IM
= C + I + G + NX
Trong đó:
+ C (consumption) là chi tiêu của hộ gia đình bao
gồm chi tiêu cho: hàng hóa lâu bền (durable goods)
hàng hóa không lâu bền (nondurable goods) và dịch
vụ (services)
+ I (investment) là tổng đầu tư trong nước của khu
vực tư nhân. I bao gồm đầu tư của các hãng
(nonresidential investment) cho tư bản hiên vật mới
(nhà xưởng, máy móc, công cụ) (fixed investment)
cộng với hàng tồn kho (inventory investment) và đầu
tư của hộ gia đình cho nhà ở mới (residential
investment)
+ G (government purchases) là chi tiêu của chính phủ
cho hàng hóa và dịch vụ. G không bao gồm các khoản
chuyển giao thu nhập
+ NX (net export) là giá trị xuất khẩu ròng. NX bằng
tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trừ đi
tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu
*Phương pháp thu nhập/chi phí (income method)
Các khoản thu nhập theo yếu tố (factor income)
Dep (khấu hao)
Te (thuế gián thu ròng)
W (lương)
Doanh thu
(GDP)
i (tiền lãi)
R (tiền thuê)
OI (thu nhập của chủ sở hữu)
Pr (lợi nhuận chưa phân phối)
Như vậy
GDP (AI) = W + i + R + OI + Pr + Te + Dep
* Phương pháp sản xuất/giá trị gia tăng (production/
value added method)
- Giá trị gia tăng (Value Added, VA) là giá trị sản
lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (doanh
thu) trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian mua từ các
doanh nghiệp khác (chi phí nguyên vật liệu).
- Phương pháp này có thể được dùng để đo lường
đóng góp của từng ngành vào GDP
GDP =  VA c¸c ngµnh
=> GDP = VAT/thuÕ suÊt
GTGT
Trang trại trồng
VA của trang trại cà
cà phê
phê
Doanh nghiệp chế
biến cà phê
Doanh nghiệp bán
buôn
Giá trị cà phê nhân
VA của DN chế biến
cà phê
Giá trị cà phê theo giá bán buôn sản xuất
VA của DN bán buôn
Doanh nghiệp bán
lẻ và nhà hàng
Giá trị cà phê theo giá bán buôn thương mại
VA của DN bán lẻ
giải khát
Người tiêu dùng
Giá trị cà phê theo giá bán lẻ Chi tiêu cuối cùng cho cà phê (GDP ngành cà phe tính theo
VA)
c Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác
Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National ProductGNP) là tổng thu nhập do công dân của một nước tạo ra.
GNP = GDP + NFA
trong đó NFA/NFIA là thu nhập yếu tố ròng từ nước
ngoài (net factor income from abroad) hay chênh lệch
giữa thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoài
và thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở trong nước
(ngoài ra người ta còn sử dụng các thuật ngữ tương
đương với GDP là GDI tổng thu nhập quốc nội, GNP là
GNI tổng thu nhập quốc dân)
c Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác
- Sản phẩm quốc dân ròng (Net national productNNP) bằng GNP trừ đi khấu hao
NNP = GNP – Dep
(ngoài ra người ta còn sử dụng thuật ngữ tương đương
NNI thu nhập quốc dân ròng; nếu sử dụng GDP ta có
NDP = GDP - Dep)
Thu nhập quốc dân (National income-NI) bằng
NNP trừ thuế gián thu ròng.
NI = NNP – Te
-
c Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác
- Thu nhập cá nhân (Personal Income – PI) là
khoản thu nhập mà các hộ gia đình nhận dược từ các
doanh nghiệp cho các dịch vụ yếu tố và từ các chương
trình trợ cấp của chính phủ về phúc lợi và bảo hiểm
xã hội cộng với lợi tức từ trái phiếu chính phủ.
- Thu nhập khả dụng (Disposable Income – Yd)
bằng thu nhập cá nhân trừ thuế thu nhập cá nhân và
các khoản phí ngoài thuế phải nộp cho chính phủ,ví
dụ: lệ phí giao thông...
d GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều
chỉnh GDP
* GDP danh nghĩa
GDP danh nghĩa (nominal GDP) là giá trị sản
lượng hàng hóa và dịch vụ tính theo giá hiện hành hay
là tổng của lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
ra trong một năm nhân với giá của các hàng hóa và
dịch vụ ấy trong năm đó
d GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều
chỉnh GDP
* GDP thực tế
GDP thực tế (real GDP) là giá trị sản lượng hàng
hóa và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được tính
theo mức giá cố định của 1 năm được chọn làm năm
cơ sở hay là tổng của lượng hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định
của các hàng hóa và dịch vụ ấy trong năm cơ sở (năm
gốc)
d GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều
chỉnh GDP
* Chỉ số điều chỉnh GDP (Deflator GDP - DGDP)
Nguồn: Tổng cục thống kê
e GDP và phúc lợi kinh tế ròng (NEW - net economic
welfare)
Những thiếu sót của GDP khi đo lường tổng sản lượng
- Sản xuất tự cung tự cấp của hộ gia đình
- Nền kinh tế ngầm: có 3 lí do để cá nhân và các hãng
không công khai hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ
của mình: hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp; tránh trả
thuế cho thu nhập mà họ nhận được; tránh những quy
định của chính phủ.
e GDP và phúc lợi kinh tế ròng (NEW – net economics
welfare)
Những thiếu sót của GDP khi đo lường mức sống hay phúc lợi
xã hội (một cách tổng thể)
- Giá trị của nghỉ ngơi chưa đưa vào trong tính toán GDP
- GDP không điều chỉnh những đầu ra có hại như ô nhiễm môi
trường hay các ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình sản xuất
- GDP không điều chỉnh thay đổi trong số lượng tội phạm và
các vấn đề xã hội khác (tỷ lệ ly dị, tình trạng nghiện thuốc)
- GDP đo lường kích cỡ của chiếc bánh nhưng không chỉ ra
cách chia chiếc bánh cho công bằng
e GDP và phúc lợi kinh tế ròng
Để phản ánh được chính xác mức sống của người dân chúng
ta cộng vào GDP (GNP) giá trị của thời gian nghỉ ngơi, giá
trị của hàng hóa tự cung tự cấp và giá trị do nền kinh tế
ngầm tạo ra trừ đi những sản phẩm đầu ra độc hại. Kết quả
chúng ta có được phúc lợi kinh tế ròng NEW.
Ngoài ra người ta còn sử dụng các chỉ số Human
Development Index (HDI), Index of Sustainable Economic
Welfare (ISEW), Genuine Progress Indicator (GPI), gross
national happiness (GNH), sustainable national income
(SNI), Green National Product để đo lường một cách toàn
diện phúc lợi kinh tế của một quốc gia
2 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
a Khái niệm
Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số đo lường mức giá
trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người
tiêu dùng điển hình mua.
Các thuật ngữ cần chú ý
+ “mức giá trung bình”
+ “giỏ hàng hóa và dịch vụ”
+ “một người tiêu dùng điển hình”
b Phương pháp đo lường
Bước 1 Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho
năm cơ sở : thực tế người ta hay sử dụng quyền số
là tỷ trọng chi tiêu của từng mặt hàng trong giỏ
Bước 2 Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ
hàng cố định cho các năm:
Bước 3 Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá
thay đổi ở các năm
b Phương pháp đo lường
Bước 4 Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm
Bước 5 Tính tỷ lệ lạm phát
II Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Người ta cũng có thể tính tỷ lệ lạm phát bằng cách sử
dụng DGDP
Ngoài CPI, trên thế giới còn rất nhiều chỉ số khác để đo
lường mức độ tăng giá (tỷ lệ lạm phát)
- Ở Anh sử dụng chỉ số giá bán lẻ RPI (retail price index)
- Ở Mỹ sử dụng chỉ số giá sản xuất PPI (producer price
index); CRB index đo lường giá cả chung của 22 nguyên
vật liệu quan trọng; PCE (personal consumption
expenditure price index) chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá
nhân
c Những vấn đề phát sinh khi đo lường CPI
- Vấn đề thứ nhất được gọi là độ lệch thay thế
- Vấn đề thứ hai phát sinh đối với chỉ số giá tiêu dùng
là sự xuất hiện những hàng hóa mới
-Vấn đề thứ ba gắn với CPI là sự thay đổi không
lượng hóa được của chất lượng
CPI thường đánh giá lạm phát cao hơn lạm phát thực
tế khoảng 1%/năm
d So sánh CPI và chỉ số điều chỉnh GDP
-Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của mọi hàng hóa và
dịch vụ được sản xuất trong nước, trong khi chỉ số giá tiêu
dùng phản ánh giá của mọi hàng hóa và dịch vụ được
người tiêu dùng mua
-Giỏ
hàng hóa và dịch vụ trong CPI là cố định trong một
khoảng thời gian, còn hàng hóa và dịch vụ của chỉ số điều
chỉnh GDP thay đổi qua từng năm
Để khắc phục hạn chế của CPI, FED đưa ra chỉ số PCE
thực chất là DGDP đã loại bỏ những hàng hóa và dịch vụ
không được người tiêu dùng điển hình mua và sử dụng chỉ
số này để tính lạm phát nhiều hơn từ năm 2008.
d So sánh CPI và chỉ số điều chỉnh GDP
d Vận dụng CPI vào trong thực tiễn
- Giá trị đồng tiền tại các thời điểm khác nhau là khác
nhau hay sức mua của đồng tiền tại các thời điểm khác
nhau là khác nhau → khi so sánh giá trị tính bằng tiền tại
các thời điểm khác nhau phải quy về cùng 1 năm cơ sở
- Điều chỉnh các biến danh nghĩa: tiền lương danh nghĩa
và tiền lương thực tế; lãi suất thực tế, lãi suất danh nghĩa
VD: năm 1993 lương tối thiểu là 120.000 đồng; năm 2003
lương tối thiểu là 290.000 đồng; 1/1/2008 lương tối thiểu
là 540.000 đồng; 1/5/2009 lương tối thiểu lên 650.000
đồng
Mối quan hệ giữa lãi suất thực tế (r) với lãi suất danh
nghĩa (i): r = i - π
10 bộ phim có doanh thu lớn nhất mọi thời đại
Bài 2 Tăng trưởng kinh tế
I Khái niệm, phương pháp đo lường và ý
nghĩa của tăng trưởng kinh tế
1 Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu
nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian
nhất định
Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là
sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo
ra theo thời gian
Phân biệt khái niệm tăng trưởng kinh tế và
phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế có nội hàm rộng hơn tăng trưởng
kinh tế. Phát triển kinh tế bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại
- Đảm bảo công bằng xã hội
Như vậy, nếu coi tăng trưởng kinh tế là biến đổi về
lượng thì phát triển kinh tế là sự biến đổi về chất
của nền kinh tế.
2 Phương pháp đo lường
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
-
Tốc độ tăng trưởng tương đối
Vì tốc độ tăng trưởng kinh tế đo lường sự gia
tăng của mức sản xuất, là một biến thực tế
nên đo lường g chúng ta sử dụng GDP thực
tế
2 Phương pháp đo lường
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được coi là phản
ánh gần đúng nhất mức độ cải thiện mức
sống của người dân đó là sử dụng GDP thực
tế bình quân đầu người để tính toán
Với yt là GDP thực tế bình quân đầu người
năm t
2 Phương pháp đo lường
- Tốc độ tăng trưởng bình quân trong kỳ
Bài tập
1) GDP Việt Nam năm 2008 là 80 tỷ USD. Tốc
độ tăng trưởng bình quân 5 năm tới dự tính
là 5%/năm. Hỏi GDP năm 2013.
2)Việt Nam năm 2000 có GDP bình quân đầu
người là 500 USD. Năm 2010 có GDP bình
quân đầu người là 1000 USD. Tính tốc độ
tăng trưởng bình quân
3) Việt Nam năm 2000 có GDP bình quân đầu
người là 500 USD. Với tốc độ tăng trưởng
bình quân là 8%/năm thì bao lâu GDP bình
quân đầu người của Việt Nam tăng lên gấp
đôi
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt
Nam từ năm 1986 đến nay
3 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập
của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất
lượng cuộc sống của cộng đồng được cải
thiện
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết
công ăn, việc làm, giảm thất nghiệp (Quy
luật Okun: GDP thực tế tăng 2,5% so với
GDP tiềm năng thì tỉ lệ thất nghiệp giảm đi
1%)
3 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
-
Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để
củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ
chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của
nhà nước đối với xã hội
-
Đối với các nước chậm phát triển như nước
ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên
quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh
tế so với các nước đã phát triển.
II Các yếu tố quyết định tăng trưởng trong
dài hạn
Nền kinh tế Cruso: Cruso một mình lạc trên đảo
hoảng, thức ăn duy nhất mà anh ta kiếm được là
cá. Lượng cá mà anh ta kiếm được hàng ngày
càng tăng lên thì đời sống của anh càng sung
túc. Vậy lượng cá mà Cruso kiếm được phụ
thuộc vào ?
+ Khu vực mà Cruso bắt cá có nhiều cá hay không
+ Anh ta có thêm người phụ giúp hay không
+ Anh ta có nhiều lưới, cần câu hay không
+ Công nghệ bắt cá của anh ta có được cải tiến
hay không
II Các yếu tố quyết định tăng trưởng
trong dài hạn
1 Các yếu tố kinh tế
-
-
Nguồn nhân lực (L)
Nguồn tài nguyên thiên nhiên (R)
Tư bản/vốn (K)
Khoa học công nghệ (T)
Trong các nghiên cứu hiện đại thì R được đưa vào
trong K còn T được đại diện bởi TFP (total
factor productivity) - năng suất nhân tố tổng
hợp. Và thực chất ẩn đằng sau 4 yếu tố kinh tế
kể trên đó chính là năng suất lao động
II Các yếu tố quyết định tăng trưởng
trong dài hạn
2 Các yếu tố phi kinh tế
- Văn hóa – xã hội
- Các thể chế chính trị
- Dân tộc và tôn giáo
- Sự tham gia của cộng đồng
- Nhà nước và khung phổ pháp lý
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
1 Lý thuyết cổ điển
Lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế bao gồm
các nhà kinh tế tiêu biểu: Adam Smith,
R.Malthus, David Ricardo
Các nhà kinh tế cổ điển nhấn mạnh đến vai trò
quan trọng của nguồn lực tự nhiên (như đất đai)
trong tăng trưởng kinh tế
Y
Y*
R = R0
K,L
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
2 Lý thuyết trường phái Keynes. Mô hình
Harrod-Domar
Khi cuộc Đại khủng hoảng kinh tế xảy ra (1929-1933)
lý thuyết cổ điển tỏ ra bất lực trong việc giải thích
những hiện tượng kinh tế lúc bấy giờ như mức sản
lượng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài.
Bên cạnh đó các thành tựu về khoa học kỹ thuật như
máy kéo, phân bón thuốc trừ sâu, kỹ thuật thâm canh,
giống cây mới…. giúp cho sản lượng nông nghiệp
tăng lên nhanh chóng nên với lượng đất đai “có hạn”
lương thực thực phẩm vẫn đủ cung cấp cho mọi người
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
2 Lý thuyết trường phái Keynes. Mô hình
Harrod-Domar
Tác phẩm Lí thuyết tổng quát về việc làm , lãi
suất và tiền tệ (The General Theory of
Employment, Interest and Money) của John
Maynard Keynes (1883 – 1946) được xuất bản
vào năm 1936 đã nhấn mạnh các nền kinh tế
hiện đại cần các chính sách chính phủ chủ động
để quản lí và duy trì tăng trưởng kinh tế. Điều
này đi ngược lại quan điểm của trường phái cổ
điển về tăng trưởng kinh tế tự do không cần sự
can thiệp của nhà nước.
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
Dựa trên phương pháp luận của Keynes, hai
nhà kinh tế học Harrod và Domar đã đưa ra
mô hình tăng trưởng kinh tế như sau:
Ta có St = It (tiết kiệm luôn bằng đầu tư)
It = ∆K (đầu tư năm t bằng lượng tư bản
hiện vật gia tăng trong năm t)
Tốc độ tăng trưởng:
=
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
Vì It = St nên It/Yt = St/Yt
Nếu gọi St/Yt = s tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế
It/∆Y = ∆K/∆Y = k là tỷ số gia tăng
giữa vốn-đầu ra (hệ số ICOR_incremental
capital-output ratio)
Ta sẽ có g = s/k
Hệ số ICOR cho biết để tăng thêm 1 đồng sản
lượng cần đầu tư thêm bao nhiêu đồng vốn
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
Kết luận rút ra từ mô hình Harrod-Domar
+ tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm và
tỷ lệ nghịch với k
+ vì k thường cố định trong một thời kỳ, để điều chỉnh g
chúng ta chỉ cần điều chỉnh s
+ sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng trong
tương lai
Nhược điểm của mô hình
Quá đơn giản hóa mối quan hệ giữa tích lũy tư bản (K) và
tăng trưởng kinh tế (g) bỏ qua các yếu tố quan trọng như
khấu hao, tiến bộ công nghệ.
Như vậy lý thuyết trường phái Keynes nhấn mạnh đến vai trò
của tư bản/vốn (K) đối với tăng trưởng kinh tế
Hệ số ICOR của Việt Nam
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
3 Lý thuyết tân cổ điển
Mô hình Solow – Swan (mô hình Solow)
* Hàm sản xuất
Y = f (K, L)
Giả sử hiệu suất của nền kinh tế không đổi
theo quy mô nên
hay Y/L = f(K/L)
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
trong đó y=Y/L là sản lượng trên một công nhân;
k=K/L là lượng tư bản trang bị cho một công
nhân
* Mối quan hệ giữa y và k được biểu diễn qua
hình đồ thị
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
3 Lý thuyết tân cổ điển
Nhận xét:
+ hàm sản xuất dốc lên từ trái sang phải: y và k
có mối quan hệ đồng biến (dương) nghĩa là k
tăng-gia tăng tư bản theo chiều sâu thì y tăng
+ độ dốc của hàm sản xuất giảm dần: k tăng thì
y tăng nhưng tốc độ tăng chậm dần và đến
một lúc nào đó k tăng y sẽ không tăng nữa
(điểm dừng của nền kinh tế)
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
3 Lý thuyết tân cổ điển
? Tại sao y lại tăng nhưng với tốc độ chậm
dần
? Làm thế nào để nền kinh tế vượt qua điểm
dừng
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
3 Lý thuyết tân cổ điển
Trả lời1: Quy luật lợi tức cận biên giảm
dần (the law of diminishing marginal
return)
Quy luật này cho thấy khối lượng đầu ra có
thêm sẽ ngày càng giảm, khi liên tiếp tăng
thêm những đơn vị bằng nhau của một
đầu vào biến đổi (lao động) với điều kiện
số lượng đầu vào khác như (đất đai, máy
móc) giữ cố định
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
3 Lý thuyết tân cổ điển
Quy luật lợi tức cận biên giảm dần
Lí do
+ vì mọi nguồn lực đều khan hiếm nên các đơn vị
nguồn lực thêm vào sau có chi phí cơ hội tăng
dần, nghĩa là năng suất của các nguồn lực này
giảm so với các đơn vị ban đầu
+ với một yếu tố ban đầu không đổi càng càng
nhiều nguồn lực tăng thêm sử dụng yếu tố này
đến một lúc nào đó sẽ dẫn tới tình trạng sử dụng
chồng chéo, phi hiệu quả
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
3 Lý thuyết tân cổ điển
Trả lời 2: Tiến bộ khoa học công nghệ và tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn
Như vậy lý thuyết tân cổ điển nhấn mạnh đến vai trò
của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
3 Lý thuyết tân cổ điển
Ngoài ra mô hình Solow còn dự đoán một hiện tượng
thú vị khác đó là hiệu ứng đuổi kịp giữa các nền kinh
tế.
Hiệu ứng đuổi kịp: hai nền kinh tế có xuất phát điểm
khác nhau nhưng nếu có chung tỷ lệ tiết kiệm và tốc
độ phát triển khoa học kỹ thuật thì sau một thời gian
hai nền kinh tế sẽ có quy mô tương đương (giống như
cuộc chạy đua giữa thỏ và rùa)
Cơ sở: k thấp thì y tăng nhiều (tăng trưởng cao); k lớn
thì y tăng ít (tăng trưởng thấp) và quy tắc 70 cho biết
chênh lệch vài % tăng trưởng sẽ dẫn tới chênh lệch lớn
về quy mô nền kinh tế trong dài hạn
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
4 Lý thuyết hiện đại
Lý thuyết tân cổ điển cho biết để có tăng
trưởng trong dài hạn thì phải có tiến bộ công
nghệ nhưng lại không chỉ ra các yếu tố quyết
định tiến bộ công nghệ (coi đây là yếu tố
ngoại sinh); các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
sau này cố gắng đưa tiến bộ công nghệ vào
trong mô hình (yếu tố nội sinh) để xem điều
gì quyết định tiến bộ công nghệ
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
4 Lý thuyết hiện đại
Paul Romer một nhà kinh tế học người Mỹ đã đưa
ra lý thuyết tăng trưởng kinh tế trong đó tiến bộ
công nghệ được quyết định bởi vốn tri thức mà
vốn tri thức lại phụ thuộc vào hoạt động đầu tư
cho lĩnh vực R&D của nền kinh tế.
Ông chỉ ra vốn tri thức là một loại vốn đặc biệt.
Xét trên giác độ vi mô thì nó có lợi tức giảm dần
(giống các loại hình vốn vật chất khác) nhưng
xét trên giác độ vĩ mô thì nó có lợi tức tăng dần
theo quy mô
III Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
4 Lý thuyết hiện đại
Vì các hãng không sẵn lòng đầu tư lắm cho
hoạt động R&D nên chính phủ cần phải thực
hiện các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động
này
+ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
+ Trợ cấp cho hoạt động R&D
+ Trợ cấp cho giáo dục
(giáo dục là quốc sách hàng đầu)
IV Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế
1 Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
trong nước
2 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
3 Chính sách về vốn nhân lực
4 Xác định quyền sở hữu tài sản và ổn định
chính trị
5 Chinh sách mở cửa nền kinh tế
6 Chính sách kiểm soát tăng dân số
7 Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới
World economic growth rate
Bài 3 Tổng cầu và chính sách tài khóa
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
Ý tưởng chính
Trong bất cứ một năm cụ thể nào, thì mức GDP
thực tế sẽ được xác định phần lớn bởi mức chi
tiêu của cả nền kinh tế
Giả định quan trọng
- P,w không thay đổi
- Nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng
→ AS nằm ngang, AD quyết định mức sản
lượng của nền kinh tế
- Không xét ảnh hưởng của thị trường tiền tệ tới
thị trường hàng hóa
Nền kinh tế khi còn nhiều nguồn lực chưa
được sử dụng
P
AD1
P*
AD2
SRAS
Y
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
1 Các thành phần trong tổng chi tiêu dự kiến
- Chi tiêu của hộ gia đình (C)
- Đầu tư theo kế hoạch (I)
- Chi tiêu của chính phủ (G)
- Xuất khẩu ròng (NX)
APE = C + I + G + NX
APE (PAE, AE) – aggregate planned expenditure
Tổng chi tiêu dự kiến phản ánh mức chi tiêu dự
kiến tại mỗi mức thu nhập với giả định mức giá
cho trước
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
2 Sự khác nhau giữa đầu tư theo kế hoạch và
đầu tư thực hiện
- Thành phần của đầu tư theo kế hoạch bao gồm:
+ Đầu tư của các hãng (tư bản hiện vật, hàng tồn
kho)
+ Đầu tư của hộ gia đình (nhà cửa mới)
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
2 Sự khác nhau giữa đầu tư theo kế hoạch và đầu
tư thực hiện
- Trong I thì đầu tư hàng tồn kho là yếu tố làm cho đầu tư
theo kế hoạch và đầu tư thực hiện chênh nhau. Chênh
lệch giữa đầu tư hàng tồn kho thực hiện với đầu tư hàng
tồn kho theo kế hoạch gọi là đầu tư hàng tồn kho ngoài
kế hoạch (UI – unexpected inventory)
+ UI > 0 khi tổng chi tiêu nhỏ hơn tổng thu nhập
+ UI < 0 khi tổng chi tiêu lớn hơn tổng thu nhập
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
3 Cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn dựa trên mô
hình tổng chi tiêu
a Đồng nhất thức thu nhập sản lượng
GDP ≡ Thu nhập quốc dân ≡ Y
Tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế sẽ bằng
tổng thu nhập của nền kinh tế , bằng tổng chi
tiêu của nền kinh tế.
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
3 Cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn dựa trên mô
hình tổng chi tiêu
b Điều chỉnh tại điểm cân bằng vĩ mô
+ Đường 450: tập hợp những điểm biểu diễn tổng thu nhập
bằng tổng chi tiêu
+ Đường APE: là đường biểu diễn tổng chi tiêu theo kế
hoạch tại những mức thu nhập xác định
Đặc điểm của đường APE
i) Là một đường dốc lên
ii) Độ dốc nhỏ hơn 1
iii)Có hệ số chặn (chi tiêu tự định – autonomous
expenditure)
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
3 Cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn dựa trên mô
hình tổng chi tiêu
b Điều chỉnh tại điểm cân bằng vĩ mô
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
4 Các yếu tố tác động đến tổng chi tiêu
- Tiêu dùng (C)
+ Thu nhập khả dụng hiện tại
+ Của cải của hộ gia đình
+ Thu nhập dự tính trong tương lai
+ Mức giá cả chung
+ Lãi suất
+ Tập quán sinh hoạt
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
4 Các yếu tố tác động đến tổng chi tiêu
- Đầu tư theo kế hoạch (I)
+ Triển vọng lợi nhuận
+ Lãi suất thực tế (chi phí đầu tư)
+ Thuế
+ Mức giá cả chung
+ Dòng tiền
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
4 Các yếu tố tác động đến tổng chi tiêu
- Chi tiêu chính phủ (G)
+ Chu kỳ kinh doanh
+ Tình hình an ninh xã hội
+ Mục đích chính trị
….
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
4 Các yếu tố tác động đến tổng chi tiêu
- Xuất khẩu ròng (NX)
+ Mức giá tại Việt Nam so với mức giá tại các
quốc gia khác
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với
các quốc gia khác
+ Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam so với các
đồng tiền khác
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
4 Các yếu tố tác động đến tổng chi tiêu
Nhận xét:
- Di chuyển dọc đường APE: khi tổng thu nhập
thay đổi, các yếu tố khác không đổi
- Dịch chuyển dọc đường APE: khi các yếu tố
khác thay đổi, tổng thu nhập không đổi
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
5 Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu và số
nhân chi tiêu
- Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
5 Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu và số
nhân chi tiêu
- Số nhân chi tiêu (multiplier effect) - (m) cho biết
sự thay đổi của sản lượng cân bằng gây ra bởi sự
thay đổi một đơn vị trong tổng chi tiêu (ảnh
hưởng khuếch đại của chi tiêu tới sản lượng)
>1
R1) Giả sử cp tăng chi tiêu
∆G = 1000 (xây dựng cầu)
Thu nhập của nền kinh tế tăng ∆Y =
1000
(công nhân xây cầu)
R2) ∆C = 900
(công nhân xây cầu chi mua lương thực)
∆Y = 900
(thu nhập của người bán lương thực
tăng lên)
R3) ∆C = 810
(người bán lương thực trả học phí cho con)
∆Y = 810
(thu nhập của giảng viên đại học
Ngoại Thương tăng lên)
....
....
Thu nhập của nền kinh tế tăng lên
∑∆Y = 1000 + 1000*0.9+ 1000*0.92 + ...... + 1000*0.9n = 1000* (1+ 0.9+ 0.92 + .... +
0.9n) = 1000* 1/(1-0.9) = 10000
(giả định, người dân chi tiêu 90% thu nhập của mình)
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
5 Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu và số
nhân chi tiêu
- Công thức tổng quát tính sản lượng cân bằng
+ APE = Y
+ APE = a + αY (0< α<1)
Suy ra Y = a + αY hay Y = 1/(1- α)Y
trong đó 1/(1- α) là số nhân chi tiêu
α chính là 90% trong ví dụ ở trên
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
5 Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu và số
nhân chi tiêu
- Đường APE càng dốc thì số nhân càng lớn hay tăng chi
tiêu thêm 1 đồng thì thu nhập tăng lên nhiều hơn trong
trường hợp đường APE dốc
I Phương pháp tiếp cận thu nhập – chi tiêu
5 Sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu và số
nhân chi tiêu
- Suy thoái trong mô hình tổng chi tiêu (mô hình
giao điểm của Keynes)
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
1 Biểu diễn các thành phần trong tổng chi tiêu
a Tiêu dùng
C  C  MPC *Yd
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa trên lý
thuyết về tổng chi tiêu
1 Biểu diễn các thành phần trong tổng chi tiêu
a Tiêu dùng
Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC – marginal propensity
to consume)
Xu hướng tiết kiệm cận biên (MPS – marginal propensity to
save)
MPC, MPS chịu ảnh hưởng của tâm lý, xã hội, và tập quán
sinh hoạt khác
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
1 Biểu diễn các thành phần trong tổng chi tiêu
a Tiêu dùng
Y = C + S + T hay ∆Y = ∆C + ∆S + ∆T
Để đơn giản ta coi thuế là một khoản không đổi
nên ∆T = 0
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
1 Biểu diễn các thành phần trong tổng chi tiêu
a Tiêu dùng
Tiêu dùng tự định C (autonomous consumption)
biểu diễn lượng tiêu dùng khi thu nhập của hộ gia
đình bằng bằng không (tiêu dùng tối thiểu)
Thu nhập khả dụng Yd là thu nhập của hộ gia đình
sau khi đã trừ thuế
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa trên lý
thuyết về tổng chi tiêu
1 Biểu diễn các thành phần trong tổng chi tiêu
a Tiêu dùng
+ Hàm tiêu dùng trong nền kinh tế giản đơn (Yd = Y)
C  C  MPC * Y
+ Hàm tiêu dùng trong nền kinh tế có chính phủ (Yd = Y – T)
Thuế phụ thuộc vào thu nhập T = t*Y
C  C  MPC * (1  t ) *Y
Thuế không phụ thuộc vào thu nhập T  T
C  C  MPC * (Y  T )
(chú ý T ở đây là thuế ròng bằng tổng thuế trừ đi trợ cấp hay
nếu có Tr thì Yd = Y – T + Tr)
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
1 Biểu diễn các thành phần trong tổng chi tiêu
b Đầu tư
Coi mức đầu tư được định trước (không phụ thuộc vào
thu nhập hiện tại) →phản ánh quan điểm cho rằng
đầu tư trước hết được quyết định bởi dự tính của
doanh nghiệp về triển vọng kinh tế trong tương lai
Vì thế hàm đầu tư có thể viết I  I
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
1 Biểu diễn các thành phần trong tổng chi tiêu
c Chi tiêu của chính phủ
Vì chi tiêu của chính phủ là một biến chính sách nên
nó phụ thuộc nhiều vào quan điểm của chính phủ
về các vấn đề an sinh xã hội, an ninh quốc phòng,
công bằng trong thu nhập và các vấn đề xã hội
khác, G là biến tự định, chúng ta có thể viết:
G G
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
1 Biểu diễn các thành phần trong tổng chi tiêu
d Xuất khẩu ròng
- Người nước ngoài mua gì và mua bao nhiêu hàng
của Việt Nam phụ thuộc trước hết vào thu nhập
của họ chứ không phụ thuộc trực tiếp vào thu
nhập của Việt Nam, vì thế trong mô hình xuất
khẩu cũng là thành tố tự định
XX
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
1 Biểu diễn các thành phần trong tổng chi tiêu
d Xuất khẩu ròng
Nhập khẩu tăng cùng với thu nhập. Xu hướng nhập
khẩu cận biên (Marginal Prospensity to Import –
MPM (ký hiệu M thay I để khỏi lẫn với đầu tư) cho
chúng ta biết lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập
tăng thêm một đơn vị.
Hàm nhập khẩu: IM = MPM*Y
Hàm xuất khẩu ròng: NX = X – IM = X – MPM*Y
-
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa trên
lý thuyết về tổng chi tiêu
2 Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa trên
lý thuyết về tổng chi tiêu
2 Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn
+ APE = C + I = C + MPC*Y + I
+ APE = Y
Y = C + MPC*Y + I
C I
Y
1  MPC
Số nhân chi tiêu m = 1/(1 – MPC)
C + I là chi tiêu tự định của nền kinh tế
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa trên
lý thuyết về tổng chi tiêu
2 Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn
Ta cũng có thể tìm sản lượng cân bằng dựa vào đồng
nhất thức S ≡ I
Y = C + I hay Y – C = I hay S = I
Ta có S = Y – C – MPC*Y = (1 – MPC)*Y – C
= - C + MPS* Y
Lúc này
C I
Y
MPS
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa trên
lý thuyết về tổng chi tiêu
3 Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có sự
tham gia của chính phủ
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
3 Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có
sự tham gia của chính phủ
+ Thuế phụ thuộc vào thu nhập
C  I G
Y
1  MPC(1  t )
1
Số nhân chi tiêu m 
1  MPC(1  t )
C  I  G là chi tiêu tự định của nền kinh tế
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
3 Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có
sự tham gia của chính phủ
+ Thuế không phụ thuộc vào thu nhập
1
 MPC
Y
* (C  I  G ) 
*T
1  MPC
1  MPC
Số nhân chi tiêu
m = 1/(1 – MPC)
Số nhân thuế
m’ = -MPC/(1 – MPC)
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
4 Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
4 Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
+ Thuế phụ thuộc vào thu nhập
C  I G  X
Y
1  MPC(1  t )  MPM
1
Số nhân chi tiêu m 
1  MPC(1  t )  MPM
C  I  G  X là chi tiêu tự định của nền kinh tế
II Mô hình xác định sản lượng cân bằng dựa
trên lý thuyết về tổng chi tiêu
4 Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
+ Thuế phụ không thuộc vào thu nhập
1
 MPC
Y
* (C  I  G  X ) 
*T
1  MPC  MPM
1  MPC  MPM
1
Số nhân chi tiêu m =
1  MPC  MPM
 MPC
Số nhân thuế
m’ =
1  MPC  MPM
So sánh số nhân chi tiêu, số nhân thuế ở từng nền kinh tế
Nền kinh tế Cách đánh thuế
Số nhân chi tiêu
Giản đơn
Không có thuế
m 
1
1  MPC
Thuế tự định
m
1
1  MPC
Thuế phụ thuộc vào thu
nhập
1
m
1  MPC(1  t )
Thuế tự định + phụ thuộc
vào thu nhập
m
Đóng
có chính
phủ
Mở
có chính
phủ
Thuế tự định
Thuế phụ thuộc vào thu
nhập
Thuế tự định + phụ thuộc
vào thu nhập
m
m
1
1  MPC(1  t )
Số nhân thuế
Không có
m' 
 MPC
1  MPC
Không có
m' 
 MPC
1  MPC(1  t )
1
 MPC
m' 
1  MPC  MPM
1  MPC  MPM
1
Không có
1  MPC(1  t )  MPM
m
1
 MPC
m
'

1  MPC(1  t )  MPM
1  MPC(1  t )  MPM
Nhận xét: số nhân chi tiêu khi có thuế nhỏ hơn khi không có thuế; số nhân chi tiêu
trong nền kinh tế mở nhỏ hơn nền kinh tế đóng
III Mô hình tổng chi tiêu và đường tổng cầu
1 Xây dựng đường tổng cầu từ mô hình tổng chi tiêu
Mức giá chung thay đổi thì APE sẽ thay đổi
+ P tăng thì C giảm (hiệu ứng của cải)
+ P tăng thì I giảm (hiệu ứng lãi suất)
+ P tăng thì NX giảm (hiệu ứng thương mại quốc tế)
Như vậy, khi mức giá chung thay đổi thì đường APE sẽ
dịch chuyển
III Mô hình tổng chi tiêu và đường tổng cầu
1 Xây dựng đường tổng cầu từ mô hình tổng chi
tiêu
III Mô hình tổng chi tiêu và đường tổng cầu
1 Xây dựng đường tổng cầu từ mô hình tổng chi tiêu
Đường AD dịch chuyển thế nào khi đường
APE dịch chuyển
(giả sử chính phủ
tăng chi tiêu ∆G)
III Mô hình tổng chi tiêu và đường tổng cầu
1 Xây dựng đường tổng cầu từ mô hình tổng chi
tiêu
Như vậy nếu có một yếu tố nào đó làm đường
APE dịch chuyển lên phía trên/phía dưới thì
đường AD dịch chuyển sang phải/sang trái
III Mô hình tổng chi tiêu và đường tổng cầu
2 Hạn chế của mô hình tổng chi tiêu khi xác định
đường tổng cầu
- Phương pháp tiếp cận – thu nhập từ đó xây dựng tổng
cầu, và dựa vào tổng cầu để xác định sản lượng cân
bằng của nền kinh tế được áp dụng khi nền kinh tế
còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng, hay đường tổng
cung là một đường nằm ngang.
- Tuy nhiên trên thực tế rất ít khi nền kinh tế rơi vào
trạng thái như vậy (suy thoái sâu), và thường đường
tổng cung của nền kinh tế là một đường dốc lên, chính
vì thế khi tổng cầu dịch chuyển sang bên phải thì mức
giá không còn ở mức cố định mà tăng lên khiến cho
lượng tổng cầu cân bằng giảm
IV Chính sách tài khóa (fiscal policy)
- Khái niệm: Chính sách tài khóa là chính sách của
chính phủ có liên quan đến thuế và chi tiêu chính
phủ nhằm 3 mục tiêu vĩ mô
+ tăng trưởng kinh tế
+ ổn định giá cả
+ tạo công ăn việc làm
- Phân loại chính sách tài khóa
+ Chính sách tài khóa chủ động
+ Cơ chế tự ổn định
IV Chính sách tài khóa
1 Chính sách tài khóa chủ động (discretionary fiscal
policy)
a Chính sách tài khóa mở rộng (expansionary fiscal
policy)
- Khái niệm: Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách
tài khóa liên quan đến việc tăng chi tiêu chính phủ
hoặc giảm thuế hoặc kết hợp cả hai biện pháp
- Mục tiêu: 2 mục tiêu cơ bản (tăng trưởng kinh tế, tạo
công ăn việc làm)
- Cách thức sử dụng: hạn chế ảnh hưởng của suy thoái
Bài 3 Tổng cầu và chính sách tài khóa
IV Chính sách tài khóa
1 Chính sách tài khóa chủ động
a Chính sách tài khóa mở rộng (expansionary fiscal
APE
policy)
APE2
- Cơ chế tác động
APE1
APE0
∆G
Y
P
AS
AD0
Y0
Y1
AD1
Y
IV Chính sách tài khóa
1 Chính sách tài khóa chủ động
b Chính sách tài khóa thắt chặt (contractionary
fiscal policy)
- Khái niệm: Chính sách tài khóa thắt chặt là
chính sách tài khóa liên quan đến việc giảm chi
tiêu chính phủ hoặc tăng thuế hoặc kết hợp cả
hai biện pháp
- Mục tiêu: 1 mục tiêu cơ bản (ổn định giá cả)
- Cách thức sử dụng: hạn chế ảnh hưởng của việc
nền kinh tế mở rộng quá mức (phát triển nóng)
Bài 7 Tổng cầu và chính sách tài khóa
IV Chính sách tài khóa
1 Chính sách tài khóa chủ động
b Chính sách tài khóa thắt chặt (contractionary
APE
fiscal policy)
APE0
APE1
- Cơ chế tác động
APE2
∆G
P
Y1
Y
Y0
AS
AD1
AD0
Y
IV Chính sách tài khóa
1 Chính sách tài khóa chủ động
c Chính sách tài khóa có sự ràng buộc về ngân sách (tăng
thuế và chi tiêu như nhau ∆G = ∆T)
+ nền kinh tế đóng có chính phủ
thuế độc lập với thu nhập
số nhân ngân sách
tăng ∆G thì tổng thu nhập tăng ∆G
thuế không độc lập với thu nhập
số nhân ngân sách (số nhân chi tiêu)
tăng ∆G thì tổng thu nhập tăng ít trường hợp giữ nguyên
thuế
IV Chính sách tài khóa
1 Chính sách tài khóa chủ động
c Chính sách tài khóa có sự ràng buộc về ngân sách
+ nền kinh tế mở có chính phủ
thuế độc lập với thu nhập
số nhân ngân sách
tăng ∆G thì tổng thu nhập tăng ít hơn ∆G
thuế không độc lập với thu nhập
số nhân ngân sách (số nhân chi tiêu)
tăng ∆G thì tổng thu nhập tăng ít hơn trường hợp giữ
nguyên thuế
Hạn chế của việc sử dụng chính sách tài khóa trong
việc ổn định nền kinh tế
+ Độ trễ trong chính sách tài khóa (trễ trong, trễ ngoài)
độ trễ trong (inside lag): sự chậm trễ trong việc xây
dựng chính sách
độ trễ ngoài (outside lag): thời gian để thực hiện chính
sách trong thực tế
+ Hiệu ứng lấn át (crowding out effect): chủ yếu là hiện
tượng thoái lui đầu tư (crowding out domestic
investment effect)
Hiệu ứng lấn át
IV Chính sách tài khóa
2 Cơ chế tự ổn định (automatic stabilizer)
Một vài dạng chi tiêu của chính phủ và thuế sẽ tự
động điều chỉnh tăng và giảm cùng với chu kỳ
kinh doanh, và thường được coi là các nhân tố
trong cái gọi là cơ chế tự ổn định
Ví dụ: khi nền kinh tế mở rộng, thu thuế T tăng,
chi tiêu G cho một số khoản trợ cấp giảm khiến
cho ngân sách có xu hướng thặng dư
khi nền kinh tế suy thoái, thu thuế T giảm,
chi tiêu G cho một số khoản trợ cấp tăng khiến
cho ngân sách có xu hướng thâm hụt
IV Chính sách tài khóa
3 Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ
Ngân sách nhà nước là bảng tổng hợp các khoản thu,
chi của chính phủ trong khoảng thời gian nhất định
(thường là một năm – năm tài khóa). Cán cân ngân
sách phản ánh chênh lệch thu-chi của ngân sách cp
3.1 Các loại hình cán cân ngân sách
- Cán cân ngân sách thực tế
BB = tY – G
- Cán cân ngân sách cơ cấu
BB* = tY* - G*
trong đó Y*, G* là tổng thu nhập của nền kinh tế, chi
tiêu của chính phủ ở sản lượng mức tiềm năng
IV Chính sách tài khóa
3 Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ
3.1 Các loại hình ngân sách
- Cán cân ngân sách chu kỳ
∆BB = BB – BB* = t(Y – Y*) + (G* - G)
Khi nền kinh tế suy thoái thì ∆BB < 0, khi nền
kinh tế tăng trưởng mở rộng thì ∆BB > 0
∆BB càng nhỏ thì mức độ suy thoái càng lớn
∆BB càng lớn thì mức độ mở rộng càng lớn
IV Chính sách tài khóa
3 Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ
Đối phó với thâm hụt ngân sách
- Hạn chế thâm hụt ngân sách: tăng T, giảm G
- Tài trợ thâm hụt ngân sách:
+ vay tiền từ NHTW, sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối
+ vay tiền từ hệ thống NHTM
+ vay tiền từ khu vực phi ngân hàng (tư nhân) trong
nước
+ vay tiền từ nước ngoài, giảm dự trữ ngoại hối
IV Chính sách tài khóa
3 Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ
3.2 Chính sách tài khóa thuận chiều, chính sách
tài khóa ngược chiều
- Chính sách tài khóa thuận chiều: Chính sách tài
khóa thuận chiều là chính sách tài khóa hướng
tới mục tiêu cân bằng ngân sách (BB = 0) bất kể
sản lượng thay đổi như thế nào. Khi cán cân
thâm hụt (tY<G) để đảm bảo BB=0 thì tăng T
giảm G. Hoặc ngược lại khi cán cân thặng dư
(tY>G) để đảm bảo BB=0 thì giảm T, tăng G
IV Chính sách tài khóa
3 Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ
3.2 Chính sách tài khóa thuận chiều, chính sách
tài khóa ngược chiều
- Chính sách tài khóa ngược chiều: là chính sách
nhằm đưa sản lượng về Y*(mức tiềm năng) bất
kể ngân sách bị thâm hụt như thế nào. Khi nền
kinh tế suy thoái BB < 0 do Y thấp, G cao. Để
đưa Y về mức tiềm năng chúng ta phải tiếp tục
tăng G, giảm T khiến cho ngân sách thâm hụt
hơn nữa.
Bài 4 Tiền tệ và chính sách tiền tệ
I Tổng quan về tiền tệ
1 Khái niệm
Tiền được định nghĩa là “bất cứ cái gì được chấp
nhận chung trong việc thanh toán để đổi lấy hàng
hóa hay dịch vụ hoặc sử dụng trong việc trả các
món nợ”
2 Lịch sử phát triển
Hóa tệ (tiền tệ hàng hóa): phi kim đến kim loại
(vàng, bạc)
→ Tiền giấy: đổi đươc ra vàng đến không đổi được ra
vàng (tiền pháp định)
→ Tiền tín dụng (séc) → Tiền điện tử
I Tổng quan về tiền tệ
3 Chức năng của tiền
- Chức năng trao đổi (medium of exchange)
-
Chức năng cất trữ có giá trị (store of value)
-
Chức năng thước đo giá trị/hạch toán (unit of
value)
→tiền là bất kỳ cái gì mà có thể thực hiện được 3
chức năng nêu trên
I Tổng quan về tiền tệ
4 Đo lường khối lượng tiền
- M0 hay C: tiền giấy (paper bill) và tiền xu (coin)
đang lưu hành
- M1: bao gồm M0 và các tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn có thể rút theo yêu cầu (demand
deposit)
- M2: bao gồm M1 và các tài khoản tiền gửi có kỳ
hạn (time deposit)
(Ở các nước phát triển còn có M3: bao gồm M2 và
các loại giấy tờ có giá khác như: cổ phiếu, trái
phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu...)
I Tổng quan về tiền tệ
4 Đo lường khối lượng tiền
Người ta chia tiền thành M0, M1, M2 dựa trên khả
năng thanh khoản (liquidity) của các thành phần tạo
nên chúng. Khả năng thanh khoản hay tính hoán
đổi của một tài sản đề cập đến mức độ dễ dàng để
chuyển tài sản đó thành phương tiện trao đổi
trong mua bán, trả nợ (tiền)
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
1 Khái niệm về NHTM
NHTM là một loại hình trung gian tài chính thực
hiện các nghiệp vụ sau đây:
- Nhận tiền gửi và cho vay (cho vay tiêu dùng,
cho vay thương mại, cho vay sản xuất, cho vay
đầu tư)
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán
- Buôn bán, trao đổi ngoại tệ
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
2 Lịch sử phát triển của NHTM
- Thời kỳ sơ khai (3500 năm TCN)
-
Từ thế kỷ V đến thế kỷ XVII
-
Từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX
-
Từ thế kỷ XX đến nay
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
3 Cơ sở tiền tệ và cung tiền
- Cung tiền (MS – monetary supply)
MS = Cu + D
trong đó Cu là lượng tiền mặt ngoài hệ thống NH, D là
lượng tiền gửi trong hệ thống NH.
→ MS chính là M2
- Cơ sở tiền tệ (B – monetary base, high powered money)
B = Cu + R
trong đó R là lượng tiền mặt dự trữ của hệ thống NH
→ B chính là M0: số tiền mà NHTW phát hành
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
4 Hoạt động ngân hàng thương mại và quá
trình tạo tiền
Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ
100%
- Nếu không có ngân hàng trong nền kinh tế thì
cung tiền bằng lượng tiền mặt vì không có
tiền gửi
- Điều tương tự xảy ra khi NHTM hoạt động
theo nguyên tắc dự trữ 100% R = D
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
4 Hoạt động ngân hàng thương mại và quá trình tạo
tiền
Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần
và quá trình tạo tiền
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
4 Hoạt động ngân hàng thương mại và quá trình tạo tiền
Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần và quá
trình tạo tiền
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
4 Hoạt động ngân hàng thương mại và quá trình tạo tiền
Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần và quá
trình tạo tiền
Số lần lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên do hoạt động của hệ
thống ngân hàng tạo ra từ một đồng mà Ngân hàng trung ương
bơm vào lưu thông được gọi là số nhân tiền
Trong ví dụ ở trên số nhân tiền sẽ bằng 1/tỷ lệ dự trữ = 10, có
nghĩa là ban đầu NHTW bơm thêm vào lưu thống 1000 triệu
VND thì số lượng cung tiền tăng thêm thực tế (do hoạt động
tạo tiền của hệ thống NHTM tạo ra) gấp 10 lần: 10.000 triệu
VND
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
5 Mô hình cung tiền
Xét mối quan hệ giữa MS và B
→
Đặt Cu/D = cr tỷ lệ tiền mặt ngoài NH so với tiền gửi
R/D = rr tỷ lệ dự trữ thực tế của các NHTM
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
5 Mô hình cung tiền
Biểu thức trên chính là biểu thức tính số nhân tiền mM
Khi cr = 0 thì mM= 1/rr
→ MS = mM * B
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
5 Mô hình cung tiền
Những yếu tố có tác động đến lượng cung tiền
trong nền kinh tế
- Cơ sở tiền tệ (B): cơ sở tiền tệ tăng/giảm thì
lượng cung tiền tăng/giảm
- Số nhân tiền mM:
+ rr: rr bao gồm rrr (tỷ lệ dự trữ bắt buộc) và err (tỷ
lệ dự trữ dôi ra); rr tăng/giảm thì mM giảm/tăng
+ cr: cr tăng/giảm thì mM giảm/tăng
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
6 Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết
cung tiền
- Khái niệm: Ngân hàng trung ương là một định chế
công cộng, có thể độc lập hoặc trực tiếp thuộc chính
phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền,
là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của
chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà
nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
6 Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết cung tiền
- Mô hình:
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
6 Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết
cung tiền
- Chức năng:
+ Chức năng của ngân hàng quốc gia: ngân hàng
phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng (mở
tk tiền gửi cho các NHTM, cấp tín dụng cho các
NHTM, trung tâm thanh toán bù trừ), ngân hàng
của cp (mở tài khoản cho kho bạc, quản lý dự trữ
quốc gia, cấp tín dụng cho cp, làm đại diện cho
cp)
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
6 Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết
cung tiền
- Chức năng:
+ Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và
hoạt động ngân hàng: xây dựng và thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, thanh tra giám sát
hoạt động của hệ thống NH (đảm bảo sự ổn định
của hệ thống NH, bảo vệ khách hàng)
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
6 Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết
cung tiền
Các công cụ điều tiết cung tiền của NHTW:
+ Nghiệp vụ thị trường mở (open market operation)
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (reserve requirement)
+ Lãi suất chiết khấu (discount rate)
II Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
và cung tiền
6 Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết
cung tiền
NHTW không bao giờ có thể kiểm soát được lượng tiền cung
ứng một cách hoàn hảo, bởi vì NHTW không thể chi phối trực
tiếp mọi nhân tố của số nhân tiền:
+ NHTW không kiểm soát được số lượng tiền mà các hộ gia đình
nắm giữ dưới dạng tiền gửi tại các ngân hàng (cr)
+ NHTW cũng không thể kiểm soát được lượng tiền mà các ngân
hàng cho vay (err)
Ngoài ra còn có các công cụ khác trong CSTT: hạn mức tín
dụng, khung lãi suất, các công cụ về tỷ giá hối đoái (chế độ
quản lý tỷ giá hối đoái, biên độ dao động của tỷ giá hối đoái)...
III Thị trường tiền tệ
1 Cầu tiền
3 động cơ của việc giữ tiền
- Động cơ giao dịch (transaction motivation)
- Động cơ dự phòng (reserve motivation)
- Động cơ đầu cơ (speculation motivation)
III Thị trường tiền tệ
1 Cầu tiền
Lãi suất danh nghĩa với tư cách là chi phí cơ hội của việc
giữ tiền
Lãi suất càng cao thì cầu tiền càng giảm
Tác động của thu nhập đến cầu tiền
Thu nhập càng cao thì cầu tiền càng nhiều
→ MD (monetary demand) = kY - hi
MD’
i
MD
10%
Y tăng
5%
5 tỷ 10 tỷ
Lượng tiền
III Thị trường tiền tệ
1 Cầu tiền
Phân biệt cầu tiền danh nghĩa, cầu tiền thực tế
 MDn (nominal Money Demand), là cầu tiền tính
theo mức giá của kỳ nghiên cứu
 MDr (real Money Demand), là cầu tiền tính theo
mức giá của kỳ gốc) không đổi.
+ P tăng → MDn tăng nhưng MDr không đổi
+ P giảm → MDn giảm nhưng MDr không đổi
III Thị trường tiền tệ
1 Cung tiền
i
MS
Lượng tiền
Đường MS dịch chuyển hoàn toàn do các quyết
định về chính sách tiền tệ của NHTW
III Thị trường tiền tệ
1 Cân bằng trên thị trường tiền tệ
i
MS0
i2
i0
i1
MD0
Lượng tiền
M
M
M
- Thị trường tiền tệ đạt
cân
bằng
tại giao điểm của MS0
với MD0
- Đường MS0 dịch chuyển khi NHTW thay đổi cung
tiền, đường MD0 dịch chuyển khi Y thay đổi
2
0
1
IV Chính sách tiền tệ (Monetary policy)
1 Khái niệm
Chính sách tiền tệ (CSTT) là những hành động của
Ngân hàng trung ương nhằm quản lý cung tiền và
lãi suất với mục đích theo đuổi các mục tiêu kinh
tế vĩ mô
- CSTT mở rộng (expansionary monetary policy):
là CSTT của NHTW làm tăng cung tiền, giảm lãi
suất
- CSTT thắt chặt (contractionary monetary policy):
là CSTT của NHTW làm giảm cung tiền, tăng lãi
suất
IV Chính sách tiền tệ (Monetary policy)
2 Mục tiêu của CSTT
- Ổn định giá cả
- Tỷ lệ thất nghiệp thấp
- Tăng trưởng kinh tế
- Ổn định thị trường tiền tệ và giám sát hoạt động
của các tổ chức tài chính
IV Chính sách tiền tệ (Monetary policy)
3 Cơ chế tác động của CSTT
Xét trường hợp CSTT mở rộng
i
MS0
MS1
P
AS
i0
i1
AD1
MD0
Lượng tiền
AD0
Y
M
M
NHTW tăng cung
tiền (MS0→MS1) làm giảm lãi suất
(i0→i1)→ tăng đầu tư I (giả định tỷ lệ lạm phát không
đổi qua các năm) → dịch chuyển AD sang bên phải →
sản lượng cân bằng tăng (Y0→Y1)
Phân tích tương tự cho CSTT thắt chặt
0
1
Y0
Y1
IV Chính sách tiền tệ (Monetary policy)
4 Hiệu quả của CSTT: các yếu tố tác động
- Hệ số co dãn của cầu tiền với lãi suất, của cầu
tiền với thu nhập: cầu tiền càng ít nhạy cảm với
lãi suất, thu nhập thì CSTT càng hiệu quả
- Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất: đầu tư
càng nhạy cảm với lãi suất thì CSTT càng hiệu
quả
- Giá trị của số nhân chi tiêu: số nhân chi tiêu
càng lớn (đường APE dốc – MPC lớn, t nhỏ,
MPM nhỏ) thì CSTT càng hiệu quả
IV Chính sách tiền tệ (Monetary policy)
4 Hiệu quả của CSTT: các yếu tố tác động
Ví dụ về trường hợp CSTT không hiệu quả
V Sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ
Ảnh hưởng đến cơ cấu sản lượng
+ CSTK: tăng G trong ngắn hạn (có thể thúc đẩy I,
NX trong dài hạn nếu G đầu tư cho cơ sở hạ
tầng)
+ CSTT: tăng C, I, NX trong ngắn hạn
-
V Sự khác nhau giữa chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ
- Hiệu quả chính sách
+ CSTK: hiệu quả khi nền kt rơi vào suy thoái;
không hiệu quả trong nền kinh tế mở (hiệu ứng lấn
át lớn hơn là khi nền kinh tế đóng)
+ CSTT: không hiệu quả khi nền kt rơi vào suy
thoái; hiệu quả trong nền kinh tế mở (tác động
không những đến I, C mà đến cả NX)
- Độ trễ của chính sách
+ CSTK: có độ trễ trong (inside lag) lớn hơn CSTT
+ CSTT: có độ trễ ngoài (outside lag) lớn hơn CSTK
Bài 5 Thất nghiệp, lạm phát
A Thất nghiệp
I Khái niệm và phương pháp đo lường
1 Các khái niệm
-
Người có việc làm là những người trong độ tuổi lao
động đang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh,
văn hóa, xã hội... hoặc các công việc mang tính chất
tự tạo khác đem lại thu nhập cho bản thân
-
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có
khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng lại
không tìm được việc làm
- Người trong độ tuổi lao động (dân số trưởng thành):
là những người ở độ tuổi được Hiến pháp quy định có
nghĩa vụ và quyền lợi lao động.
- Lực lượng lao động: là một bộ phận dân số trong độ
tuổi lao động (dân số trưởng thành) thực tế có tham
gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng
đang tìm việc làm.
2 Phương pháp đo lường
Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người
thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng
lao động bị thất nghiệp
2 Phương pháp đo lường
Ngoài ra ở các nước phát triển còn sử dụng chỉ số
“số giờ làm việc trong tuần” để biểu diễn mức độ
sử dụng nhân công trong một nền kinh tế
Bài tập
Theo nguồn số liệu của IMF và ADB, vào thời điểm
năm 2007, dân số Việt Nam là 85 triệu người. Số
người trưởng thành có việc làm là 43 triệu người. Số
người thất nghiệp là 1,5 triệu người. Có 4,5 triệu
người trưởng thành không nằm trong lực lượng lao
động.
Hỏi: - Lực lượng lao động bằng bao nhiêu
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là bao nhiêu?
- Tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?
Mô phỏng nguồn lao động và
LLLĐ của Việt Nam
II Phân loại thất nghiệp
1 Theo hình thức thất nghiệp
- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam,nữ)
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị,
nông thôn)
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi...
2 Phân loại theo lý do thất nghiệp
- Mất việc: người lao động không có việc làm do
các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì
một lý do nào đó
- Bỏ việc: là những người tự ý xin thôi việc vì
những lý do chủ quan của người lao động, ví dụ:
tiền công không đảm bảo, không hợp nghề
nghiệp, không hợp không gian làm việc...
- Nhập mới: là những người đầu tiên bổ sung vào
lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc
làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
- Tái nhập: là những người đã rời khỏi lực lượng lao
động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm
được việc làm
3 Phân loại theo tính chất thất nghiệp
-
Thất nghiệp tự nguyện
-
Thất nghiệp không tự nguyện
4 Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp
+ Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là
mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải
qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài
hạn
+ Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): là
mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn
trong chu kỳ kinh tế, là dạng thất nghiệp sẽ mất đi
trong dài hạn
+ Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: xảy ra khi tiền
lương được ấn định không bởi các lực lượng thị
trường mà cao hơn mức tiền lương thực tế cân
bằng của thị trường (chỉ xảy ra trong một số lĩnh
vực, trường hợp cụ thể của nền kt)
Thất nghiệp tự nhiên
(natural unemployment)
Thất nghiệp tự nhiên bao gồm:
-
Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment)
-
Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment)
Thất nghiệp tự nhiên
(natural unemployment)
Thất nghiệp tạm thời
-
Xuất hiện khi không có sự ăn khớp về nhu
cầu trong thị trường lao động
-
Do thanh niên mới gia nhập lực lượng lao
động
-
Chính sách công và thất nghiệp tạm thời
Thất nghiệp tự nhiên
(natural unemployment)
Thất nghiệp cơ cấu
Xuất hiện do sự dịch chuyển cơ cấu giữa các
ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi
phương thức sản xuất trong một ngành
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
Theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp xảy ra là do
mức lương tối thiểu được quy định cao hơn
mức lương do quy luật cung-cầu trên thị
trường quyết định
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
Vậy tại sao mức lương tối thiểu lại cao hơn mức
cân bằng của thị trường?
-
Do luật tiền lương tối thiểu quy định (chính phủ)
-
Công đoàn và thương lượng tập thể (lao động)
-
Lý thuyết tiền lương hiệu quả (các hãng)
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
Lý thuyết tiền lương hiệu quả (theory of
efficiency wage) (lý thuyết giải thích tại sao
các hãng trả tiền lương cao thì lại có lợi)
- Sức khỏe công nhân
- Sự luân chuyển công nhân
- Nỗ lực của công nhân
- Chất lượng công nhân
Thất nghiệp chu kỳ
(cyclical unemployment)
Thất nghiệp chu kỳ là mức thất nghiệp thực tế xuất
hiện cùng với các chu kỳ kinh tế
-
Thất nghiệp chu kỳ cao (cao hơn mức thất nghiệp
tự nhiên) khi nền kinh tế rơi vào suy thoái
-
Thất nghiệp chu kỳ thấp (thấp hơn mức thất
nghiệp tự nhiên) khi nền kinh tế đang ở trong
trạng thái mở rộng(phát triển nóng)
Thất nghiệp chu kỳ
(cyclical unemployment)
Theo Keynes tình trạng thất nghiệp cao trong cuộc
Đại khủng hoảng là do thiếu cầu hay mức tổng
cầu thấp trong điều kiện tiền lương cứng nhắc.
Chính vì vậy thất nghiệp chu kỳ khi nền kinh tế
rơi vào suy thoái còn gọi là thất nghiệp thiểu cầu
hay thất nghiệp kiểu Keynes.
Mô tả các dạng thất nghiệp
W/P
W1/P
W*/P
LSD
E
A
F
B
LF-labor force
G
C
LD1
LD0
L
Tại mức lương w*/p: AB là thất nghiệp chu kỳ/thiểu cầu (không tự
nguyện), BC là thất nghiệp tự nhiên (tự nguyện)
Tại mức lương w1/p: DE là thất nghiệp chu kỳ/thiểu cầu (không tự
nguyện), EF là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển, FG là thất nghiệp
tự nhiên, EG = EF + FG là thất nghiệp tự nguyện
→ Thất nghiệp tự nhiên luôn là thất nghiệp tự nguyện, nhưng thất
nghiệp tự nguyện chưa chắc là thất nghiệp tự nhiên
III Tác động của thất nghiệp
Thất nghiệp gây ra tác động tiêu cực cho:
+ Hiệu quả kinh tế (quy luật Okun)
+ Xã hội
+ Cá nhân người thất nghiệp và gia đình họ
IV Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
1 Đối với thất nghiệp tự nhiên
- Tăng cường hoạt động của dịch vụ về giới thiệu việc
làm.
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn lực.
- Tạo thuận lợi cho di cư lao động.
- Giảm thuế suất biên đối với thu nhập.
- Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.
2 Đối với thất nghiệp chu kỳ
Thực hiện các chính sách kích thích tổng cầu
B Lạm phát
I Khái niệm và phương pháp đo lường
1 Khái niệm
- Lạm phát (inflation) được định nghĩa là sự gia tăng
liên tục trong mức giá chung
- Lạm phát (inflation) cũng có thể được định nghĩa là
sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ
Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát (deflation)
diễn ra khi mức giá chung liên tục giảm. Khi đó, sức mua
trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng
2 Phương pháp đo lường
30
25
20
15
Lạm phát theo Dgdp
Lạm phát theo CPI
10
5
0
1996
-5
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
3 Phân loại lạm phát
+ Theo mức độ
- Lạm phát vừa phải (moderate inflation): giá cả
tăng chậm, có thể dự đoán được, ở mức một con
số một năm
Lạm phát vừa phải không gây ra những tác động nhiều
với nền kinh tế, nó còn có khả năng khích thích sản
xuất vì giá tăng nhẹ làm tăng lợi nhuận sẽ khuyến
khích các DN tăng sản lượng
3 Phân loại lạm phát
+ Theo mức độ
- Lạm phát phi mã (galloping inflation): giá cả
tăng nhanh, ở mức hai hoặc ba con số một năm.
Lạm phát này nếu kéo dài sẽ gây ra những biến
dạng kinh tế nghiêm trọng, triệt tiêu các động
lực phát triển kinh tế.
- Siêu lạm phát (hyperinflation): giá cả tăng rất
nhanh, mức lạm phát từ 50% một tháng trở lên
(khoảng trên 13000% một năm). Siêu lạm phát
phá hủy nền kinh tế, gây bất ổn tình hình an
ninh – chính trị ở trong nước.
3 Phân loại lạm phát
+ Theo tính chất
- Lạm phát dự kiến (expected inflation): do yếu tố
tâm lý, dự đóan của các câ nhân về tốc độ tăng giá
tương lai, vào lạm phát quá khứ. ảnh hưởng không
lớn và chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất.
- Lạm phát không dự kiến (unexpected inflation): do
các cú sốc từ bên ngoài và các tác nhân trong nền
kinh tế không dự kiến được và bị bất ngờ.
II Các nguyên nhân gây nên lạm phát
1 Lạm phát do cầu kéo (demand pull inflation)
2 Lạm phát do chi phí đẩy (cost push inflation)
3 Lạm phát kéo dài: lạm phát ỳ (inertial inflation)
Lúc này nền kinh tế khá ổn định, các tác nhân trong
nền kinh tế cho rằng sẽ có lạm phát ở tỷ lệ tương tự
và điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh
nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản
chi tiêu ngân sách…theo tỷ lệ lạm phát các năm
trước đó
4 Tiền tệ và lạm phát
- Milton Friedman: “Lạm phát ở đâu và bao giờ
cũng là hiện tượng tiền tệ....và nó chỉ có thể
xuất hiện một khi cung tiền tăng nhanh hơn sản
lượng”
- Lý thuyết số lượng tiền tệ:
M*V = P*Y hay P = (M*V)/Y
trong đó M là lượng cung tiền trong nền kinh tế
V là tốc độ chu chuyển của tiền
P là mức giá cả chung
Y là sản lượng của nền kinh tế
4 Tiền tệ và lạm phát
V có tính chất ổn định nên
- Lạm phát xảy ra (P tăng) khi tốc độ tăng M
nhiều hơn tốc độ tăng Y
- Giảm phát xảy ra (P giảm) khi tốc độ tăng M ít
hơn tốc độ tăng Y
- Giá cả không đổi (P không đổi) khi tốc độ tăng
M bằng với tốc độ tăng Y
Tuy nhiên cũng có trường hơp V thay đổi theo chu
kỳ kinh doanh (V cao khi nền kinh tế mở rộng,
V thấp khi nền kinh tế suy thoái)
4 Tiền tệ và lạm phát
Lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy dưới góc
nhìn của lý thuyết số lượng tiền tệ
- Lạm phát cầu kéo trong dài hạn: nhân tố có thể
thúc đẩy AD dịch chuyển sang phải trong dài hạn
(nhiều năm) G tăng
- Lạm phát chi phí đẩy trong dài hạn: chính sách
ổn định của chính phủ G tăng làm giá cả tăng lên
→ một trong những nguồn có thể tài trợ cho việc
tăng G đó là in thêm tiền
III Những tổn thất xã hội của lạm phát
1 Đối với lạm phát dự tính được
- Thuế đúc tiền (seigniorage), thuế lạm phát
(inflation tax)
- Chi phí mòn giầy (shoeleather cost)
- Chi phí thực đơn (menu cost)
- Phân bổ sai nguồn lực (resource misallocation)
- Biến dạng nghĩa vụ nộp thuế thu nhập (inflation
induced tax distortion)
- Nhầm lẫn và bất tiện (confusion and
inconvenience)
2 Đối với lạm phát không dự tính được
Cũng gây nên các tổn thất xã hội giống như lạm
phát dự tính được (ở mức độ lớn hơn), ngoài ra
còn gây thêm một tổn thất nữa: Lạm phát bất
ngờ phân phối lại thu nhập và của cải giữa các
thành viên trong xã hội không theo nỗ lực, cống
hiến, và nhu cầu của họ
+ Nếu  thực tế >  dự kiến: nguời đi vay lợi
+ Nếu  thực tế<  dự kiến:người cho vay lợi
C Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiêp
Đường cong Phillips biểu diễn mối quan hệ giữa lạm phát
và thất nghiệp
Đường Phillips thoải tại mức thất nghiệp thấp, và dốc tại
mức thất nghiệp cao (liên hệ với hình dáng đường SRAS)
Đường Phillips và mô hình AD – AS
* Đường Phillips ngắn hạn
P
SRAS
π
C
C
B
P tăng
AD3
AD2
A
AD1
Y tăng
Y
B
A
Short run Phillips Curve
U
- SRPC
* Đường Phillips dài hạn
P
LRAS
π
C
C
P tăng
B
A
AD3
AD2
AD1
Y*
Long run Phillips curve
- LRPC
B
A
Y
U*
Trong đó Y* là mức sản lượng tiềm năng
U* là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
U
Sự dịch chuyển của đường Phillips
P
P2
SRAS2
SRAS0
SRAS1
π2
π0
P0
P1
π
AD
Y
ngắn hạn
π1
SRPC2
SRPC0
SRPC1
U
Đường Phillips
dịch chuyển khiU0đường tổng
Y0
cung ngắn hạn dịch chuyển
+ SRAS dịch chuyển sang trái thì SRPC dịch chuyển
sang phải (sự đánh đổi ít thuận lợi hơn)
+ SRAS dịch chuyển sang phải thì SRPC dịch chuyển
sang trái (sự đánh đổi thuận lợi hơn)
Bài 6 Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
I Cán cân thanh toán (balance of payment)
Cán cân thanh toán là một bảng cân đối ghi chép
một cách hệ thống toàn bộ những giao dịch kinh
tế giữa trong nước với thế giới bên ngoài trong
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Nó phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền
kinh tế đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu cũng như các
khoản tiền mà đất nước đã đi vay hoặc cho thế giới
bên ngoài vay. Ngoài ra, sự can thiệp của NHTW
vào thị trường ngoại hối thông qua việc thay đổi dự
trữ ngoại tệ cũng được phản ánh trong cán cân thanh
toán.
1 Tài khoản vãng lai (current account)
- Tài khoản thương mại (trade account): ghi chép
thu nhập và thanh toán xuất hiện từ việc xuất khẩu
và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Xuất khẩu ròng (NX) là chênh lệch giữa kim ngạch
xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. NX còn được
gọi là cán cân thương mại (trade balance).
+ NX>0: xuất siêu hay thặng dư cán cân thương mại
(trade surplus)
+ NX<0: nhập siêu hay thâm hụt cán cân thương mại
(trade deficit)
Các yếu tố tác động đến NX(cán cân thương mại)
- Thị hiếu của người tiêu dùng về hàng trong
nước và hàng nước ngoài
-
-
Mức lạm phát giữa hai quốc gia
Tỷ giá hối đoái
Thu nhập người tiêu dùng trong nước, thu nhập người
tiêu dùng nước ngoài
Chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa từ nước này
qua nước khác
Các chính sách của chính phủ đối với thương mại
Tài khoản thu nhập nhân tố ròng (net
investment income account): là khoản chênh lệch
giữa GNP và GDP
- Tài khoản chuyển khoản quốc tế (net transfer
account) giao dịch giữa các quốc gia mà không
có các khoản đối ứng
-
Tài khoản vãng
lai
Tài khoản
thương mại
Tài khoản thu
nhập nhân tố
ròng
Tài khoản
chuyển khoản
quốc tế
2 Tài khoản vốn (capital account)
- Tài khoản vốn ghi lại các khoản
+ Vốn dùng để mua nhà máy, mua cổ phiếu của các
công ty được gọi là đầu tư. Chênh lệch giữa luồng
đi vào và đi ra được xếp vào mục đầu tư ròng.
+ Vốn dùng để gửi Ngân hàng và mua công trái của
Chính phủ nước ngoài, hay trực tiếp vay mượn từ
bên ngoài được gọi là giao dịch tài chính. Chênh
lệch giữa luồng đi vào và đi luồng đi ra được xếp
vào mục giao dịch tài chính ròng
2 Tài khoản vốn (capital account)
- Dòng vốn lưu chuyển giữa các quốc gia chịu chi
phối bởi những yếu tố sau đây:
+ Lãi suất thực tế trả cho tài sản nước ngoài, tài sản
trong nước
+ Nhận thức về rủi ro kinh tế và chính trị của việc
nắm giữ tài sản nước ngoài
+ Các chính sách của chính phủ ảnh hưởng tới việc
người nước ngoài nắm giữ tài sản trong nước
3 Tài khoản tài trợ chính thức
Nợ (-)
Có (+ )
1. Tài khoản vãng lai
-Giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu (X).
-Giá trị hàng hoá và dich vụ nhập khẩu (IM)
-Thu nhập từ nước ngoài.
-Chi trả thu nhập cho nước ngoài.
-Nhận viện trợ của nước ngoài
-Viện trợ ra nước ngoài và đóng góp cho
ngân sách cho tổ chức quốc tế.
2. Tài khoản vốn (tài khoản tư bản)
-Đầu tư nước ngoài vào trong nước.
- Đầu tư ra nước ngoài.
-Vay của chính phủ và tư nhân, nhận trả nợ
- Cho chính phủ và tư nhân nước ngoài vay,
trả nợ.
Cán cân thanh toán = có – nợ = số dư tài khoản
vãng lai + số dư tài khoản vốn
Nếu cán cân thanh toán (+) (thặng dư cán cân
thanh toán) thì tài khoản tài trợ chính thức mang
dấu (–) có cùng độ lớn
Nếu cán cân thanh toán (–) (thâm hụt cán cân
thanh toán) thì tài khoản tài trợ chính thức mang
dấu (+) có cùng độ lớn
Nguồn tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán lấy
từ quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia
Ngoài ra còn có khoản mục sai số thống kê (statistical
discrepancy)
Ở các nước có thị trường ngoại hối theo cơ chế thả nổi (tỷ
giá điều chỉnh theo cung, cầu ngoại hối) thì sai số thống
kê được cho là các giao dịch ngoại hối bị bỏ sót. Sau khi
tính khoản mục này thì cán cân thanh toán tổng thể bằng
0
Còn ở các nước có thị trường hối đoái theo cơ chế cố định
hoặc thả nổi có quản lý (tỷ giá hối đoái có sự điều tiết
của chính phủ) thì dù có sai số thống kê cán cân thanh
toán tổng thể vẫn không thể bằng 0 (tồn tại thặng dư,
thâm hụt)
Cán cân thanh toán của Việt Nam
2002
2003
2004
2005
Cán cân tài khoản vãng lai
-673
-1932
-1565
218
Cán cân thương mại
-1803
-2860
-3178
-1944
Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
19654
23421
30352
36618
Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
21457
26780
33511
38562
Thu nhập từ đầu tư
-791
-812
-891
-1219
Nhận
167
125
188
364
Trả
958
937
1079
1583
Chuyển khoản ròng
1921
2239
2485
3380
Cán cân tài khoản vốn
1136
4083
2447
1913
Đầu tư trực tiếp ròng từ nước ngoài
2045
1829
1252
2045
Trả các khoản vay FDI
414
590
819
414
Vay trung và dài hạn (ròng)
523
1045
1396
1405
Vốn ngắn hạn
-996
1734
-291
-1790
Cán cân tổng thể
463
2151
883
2131
Tài trợ chính thức
-463
-2151
-883
-2131
Cán cân thanh toán Việt Nam, 2001 – 2005 (đơn vị: triệu USD)
Nguồn: IMF Country Report No 06/423, Table 23
Cán cân thanh toán của Mỹ
Current account
Exports of goods
Imports of goods
Balance of trade
Export of services
Import of services
Balance of services
Income received on
investments
Income received on
investments
Net income on investments
Net transfers
Balance of current account
Financial account
Increase in foreign holdings of
assets in the US
Increase in US holdings of
assets in foreign countries
Balance on financial account
Balance on capital account
Statistical discrepancy
Balance of payment
1149
1965
-816
479
-372
107
782
-708
74
-104
-739
1864
-1206
The Balance of Payments of the United States, 2007 (billions of dollars)
Nguồn: US Department of Commerce, Survey of Current Business, June 2008
658
-2
83
0
II Tỷ giá hối đoái
1 Khái niệm và phương pháp đo lường
a Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (E)
- Khái niệm: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa
đồng tiền của các quốc gia. Hay giá cả của một đơn vị tiền tệ
này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia được gọi
là tỷ giá hối đoái danh nghĩa
VD: 1 USD = 19.000 VND, 1 GBP = 28.000 VND...
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa có thể được niêm yết dưới 2 dạng:
+ Yết giá trực tiếp: là phương pháp quy định giá ngoại tệ khi
niêm yết được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, bao nhiêu nội tệ
đổi được 1 đơn vị ngoại tệ (E)
+ Yết giá gián tiếp: là phương pháp quy định giá ngoại tệ khi
niêm yết không thể hiện trực tiếp ra bên ngoài mà chỉ thể hiện
gián tiếp, bao nhiêu ngoại tệ đổi được 1 đơn vị nội tệ (e)
b Tỷ giá hối đoái thực tế (ξ)
- Khái niệm: Tỷ giá hối đoái thực tế (ξ) là tỷ lệ mà
tại đó một người trao đổi hàng hóa và dịch vụ
của nước này lấy hàng hóa và dịch vụ của nước
khác
- Công thức: ξ = E x P*/P
trong đó P* là mức giá nước ngoài
P là mức giá trong nước
Điều gì quyết định sự thay đổi của E
→ E = ξ x P/P*
→ % thay đổi E = % thay đổi ξ + % thay đổi P - % thay đổi P*
→ % thay đổi E = % thay đổi ξ + (π – π*)
Như vậy trong dài hạn E được quyết định bởi ξ, và mức
độ chênh lệch lạm phát giữa trong nước và ngoài nước
c Tỷ giá hối đoái bình quân (EER)
- Tỷ giá hối đoái bình quân được hiểu là số bình quân
giá quyền của hầu hết các tỷ giá song phương quan
trọng với mức gia quyền được xác định bởi tỷ trọng
của mỗi loại ngoại tệ trong tổng kim ngạch ngoại
thương của nước đó
- Công thức EER = Eri x Wi
trong đó EER là tỷ giá hối đoái bình quân, Eri là tỷ
giá hối đoái song phương với nước i, Wi là tỷ trọng
thương mại của nước i trong tổng giá trị thương mại
của nước đang xét
2 Cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái: lý thuyết ngang
bằng sức mua (PPP – purchasing power parity)
- Quy luật một giá (one price law): hàng hóa phải
được bán với mức giá như nhau ở mọi nơi, nếu
không, sẽ có những cơ hội kiếm lợi nhuận chưa
được khai thác và buôn bán ăn chênh lệch giá
(carry trade) sẽ diễn ra khiến cho giá cả của hàng
hóa đó trở lại cân bằng
- Lý thuyết ngang bằng sức mua (PPP): một đơn vị
tiền tệ phải có giá trị thực tế như nhau (mua được
cùng số lượng hàng hóa) ở mọi quốc gia
Sử dụng lý thuyết PPP để tính tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Giả sử 1 USD mua được 1 giỏ hàng ở Mỹ. Với 19.000
VND ta cũng mua được 1 giỏ hàng tương tự ở Việt
Nam (cùng số lượng, chất lượng); giả định rằng chi phí
vận chuyển là không đáng kể và hàng hóa sẽ được mua
bán hết nếu buôn bán chênh lệch giá xảy ra
→ theo lý thuyết PPP 1USD = 19.000 VND
Tổng quát nếu ta có 1 đô la P* là giá cả hàng hóa ở nước
Mỹ; P là giá cả hàng hóa tương tự ở Việt Nam thì
1/P* = E/P → E = P/P*
2 Cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái
Mặt khác sử dụng công thức trên ta có: 1 = ExP*/P
hay tỷ giá hối đoái thực tế luôn bằng 1 nhưng trên
thực tế điều này không xảy ra vì lý thuyết PPP
còn có những hạn chế sau:
+ Có rất nhiều mặt hàng khó đem ra trao đổi
+ Ngay cả khi hàng hóa trao đổi được thì không
phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau nếu
chúng được sản xuất ở các nước khác nhau (thị
hiếu)
+ tồn tại chi phí vận chuyển, thuế quan, hạn ngạch
Bài 10 Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Chế độ bản vị hambơgơ, chỉ số Big Mac
Nước
Giá của chiếc Big Mac
Tỷ giá hối đoái dự báo
Tỷ giá hối đoái trên thực tế
Hàn Quốc
3200 won
896 won/đôla
1018 won/đôla
Nhật
280 yên
78.4 yên/đôla
106.8 yên/đôla
Nga
59 rúp
16.5 rúp/đôla
23.2 rúp/đôla
Canada
4.09 đôCa
1.15 đôCa/đôla
1.00 đôCa/đôla
Braxin
7.5 rian
2.1 rian/đôla
1.58 rian/đôla
Anh
2.29 bảng
0.64 bảng/đôla
0.50 bảng/đôla
EU
3.37 euro
0.94 euro/đôla
0.63 euro/đôla
Tạp chí Economists số 24/7/2008
3 Thị trường ngoại hối
Khái niệm ngoại hối rất rộng bao gồm ngoại tệ, kim loại quý
như vàng hay các giấy tờ có giá được tính bằng ngoại tệ.
Theo quy định của pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày
1/6/2006 ngoại hối bao gồm:
- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu
và đồng tiền chung khác được sử dụng trong than toán quốc
tế và khu vực (ngoại tệ)
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh
toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương
tiện thanh toán khác
(Khái niệm ngoại hối)
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu
Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và
các loại giấy tờ có giá khác
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở
nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dang khối,
thỏi, hạt miếng trong trường hợp mang vào và ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam
- Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh
toán quốc tế
a Cung ngoại hối
Cung ngoại hối bắt nguồn từ tất cả các giao dịch
quốc tế của Việt Nam tạo ra nguồn thu về ngoại
hối (cột có trong các tài khoản của cán cân thanh
toán)
Cung ngoại hối tăng/giảm khi tỷ giá hối đoái E
tăng/giảm, các hoạt động tạo nguồn thu về ngoại
hối gia tăng/giảm
b Cầu ngoại hối
Cầu ngoại hối bắt nguồn từ tất cả các giao dịch
quốc tế của Việt Nam trong đó phải thanh toán
ngoại hối với nước ngoài (cột nợ trong các tài
khoản của cán cân thanh toán)
Cầu ngoại hối tăng/giảm khi tỷ giá hối đoái E
giảm/tăng, các hoạt động phải thanh toán ngoại
hối cho nước ngoài tăng/giảm
c Cân bằng trên thị trường ngoại hối
Lấy ngoại tệ là USD đại diện cho ngoại hối
d Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái
Nguyên nhân gây nên sự thay đổi của E trên thị trường
ngoại hối (sự dịch chuyển của đường cung, đường cầu)
Các nhân tố làm đường cung, đường cầu ngoại hối
dịch chuyển:
+ Sự tăng/giảm giá trong nước của hàng xuất khẩu
+ Sự tăng/giảm giá quốc tế của hàng nhập khẩu
+ Sự thay đổi của mức giá chung
+ Sự vận động của luồng vốn quốc tế
+ Đầu cơ
→ trong ngắn hạn (P trong và ngoài nước không thay
đổi nhiều) thì E được quyết định bởi cung, cầu
ngoại hối
III Quản lý tỷ giá hối đoái
1 Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi/linh hoạt
(Floating/flexible foreign exchange system)
- Là hệ thống mà tỷ giá hối đoái hoàn toàn được xác
định theo quan hệ cung cầu trên thị trường (như mô
hình thị trường hối đối pt ở trên)
- Nhược điểm cơ bản của hệ thống những dao động
thường xuyên của tỷ giá hối đoái gây thêm tính bất
trắc và rủi ro trong các giao dịch thương mại và tài
chính quốc tế, hạn chế sự tăng trưởng của những
giao dịch đó → xuất hiện can thiệp của chính phủ
nhằm cố định tỷ giá ở một mức nào đó, tránh những
biến động bất lợi của thị trường ngoại hối
2 Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định (Fixed foreign exchange
system)
- Là hệ thống mà tỷ giá hối đoái được giữ ở một mức nhất
định nhờ sự can thiệp của nhà nước
- Ví dụ về sự can thiệp của nhà nước (NHTW) vào thị trường
ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá hối đoái cố định
-
-
-
NHTW muốn duy trì E thấp
hơn nên đã bán ra 1
lượng USD làm tăng
cung USD (đường cung
USD dịch chuyển sang phải).
Đây cũng là hoạt động trên thị
trường mở của NHTW (thu
VND về → giảm MS)
Kết luận
- Nếu NHTW muốn duy trì một mức E thấp hơn thì bán
ngoại tệ làm tăng cung ngoại tệ (giảm MS)
- Nếu NHTW muốn duy trì một mức E cao hơn thì mua
ngoại tệ làm tăng mức cầu về ngoại tệ (tăng MS)
Tuy nhiên, trong xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế
hiện nay, việc theo đuổi chế độ tỷ giá cố định, thoát ly
sự nhạy bén của thị trường sẽ dẫn đến các vấn đề sau:
- Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn thế giới bên
ngoài trong khi E không đổi thì hàng hóa trong nước
sẽ mất dần khả năng cạnh tranh trên các thị trường
quốc tế, gây tổn thất cho cán cân thanh toán quốc tế và
ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước

(vấn đề của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định)
- Để bảo vệ tỷ giá cố định chính phủ thường phải sử
dụng các công cụ hạn chế nhập khẩu như thuế quan,
hạn ngạch... và hạn chế luồng vốn luân chuyển quốc
tế nhằm kiềm chế thâm hụt cán cân thanh toán. Điều
này sẽ mâu thuẫn với yêu cầu của tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế
- Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định không cho phép sử
dụng chính sách tiền tệ vào mục tiêu khác (như ổn
định việc làm hoặc mức giá) mà chỉ sử dụng vào một
mục tiêu duy nhất là duy trì tỷ giá cố định ở mức đã
công bố
- NHTW phải duy trì một quỹ dự trữ ngoại hối tương
đối để có thể can thiệp hiệu quả vào thị trường ngoại
hối gây lãng phí nguồn lực
Liên hệ giữa cán cân thanh toán và hệ thống tỷ
giá hối đoái
- Trong trường hợp các nước có hệ thống tỷ giá
hối đoái thả nổi (Mỹ, Anh, Nhật...) thì cán cân
thanh toán tổng thể bằng 0
- Trong trường hợp các nước có hệ thống tỷ giá
hối đoái có sự can thiệp của chính phủ (cố định)
thì cán cân thanh toán tổng thể không bằng 0,
phải có sự tài trợ từ quỹ dự trữ ngoại hối của
NHTW (tài khoản tài trợ chính thức)
3 Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý
(managed floating foreign exchange system)
Là sự kết hợp của hệ thống tỷ giá thả nổi và hệ thống
tỷ giá cố định
Khác với can thiệp trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố
định, can thiệp trong hệ thống này của NHTW nhằm
thu hẹp biên độ dao động của tỷ giá, giảm thiểu rủi
ro cho các hoạt động kinh tế hoặc điều chỉnh tỷ giá
theo hướng có lợi
(vỗ tay bằng cả 2 bàn tay)
IV Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế
1 Tỷ giá hối đoái tăng
- Hàng hóa trong nước trở nên rẻ tương đối hơn so
với trước →xuất khẩu tăng
- Hàng hóa nước ngoài trở nên đắt tương đối hơn so
với →nhập khẩu giảm
→ Xuất khẩu ròng tăng
IV Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế
2 Tỷ giá hối đoái giảm
- Hàng hóa trong nước trở nên đắt tương đối hơn so
với trước →xuất khẩu giảm
- Hàng hóa nước ngoài trở nên rẻ tương đối hơn so
với →nhập khẩu tăng
→ Xuất khẩu ròng giảm
Hiệu ứng J
Hiệu ứng J cho biết không phải cứ khi nào đồng nội tệ
mất giá thì sẽ làm cho xuất khẩu ròng tăng ngay lập
tức, lý do:
- Sự chậm trễ trong phản ứng của người tiêu dùng
-
Sự chậm trễ trong phản ứng của các nhà sản xuất
Sự cạnh tranh không hoàn hảo
→ ban đầu khi đồng nội tệ mất giá NX giảm sau một
thời gian sẽ tăng
-
Hiệu ứng J
Phân tích tương tự khi đồng nội tệ lên giá