baigiangfull

Download Report

Transcript baigiangfull

LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH

GV: Huỳnh Tấn Trịnh Cao đẳng nghề Nha Trang

TỔNG QUAN MÁY TÍNH

Lịch sử phát triển của máy tính Sơ đồ khối máy tính Nguyên lý hoạt động Tìm hiểu các thành phần 1. Case và nguồn 2. Mainboard 3. Ram, Rom, HDD 4. CPU Lựa chọn cấu hình Quy trình lắp ráp Chẩn đoán và xử lý sự cố theo từng phần thiết bị

MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Giải thích cấu trúc và nguyên lý hoạt động của máy tính Hiểu biết các thành phần phần cứng của máy tính Giải thích được các thành phần chính trên mainboard Hiểu biết các công nghệ mới trên mainboard Hiểu biết các thông số kỷ thuật của Ram, HDD Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của vi xử lý Hiểu biết các công nghệ mới của vi xử lý Hiểu biết quy trình lắp ráp hoàn chỉnh một hệ thống máy tính Biết chuẩn đoán và xử lý những sự cố của hệ thống máy tính

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY TÍNH

Sự phát triển của máy tính được mô tả dựa trên sự tiến bộ của các công nghệ chế tạo các linh kiện cơ bản của máy tính như: bộ xử lý, bộ nhớ, các ngoại vi,…Ta có thể nói máy tính điện tử số trải qua bốn thế hệ liên tiếp. Việc chuyển từ thế hệ trước sang thế hệ sau được đặc trưng bằng một sự thay đổi cơ bản về công nghệ.

Máy tính ENIAC

Thế hệ đầu tiên (1946-1957)

ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) là máy tính điện tử số đầu tiên do Giáo sư Mauchly và người học trò Eckert tại Đại học Pennsylvania thiết kế vào năm 1943 và được hoàn thành vào năm 1946. Đây là một máy tính khổng lồ, dài 20 mét, cao 2,8 mét và rộng vài mét. ENIAC bao gồm: 18.000 đèn điện tử, 1.500 công tắc tự động, cân nặng 30 tấn, và tiêu thụ 140KW giờ. Nó có 20 thanh ghi 10 bit (tính toán trên số thập phân). Có khả năng thực hiện 5.000 phép toán cộng trong một giây. Công việc lập trình bằng tay bằng cách đấu nối các đầu cắm điện và dùng các ngắt điện.

Thế hệ thứ hai (nửa sau thập niên 50)

Công ty Bell đã phát minh ra transistor vào năm 1947 và do đó thế hệ thứ hai của máy tính được đặc trưng bằng sự thay thế các đèn điện tử bằng các transistor lưỡng cực.

Thế hệ thứ ba (sau 1960)

Sự xuất hiện của các mạch kết (mạch tích hợp - IC: Integrated Circuit). Các mạch kết độ tích hợp mật độ thấp (SSI: Small Scale Integration) có thể chứa vài chục linh kiện và kết độ tích hợp mật độ trung bình (MSI: Medium Scale Integration) chứa hàng trăm linh kiện trên mạch tích hợp.

Mạch in nhiều lớp xuất hiện, bộ nhớ bán dẫn bắt đầu thay thế bộ nhớ bằng xuyến từ. Máy tính đa chương trình và hệ điều hành chia thời gian được dùng.

Thế hệ thứ tư (1972 - ????)

Thế hệ thứ tư được đánh dấu bằng các IC có mật độ tích hợp cao (LSI: Large Scale Integration) có thể chứa hàng ngàn linh kiện. Các IC mật độ tích hợp rất cao (VLSI: Very Large Scale Integration) có thể chứa hơn 10 ngàn linh kiện trên mạch. Hiện nay, các chip VLSI chứa hàng triệu linh kiện.

SƠ ĐỒ KHỐI MÁY TÍNH

Là sơ đồ dạng hình khối dùng để mô tả các thiết bị trong hệ thống máy tính dựa trên chức năng chính của nhóm thiết bị tương ứng.

Các máy tính ngày nay có thiết kế nhỏ gọn với nhiều tính năng nhưng vẫn dựa trên cấu trúc nền tảng như các máy tính của thời kỳ đầu gồm các phần chính là: khối thiết bị nhập, khối thiết bị xuất, khối xử lý, khối bộ

nhớ.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Để có thể khởi động và sử dụng máy tính thì cần phải hiểu rõ một số quá trình thực hiện cũng như nguyên lý hoạt động cơ bản của máy tính.

Quá trình khởi động Quá trình nhập dữ liệu Quá trình xử lý dữ liệu Quá trình hiển thị và xuất dữ liệu Quá trình lưu trữ

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG Thiết bị đưa vào (input device)

Bộ nhớ (memory)

Bộ nhớ ngoài Bộ nhớ trong Bộ số học và logic Bộ điều khiển

Bộ xử lý (CPU)

Thiết bị đưa ra (output device)

CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH

Để máy tính có thể hoạt động tốt cần có sự phối hợp của rất nhiều bộ phận với những chức năng riêng biệt. Căn cứ vào vị trí kết nối: thiết bị nội vi và ngoại vi Thiết bị nội vi: Mainboard, CPU, Memory (RAM, ROM), HDD, CD-ROM Drive Thiết bị ngoại vi: Monitor, keyboard, mouse, printer, scanner…

Thiết bị nhập (input devices)

Thiết bị xuất (output devices)

Thiết bị xử lý (process devices)

Thiết bị nhớ và lưu trữ

Thiết bị khác (other devices)

CASE – THÙNG MÁY

Dùng để gắn kết và bảo vệ các thành phần linh kiện phần cứng giúp các thiết bị hoạt động tốt và an toàn cũng như tạo vẻ mỹ quan cho hệ thống. Thùng máy được thiết kế dựa trên cấu trúc của bo mạch chủ. Hiện nay gồm chuẩn ATX và BTX…

Cấu trúc thùng máy

Cấu trúc bên trong của các loại thùng máy đều tương tự nhau. Phổ biến nhất vẫn là kiểu thiết kế theo chuẩn ATX, gồm 4 khu vực chính: Khu vực lắp bộ nguồn Khu vực lắp các ổ đĩa quang Khu vực lắp các thiết bị 3.5” Khu vực lắp đặt Mainboard

Cấu trúc thùng máy

Mặt trước có các chức năng như nút công tắt nguồn, nút khởi động nóng và các đèn tín hiệu nguồn, tín hiệu ổ cứng. Nhưng đến đời Pentium IV mặt trước còn được tích hợp thêm một số chức năng như cổng giao tiếp USB, Audio…

Cấu trúc thùng máy

Mặt sau của thùng máy gồm các loại jack cắm (thường gọi là cổng). Các thiết bị vào/ra (I/O) và thiết bị ngoại vi, thông qua dây nối vào các cổng để giao tiếp với thành phần bên trong của khối hệ thống.

Dây tín hiệu và đèn

Là phần quan trọng trong thùng máy, dùng để kết nối các tín hiệu như đèn ổ cứng, đèn báo tín hiệu nguồn và các nút khởi động… Đối với đời máy Pentium 4 thùng máy lại thêm một số chức năng như dây kết nối USB, dây mirophone nối ra mặt trước.

BỘ NGUỒN (POWER SUPPLY UNIT)

Máy tính sẽ không hoạt động nếu không có điện, thiết bị cung cấp điện cho máy tính gọi là bộ nguồn. Bộ nguồn sẽ biến đổi dòng điện AC thành DC cung cấp cho hệ thống.

Tương tự như thùng máy, bộ nguồn dùng cho máy tính cũng có nhiều chủng loại ứng với mỗi loại bo mạch chủ khác nhau, phổ biến là ATX và BTX.

Phân loại bộ nguồn Nguồn ATX

cho phép tắt mở nguồn tự động bằng phần mềm/ thông qua mạng mà không phải sử dụng công tắc (với card mạng có tính năng Wake on-LAN). Một số loại bộ nguồn ATX: ATX: jack chính 20 chân (dùng cho Pentium III hoặc Athlon XP).

ATX12V: jack chính 20 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4/ Athlon 64).

ATX12V 2.X: dây chính 24 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4 Socket 775 và các hệ thống Athlon 64, PCI-Express).

Bảng so sánh các bộ nguồn chuẩn ATX ATX

Đầu cấp nguồn Số rail đường12V Đầu cấp nguồn SATA Hiệu suất thấp nhất V2.2/ V2.1

24 pin 2 Có 72 % V2.01 /V 2.0

24 pin 2 Có 70 % V1.3

20 pin 1 0 60 %

Phân loại bộ nguồn BTX

: một chuẩn mới được thiết kế với các thành phần bên trong hoàn toàn khác với chuẩn ATX. Chuẩn BTX được thiết kế tối ưu cho những công nghệ mới nhất hiện nay: SATA, USB 2.0 và PCI Express…

Các thành phần bộ nguồn

Quạt giải nhiệt Công tắc nguồn Công tắc chuyển điện áp Jack cắm nguồn Đầu cắm nguồn cho mainboard

Các thông số nguồn Volt

: chỉ số chênh lệch năng lượng điện giữa hai điểm hiệu điện thế

Amp

: cường độ dòng điện

Watt

: công suất nguồn điện

Bộ dây nguồn

Cách kiểm tra bộ nguồn

Cách kiểm tra bộ nguồn có hoạt động hay không: Dùng một dây dẫn nối chân thứ 14 (màu xanh lá) với chân 16 (hoặc chân màu đen bất kì), nếu quạt của bộ nguồn quay thì bộ nguồn còn hoạt động.

Demo

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ NGUỒN Sự cố Chẩn đoán Khắc phục

Hệ thống đôi khi khởi động lại liên tục khi vào giao diện Windows Logon.

Nguồn điện không ổn định, bộ nguồn bị sụt áp, hư tụ.

Sử dụng ổn áp, thay thế bộ nguồn mới hoặc sửa bộ nguồn.

Nguồn hệ thống không được kích hoạt khi ấn nút Power.

Bộ nguồn hư hoặc chưa được cấp nguồn.

Dây nguồn hư, công tắc nguồn chưa được mở hoặc các jack cắm tiếp xúc kém.

Kiểm tra bộ nguồn và các yếu tố có liên quan.

Khi cắm thiết bị vào Front USB Port, máy tính khởi động lại hoặc dump treo máy.

Nguồn điện không đảm bảo. Chạm nguồn.

Kiểm tra bộ nguồn, USB port, đổi port, kiểm tra dây kết nối.

MAINBOARD – BO MẠCH CHỦ

Là bo mạch điện tử chính làm nhiệm vụ cung cấp các kết nối vật lý và luận lý giữa tất cả các thiết bị trong hệ thống máy tính. Có thể xem bo mạch chủ như là khung sườn của hệ thống.

Trên mainboard thường được tích hợp:

Chipset (chip cầu bắc và chip cầu nam) Slot/ Socket để kết nối vi xử lý Khe cắm bộ nhớ (RAM slot) Khe cắm mở rộng (expansion card) Kết nối nguồn (power connector) BIOS ROM I/O Port…

Giới thiệu các thành phần

Các kiểu mainboard chính

Bo mạch không tích hợp là kiểu thiết kế chỉ có những thành phần cốt lõi. Các thành phần khác sẽ được bổ sung thông qua các khe cắm mở rộng. Được dùng cho những người có nhu cầu sử dụng máy tính đòi hỏi tốc độ nhanh mà những thiết bị tích hợp trên bo mạch chính thường không đáp ứng được.

Bo mạch tích hợp được tích hợp thêm một số thiết bị khác để giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành. Thường được tích hợp các thiết bị như sound card, VGA card, LAN card…

Bo mạch chuẩn ATX

Cho phép gắn các bo mạch mở rộng một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Bộ nguồn sử dụng cho các bo mạch chuẩn ATX được gọi là nguồn ATX.

Bo mạch chuẩn BTX

Là chuẩn mới trên thị trường, thường dùng cho các hệ thống máy tính cá nhân cao cấp.

Điểm đặc biệt của chuẩn BTX là sự sắp xếp lại vị trí của các thiết bị trên mainboard nhằm tạo ra sự lưu thông không khí tối ưu.

Hệ thống Bus (Bus system)

Bus l à hệ thống đường truyền t í n hiệu gi ú p trao đổi dữ liệu giữa vi xử lý v à kh á c trong m á y t í nh. c á c thiết bị Bus trong m á y t í nh gồm c á c bus như: System Bus, FSB (Front Side Bus), BSB (Back Side Bus), Expansion Bus … Chia l à m 4 nh ó m bus: địa chỉ, dữ liệu, điều khiển v à mở rộng.

xxxxx xxxxx

ALU

xxxxx

Thanh ghi lệnh PC Thanh ghi dữ liệu Thanh ghi lệnh IR

CU CPU Bus địa chỉ Bus điều khiển Bus dữ liệu [1064] 5 [1068] 7 ……… [2B00] ……… [ A001 ] [A006] [A009]

BỘ NHỚ

A1 64 10 68 10 A2 70 10 A3 74 10 Thiết bị ngoại vi

Bus hệ thống (System Bus)

Là kênh truyền dữ liệu giữa CPU & bộ nhớ được thiết kế trên mainboard.

System Bus phụ thuộc vào số lượng các đường truyền dữ liệu (32, 64 bit…) và tốc độ xung nhịp của hệ thống (100Mhz, 133MHz…).

Tốc độ của kênh truyền hệ thống cao hơn so với tốc độ các kênh truyền ngoại vi nhưng lại chậm hơn kênh truyền tuyến sau Back Side Bus.

Bus tuyến trước (Front Side Bus)

Bus tuyến trước tiếp nhận các thông tin và truyền dữ liệu từ chip cầu bắc đến vi xử lý và ngược lại.

Khi các thông tin dữ liệu truyền vào thì bus tuyến trước sẽ tiếp nhận và đưa vào vi xử lý để thực hiện việc xử lý.

Back Side Bus & Expansion Bus

Bus tuyến sau hoạt động trong phạm vi giữa cache L2 và vi xử lý. Hay nói cách khác là đường truyền dữ liệu giữa cache L2 và vi xử lý.

Bus mở rộng cho phép các thiết bị ngoại vi, các card mở rộng truy cập vào bộ nhớ một cách độc lập không cần thông qua vi xử lý, trong khi vi xử lý đang thực hiện các tác vụ khác.

Tốc độ Bus và hệ số tỉ lệ

Tốc độ bus xác định tốc độ truyền thông tin qua bus, mỗi mainboard sẽ có một tốc độ bus chuẩn cho toàn bộ hệ thống (gọi là xung nhịp chuẩn, xung clock) thường là 100MHz, 133MHz và 200MHz.

Hệ số tỉ lệ tuỳ theo từng loại bus mà hệ số tỉ lệ bus sẽ khác nhau. Ví dụ: FSB=Bus chuẩn x 4, DDR_SDRAM Memory Bus=Bus chuẩn x 2.

CÁC THÀNH PHẦN TRÊN MAINBOARD

Một mainboard thường được cấu tạo và tích hợp bởi nhiều thành phần linh kiện điện tử khác nhau. Có thể chia làm các nhóm: khe mở rộng, I/O port, các chip điện tử, khe cắm bộ nhớ, các connectors, jumpers và đế cắm vi xử lý.

SƠ ĐỒ CHI TIẾT CỦA MAINBOARD

Khe cắm mở rộng (expansion slot)

PCI ( Peripheral Component Interconnect)

AGP

(Accelerated Graphics Port)

PCI Express

Khe cắm PCI Peripheral Component Interconnect (PCI):

là chuẩn khe cắm mở rộng cung cấp các đường truyền tốc độ cao giữa CPU với các thiết bị ngoại vi như: card màn hình, card mạng, card âm thanh….

Thông số kỹ thuật

: hoạt động ở tần số 33Mhz, 66Mhz, 133Mhz với các đường truyền dữ liệu có băng thông 32bit/ 64bit.

Khe cắm AGP Accelerated Graphics Port (AGP):

là khe cắm card mở rộng chuyên dùng cho card màn hình tốc độ cao, nó ra đời thay thế cho PCI

Thông số kỹ thuật

: chuẩn AGP đầu tiên là AGP 1X tốc độ truyền 266MB/s và được phát triển lên AGP 2X, 4X, 8X.

Khe cắm PCI Express PCIe:

là chuẩn giao tiếp dùng cho card đồ họa của máy tính (thay cho giao diện AGP) mới phát triển sau này. Đối với PCIe X16 có 164 pin.

Thông số kỹ thuật

: PCIe có băng thông lớn so với các khe cắm AGP, PCI... Đối với PCIe X1 thì băng thông là 2.5Gb/s (X1=250MB/s) mỗi chiều, còn đồng bộ thì tới 5.0Gb/s (X1 = 500MB/s).

Khe cắm bộ nhớ RAM Các loại module khe cắm

SIMM (Single Inline Memory Modules) DIMM (Dual Inline Memory Modules) RIMM (Rambus Inline Memory Modules) SoDIMM (Small Outline Dual Inline Memory Modules)

DIMM Modules

 Chủng loại DIMM Modules SDR SDRAM DDR SDRAM DDR II SDRAM DDR III SDRAM RAM:(Ramdom access memory – bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên): là thiết bị không thể thiếu trong máy. Nơi lưu trữ trạm thời các dữ liệu, chương trình trong quá trình hoạt động của máy tính. Chip Ram là chip biến đổi (volatile) nên dữ liệu sẽ bị mất khi tắt máy

DIMM Modules SDR SDRAM

(Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ bus từ 66/100/133/150MHz, tổng số pin là 168, với độ rộng bus là 64 bit, điện áp là 3.3V và giao tiếp theo dạng Modules DIMM.

DIMM Modules DDR SDRAM

(Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ bus 200/266/333/400/433MHz, 64 bit dữ liệu, tổng số pin là 184, điện áp là 2.5V. Chuẩn giao tiếp là Modules DIMM.

DIMM Modules DDR II SDRAM

Modules DIMM.

(Double Data Rate II Synchronous Dynamic RAM): phát triển sau này có tốc độ bus khá lớn 400/433 /533/667/800/1066MHz, số bit dữ liệu là 64 bit, tổng số pin là 240, điện áp là 1.8V. Chuẩn giao tiếp là

DIMM Modules DDR III SDRAM

tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240.

(Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM): có

SoDIMM Modules

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ RAM Sự cố

Oxy hoá.

Chẩn đoán

Các điểm tiếp xúc trên RAM và slot bị oxy hoá do dòng điện và môi trường sau 1 thời gian sử dụng.

Khắc phục

Vệ sinh chân tiếp xúc (gôm) & khe cắm (xăng thơm và bàn chải).

Cháy chip / chân tiếp xúc.

Lỗi chip nhớ, màn hình xanh “dump”.

Hệ thống phát ra tiếng beep liên tục khi POST.

Do lắp đặt sai, không sát, tháo lắp khi nguồn đang hoạt động.

Hỡ mối hàn, lỗi kỹ thuật, xung đột.

RAM lỗi, chưa gắn RAM, RAM không tương thích… Thay thế thanh RAM khác.

Dùng phần mềm Gold Memory, Docmemory, Memtest… tra.

để kiểm Kiểm tra / thay thế RAM.

Giao tiếp vi xử lý

Slot 1: Pentium II, Pentium III, Celeron Slot 2: Pentium II Xeon, Pentium III Xeon Slot A: các vi xử lý của hãng AMD Socket: là đế cắm dạng hình chữ nhật.

Đế cắm vi xử lý

Socket 370: Pentium III, Celeron Socket A (462 pin): AMD Duron Socket 423: Pentium IV Socket 478: Pentium IV và Celeron Socket 775: Pentium IV và Core Socket 1366: Core TM i7 TM 2 Duo Socket AM2 (939 pin): AMD Athlon 64 462 939 775

Kết nối nguồn (power connectors )

ATX 20 Pin Power Connectors: thành phần quan trọng dùng để cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị trên mainboard.

ATX 24 Pin

CÁC KẾT NỐI TRÊN MAINBOARD

FDD (Floppy Disk Drive) IDE (Integrated Drive Electronics) SATA (Serial ATA ) SCSI (Small Computer System Interface)

KẾT NỐI ATA/IDE VÀ FDD (Floppy Disk Drive)

 ATA/IDE Là chuẩn kết nối CD/DVD, HDD với mạch điều khiển IDE trên mainboard, gồm 40 pin  IDE-FDD: Là chuẩn kết nối FDD với mạch điều khiển IDE trên mainboard gồm 34pin  Một sợi cáp IDE chỉ kết nối 2 thiết bị (Master và slave)  Tốc độ truyền dữ liệu cao nhất là 133MB/s

KẾT NỐI SATA

Có thế mạnh về tốc độ, dung lượng, truyền tín hiệu xa hơn, an toàn hơn giúp SATA nhanh chóng thay thế giao diện Parallel ATA. Loại này có 7 Pin Có 3 loại tốc độ truyền dữ liệu là 150MB/s và 300MB/s, 600MB/s ứng với SATA I; SATA II; SATA III.

Một sợi cáp sata chỉ kết nối một thiết bị

KẾT NỐI SCSI

Là chuẩn cao cấp chuyên dùng cho Server, có tốc độ rất cao từ 10,000 vòng/phút, số chân 50 hoặc 68. Chủ yếu được dùng cho các thiết bị như: ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, scanner… Thế mạnh của SCSI là khả năng kết nối liên tiếp (daisy-chain) 15 thiết bị khác nhau.

Tốc độ truyền dữ liệu 320MB/s, 640MB/s

Jumpers

Jumper: được thiết kế bằng plastic nhỏ có tính chất dẫn điện dùng để cắm vào những mạch hở tạo thành mạch kín để thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

BIOS ROM & CMOS Battery

BIOS (Basic Input Output System): là một chương trình hệ thống được nhà sản xuất tích hợp trên mainboard thông qua 1 chip ROM, nhằm để quản lý và kiểm tra các thiết bị nhập xuất cơ sở của hệ thống.

CMOS Battery: cục Pin, dùng để duy trì các thông số đã thiết lập trong BIOS/ CMOS Setup Utility.

Rear/ Back Panel

GIỚI THIỆU CÁC CÔNG NGHỆ TÍCH HỢP

Trên mainboard nhà sản xuất tích hợp thêm các công nghệ nhằm tăng cường sức mạnh, tính đa dạng, khả năng hỗ trợ và khai thác các công nghệ mới của những thiết bị tương ứng.

RAID Công nghệ Dual Channel Công nghệ Hyper-Threading Công nghệ Multi-Core Dual Graphics Dual LAN Dual BIOS

RAID

   RAID (Redundant Array of Independent Disks). Ban đầu, RAID được sử dụng như một giải pháp phòng hộ vì nó cho phép ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng cùng lúc. Về sau, RAID đã có nhiều biến thể cho phép không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu mà còn giúp gia tăng đáng kể tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng. Dưới đây là các loại RAID được dùng phổ biến : RAID0,RAID1,RAID0+1,RAID5… Hiện tại bộ điều khiển RAID tích hợp thường gồm 2 loại chính: chip điều khiển gắn lên Mainboard hoặc hỗ trợ sẵn từ trong chipset.

Ví dụ + + Intel ICH5R, ICH6R, ICH7R. Những chipset cầu nam (SouthBridge) này đi kèm với dòng i865/875/915/925/945/955.

nVIDIA nForce2-RAID (AMD), nForce 3 Series (AMD A64), nForce 4 Series (AMD A64/ Intel 775).

+Chip điều khiển bên ngoài: thường thấy nhất là hai dòng Silicon Image Sil3112 và 3114

Dual Channel Technology

  Công nghệ Dual Channel là gì ? Dual channel là công nghệ cho phép memory controller có thể mở rộng độ rộng của bus dữ liệu từ 64 đến 128 bit.

Ví dụ:DDR2-800 – một thiết bị 64-bit, thì ta có tốc độ truyền tải lý thuyết lớn nhất là 6400 MB/s (800 MHz x 64 / 8). Nên thường ghi trên thanh Ram PC2-6400. Vậy nếu sử dụng công nghệ Dual channel thì tốc độ truyền tải lý thuyết nó là 12800MB/s

Hyper-Threading Technology

Công nghệ HT là thực hiện 2 tiến trình ở 1 thời điểm trong 1 CPU. Siêu phân luồng cho phép thực hiện xử lý song song 2 luồng cùng thời điểm, tận dụng tối đa tài nguyên và rút gắn thời gian xử lý.

Multi Core Technology

Hỗ trợ các vi xử lý có sử dụng công nghệ đa lõi. Các lõi này sẽ hoạt động song song với nhau, chia sẻ công việc tính toán và xử lý mà vi xử lý đảm nhận. Hai công nghệ phổ biến là Dual Core (lõi kép) và Quad Core (lõi tứ).

Vi xử lý lõi tứ của Intel

Dual Graphics Technology

Đồ họa kép là công nghệ đột phá trong việc xử lý đồ họa, cho phép gắn nhiều hơn 2 card đồ họa để tăng sức vận hành, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng trong lĩnh vực game, đồ hoạ.

Ví dụ: thường dùng là: ATI dùng công nghệ Cross Fire; NVIDIA dùng công nghệ SLI.

Dual BIOS DualBIOS

tiếp theo.

thực chất là một công nghệ cho phép mainboard của bạn được tích hợp hai chip BIOS. Một loại được gọi là Main BIOS (BIOS chính) và một loại được gọi là Backup BIOS (BIOS dự phòng). Mainboard thường hoạt động với Main BIOS, nhưng nếu nó bị hư hại vì một lí do nào đó thì backup BIOS sẽ được tự động sử dụng trong lần khởi động

Dual LAN Là tích hợp trên Mainboard 2 port network

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MAINBOARD Sự cố

Bật công tắc nguồn máy không khởi động, quạt nguồn không quay.

Chẩn đoán

Biểu hiện trên rất giống với biểu hiện sự cố có liên quan đến mainboard.

Khắc phục

Dùng phương loại trừ: kiểm tra nguồn và vi xử lý.

Bật công tắc nguồn, quạt nguồn quay nhưng máy không khởi động, màn hình không tín hiệu.

Tình trạng trên có thể do nguồn hoặc vi xử lý bị lỗi.

Thay khác, thế kiểm bộ tra nguồn Bus Jumper trên mainboard, kiểm tra vi xử lý trên mainboard khác.

Máy có biểu hiện không ổn định, khi khởi động vào Windows thì bị Reset lại, khi cài đặt Windows thường báo lỗi cài đặt.

Lỗi phần cứng: RAM, bộ nguồn, mainboard.

Kiểm tra các thiết bị còn lại đều tốt thì nguyên nhân là do mainboard, thử trên mainboard khác.

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MAINBOARD Sự cố

Hệ thống không nhận diện card mở rộng.

Hệ thống thường bị “treo”, khởi động và hoạt động không ổn định.

Chẩn đoán

Các mối tiếp xúc giữa mainboard và card mở rộng không tốt.

Biểu hiện này chứng tỏ nguồn điện vào mainboard không ổn định.

Khắc phục

Vệ sinh các khe và chân kết nối.

Kiểm tra bộ nguồn và các tụ trên mainboard.

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MAINBOARD Sự cố

Quạt nguồn và quạt CPU không hoạt động (công tắc đã đấu đúng).

Quạt nguồn và quạt CPU có quay nhưng không có tín hiệu beep.

Chẩn đoán

Chipset điều khiển nguồn trên mainboard không hoạt động.

Nguồn, vi xử lý, BIOS ROM, mainboard.

Khắc phục

Kiểm tra nguồn và nhiệt độ chipset.

Kiểm tra bộ nguồn, vi xử lý, BIOS ROM, mainboard.

HDD Ổ đĩa cứng HDD viết tắt từ Hard Disk Drive Cấu tạo: gồm nhiều đĩa tròn xếp chồng lên nhau với một motor quay ở giữa và một đầu đọc quay quanh các lá đĩa để đọc và ghi dữ liệu (xem hình bên).

Công dụng: ổ đĩa cứng là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người sử dụng

HDD Đặc trưng: Dung lượng nhớ tính bằng MB, và tốc độ quay tính bằng số vòng trên một phút - rounds per minute (rpm) Mách bạn: HDD hiện nay trên thị trường có 2 tốc độ 5400rpm, 7200 rpm

VI XỬ LÝ

CPU (Central Processing Unit) được gọi là microprocessor hay processor – là một đơn vị xử lý trung tâm, được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính.

CPU là thành phần quan trọng nhất trong máy tính, là trung tâm xử lý và điều khiển mọi hoạt động của hệ thống, là một mạch tích hợp được tạo thành từ nhiều bóng bán dẫn (transistor).

Chip vi xử lý đầu tiên là chip 4004 của hãng Intel (năm 1971).

Chức năng của vi xử lý

Điều khiển tất cả mọi hoạt động của máy tính từ các công việc như: tính toán, xử lý dữ liệu… đến các quá trình truy xuất, trao đổi thông tin với các thành phần khác trong hệ thống theo những chương trình được thiết lập sẵn.

Các nhà sản xuất vi xử lý Intel

Dòng Intel® Core™, Intel® Pentium®, Intel® Celeron® dùng cho máy để bàn, Laptop và Notebook.

Dòng Intel® Xeon™, Intel® Itanium™, dùng cho các máy chủ, máy trạm.

Vi xử lý của Intel

FAN vi xử lý của Intel

Các nhà sản xuất vi xử lý

AMD (Advanced Micro Devices) Dòng Phenom™, Athlon™, Sempron™ dùng cho máy để bàn.

Dòng Turion™ 64 X2 Dual-Core Mobile Technology, Athlon 64 X2, Mobile AMD Sempron dùng cho Laptop, Notebook.

Dòng Athlon MP, Opteron™ dùng cho máy chủ, máy trạm.

Vi xử lý của AMD

FAN vi xử lý của AMD

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Vi xử lý được cấu tạo từ nhiều thành phần với các chức năng chuyên biệt, phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. Tuy mỗi vi xử lý có thiết kế riêng nhưng tất cả đều có cùng chung một nguyên lý hoạt động.

Cấu tạo của vi xử lý

Control Unit (CU) Arithmetic Logic Unit (ALU) Floating Point Unit (FPU) Register Cache L1 Cache L2 Bộ giải mã(Decode) IO – BUS Unit

Cấu tạo của vi xử lý

Nguyên lý hoạt động Giai đoạn nạp

: đọc các lệnh của chương trình và dữ liệu cần thiết vào bộ xử lý.

Giai đoạn giải mã

: tương ứng.

xác định mục đích của lệnh và chuyển nó đến phần cứng

Giai đoạn thực thi

: thực hiện các lệnh và dữ liệu đã được nạp sẵn.

Giai đoạn hoàn tất

: xử lý hay bộ nhớ chính.

lấy kết quả của giai đoạn thực thi đưa vào thanh ghi của bộ

Nguyên lý hoạt động

Vi xử lý thực hiện việc xử lý theo phương pháp truy cập bộ nhớ trực tiếp (DMA: Direct Memory Access).

Vi xử lý của AMD thì ngay bên trong cấu trúc đã có tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ giúp truy cập trực tiếp dữ liệu mà không cần thông qua chipset theo dạng điểm đến điểm (Hyper Transport Technology).

Vi xử lý của Intel các hãng khác: việc truy xuất trực tiếp không thông qua bộ điều khiển trên chipset. Khi đó dữ liệu được truyền trực tiếp đến vi xử lý.

Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động của vi xử lý

Lệnh Nhận Thực hiện Dữ liệu HAY

ĐẶC TRƯNG CỦA VI XỬ LÝ

Mỗi vi xử lý đều có những đặc trưng và các thông số kỹ thuật khác nhau.

Tuy nhiên khi đề cập đến vi xử lý chúng ta thường quan tâm đến một số yếu tố sau đây: Tốc độ làm việc BUS (FSB) Bộ nhớ đệm (Cache) Cache L1, L2 L3 Độ rộng Bus Điện áp hoạt động Socket/ slot …

Clock Frequency

Dạng xung nhịp:

     T 0 chu kỳ xung nhịp Tần số xung nhịp: f 0 = 1/T 0 Mỗi thao tác của bộ xử lý cần kT 0 T 0 càng nhỏ bộ xử lý chạy càng nhanh Ví dụ: Máy tính dùng bộ xử lý Pentium IV 2GHz   Ta có f 0 = 2 GHz = 2x10 9 Hz T 0 = 1/f 0 = 1/(2x10 9 ) = 0,5 ns.

Bộ nhớ Cache

Là loại bộ nhớ có dung lượng rất nhỏ, có tốc độ xấp xỉ bằng tốc độ làm việc của CPU.

Chức năng: làm giảm thời gian chờ của hệ thống vì bộ nhớ RAM có tốc độ rất thấp so với CPU.

Có 2 loại: cache L1 (Level 1) và L2 (Level 2) Cache L1 (bên trong CPU): Data và Instruction. Có dung lượng 16KB 512KB.

Cache L2 (gần cache L1): chứa các lệnh và dữ liệu sẽ được thực thi tiếp theo. Có dung lượng 256KB – 4MB.

CÔNG NGHỆ CỦA VI XỬ LÝ

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật tạo nên nhiều công nghệ mới giúp CPU tối ưu hóa mọi hoạt động và đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất.

Các công nghệ tiêu biểu được tích hợp cho vi xử lý

Hyper Threading Technology Dual Core, Quad Core Intel Extended Memory 64 Technology (EM64T) Intel Virtualization Technology Enhanced Intel SpeedStep Execute Disable Bit Centrino

Hyper Threading Technology

Công nghệ mô phỏng một CPU vật lý như hai CPU luận lý, sử dụng tài nguyên vật lý được chia sẻ và có cấu trúc chung giống nhau. Hệ điều hành và chương trình ứng dụng hoạt động trên cả hai CPU logic giúp tốc độ xử lý trung bình nhanh hơn so với một CPU vật lý.

Multi Core

Công nghệ chế tạo vi xử lý có 2 lõi vật lý thực sự (nhân) hoạt động song song với nhau, mỗi nhân sẽ đảm nhận những công việc riêng biệt không liên quan đến nhân còn lại.

Dual Core

Dual Core & Hyper Threading Technology

Extended Memory 64 Technology (EM64T)

   Công nghệ EM64T (Exxtended Memory Technology) là Công nghệ bộ vi xử lý 64 bít với các cấu trúc thanh ghi và con trỏ lệnh 64 bits cho phép CPU truy cập bộ nhớ (2^64 bit = 17179869184Gb hay 16ExaBytes) Với công nghệ này: thì hệ thống sẽ ít phải truy xuất lượng dữ liệu đệm từ ổ cứng mà truy xuất trực tiếp từ RAM với tốc độ nhanh hơn, giúp hệ thống làm việc hiệu quả hơn ( Bắt đầu từ Pentium D trở lên đều có công nghệ này.

Để phát huy công nghệ này cần BIOS hổ trợ công nghệ này, Ram 4G trở lên, OS 64bit

Những CPU hỗ trợ công nghệ EM64T có 2 dạng: Compatibility mode và 64bit mode.

Compatibility mode: dạng tương thích cho phép OS 64bit có thể chạy những ứng dụng 16bit hoặc 32bit.

64 bit mode: chỉ cho phép OS và các chương trình 64bit hoạt động.

Intel Virtualization Technology

Công nghệ ảo hóa cho phép nhiều OS khác nhau chạy trên cùng một nền tảng phần cứng mà không bị xung đột. Giúp cải thiện khả năng quản lý, hạn chế thời gian không hoạt động và tận dụng tối đa hiệu suất của CPU.

Công nghệ ảo hóa khác với chế độ multi-boot của hệ thống Multi boot: chỉ cho phép 1 OS hoạt động tại 1 thời điểm.

Công nghệ ảo hóa: cho phép chạy nhiều OS cùng một lúc.

Những CPU có hỗ trợ công nghệ ảo hóa: Intel® vPro™, Intel® Xeon®, Intel® Itanium®.

Enhanced Intel SpeedStep

  EIST là công nghệ đặc biệt của Intel được tích hợp trong các vi xử lý intel, với công nghệ này sẽ giúp các vi xử lý chạy với tốc độ phù hợp nhất trong các thời điểm khác nhau tuỳ theo trạng thái các ứng dụng đang chạy và tiết kiệm điện năng hơn, êm ái hơn và mát mẻ hơn. Ta hãy hình dung một CPU có tốc độ 3.06GHz với công suất 110w có thể chạy chỉ với tốc độ 2.8GHz khi máy tính ở trạng thái nhàn rỗi và mức tiêu hao điện năng cũng như độ ồn hệ thống suy giảm đáng kể Ví dụ như: 1. Máy tính đó phải sử dụng một CPU có công nghệ EIST, tất cả các CPU Pentium 4 6xx, Pentium D 830 trở lên, Core 2 Duo 4300 trở lên đều được tích hợp EIST 2. Chipset: bo mạch chủ phải sử dụng các bộ chipset Intel 910 trở lên 3. BIOS hỗ trợ EIST 4. Hệ điều hành hỗ trợ EIST: các hệ điều hành từ WindowsXP trở lên đều hỗ trợ EIST

Execute Disable Bit

Công nghệ vô hiệu hóa mã nguy hiểm, chống lan tràn trong toàn hệ thống mạng khi PC bị nhiễm các loại virus độc hại định chèn mã vào bộ đệm của hệ điều hành

Các hệ điều hành được hỗ trợ:

 MS Windows* Server 2003 with Service Pack 1  MS Windows* XP* with Service Pack 2  Red Hat Enterprise Linux 3 Update 3

GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ CENTRINO

Công nghệ Centrino: là một nền tảng tập hợp các thành phần đặc trưng của Intel như Processor, Chipset và Wireless network hổ trợ cho máy laptop.

Đối với centrino: đủ 3 thành phần sau 1. CPU intel pentiumM.

2. Bo mạch chủ sử dụng chipset intel 855 trở lên.

3. Được trang bị kết nối Wireless intel PRO Đối với centrino2: đủ 3 thành phần sau 1. CPU intel Core 2 Dual 2. Bo mạch chủ sử dụng chipset Mobile intel 45 Express 3. Hổ trợ kết nối WiFi 802.11n tốc độ nhanh nhưng tiết kiệm điện năng (Intel WiFi Link 5000 series) Ví dụ: Bộ vi xử lý trên nền tảng Centrino2 như: P8400, P8600, P9500, T9400, T9600, X9100

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ CPU Sự cố

Máy hoạt động một Reset hoặc Shut down.

lúc thì tự

Chẩn đoán

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độ của CPU quá cao hoặc nguồn cung cấp không ổn định.

Khắc phục

Kiểm tra bộ phận tản nhiệt, keo tản nhiệt, nguồn điện.

Sau khi lắp CPU, bật máy lên thì màn hình thông báo: “CPU Intel Ucode loading Error” và yêu cầu nhấn phím F1 để tiếp tục.

Nếu nhấn F1 mà máy hoạt động bình thường thì nguyên nhân là do mainboard có hỗ công nghệ Hyper Threading nhưng BIOS lại chưa hỗ trợ.

Nâng cấp BIOS.

Nếu nhấn F1 mà máy vẫn báo lỗi thì do mainboard không có s/p công nghệ Intel Hyper-Threading.

Thay CPU khác mà mainboard có hỗ trợ (xem trong User Guide hoặc vào Website.)

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ CPU Sự cố

Hệ thống không có bất kỳ tín hiệu gì khi khởi động.

Chẩn đoán

Do gắn CPU sai vị trí, BIOS không hỗ trợ, mainboard không hỗ trợ.

Khắc phục

Kiểm tra lại CPU, xem thêm User Guide để biết thêm thông tin về CPU mà mainboard hỗ trợ.

Hệ thống hiển thị câu thông báo: “Math Coprocessor Failure”.

Lỗi do hỏng ALU.

Thay thế CPU khác.

Máy tính hoạt động chậm, vào System Properties thấy tốc độ CPU nhỏ hơn tốc độ ghi trên nhãn.

Thiết lập hệ số nhân của CPU trong CMOS không chính xác.

Vào CMOS để hiệu chỉnh lại cho phù hợp.

LỰA CHỌN CẤU HÌNH

Khi lựa chọn cấu hình để lắp ráp một bộ máy tính chúng ta cần nắm rõ nhu cầu và mục đích sử dụng, từ đó có sự lựa chọn.

Nếu quá coi trọng vấn đề giá cả không có khả năng giải quyết đầy đủ yêu cầu công việc.

 Cũng không nên đầu tư vào các tính năng mà không bao giờ dùng đến  chi phí.

Tóm lại

thiết.

: máy tính có cấu hình phù hợp sẽ phát huy hết hiệu suất, tiết kiệm chi phí và dễ dàng nâng cấp khi cần

Đối với doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Sử dụng cho mục đích văn phòng

MS-Office Internet E-mail, chat

Chuyên về thiết kế, đồ họa

Corel Draw Photo shop 3D mask

VÍ DỤ CẤU HÌNH MÁY TÍNH THIẾT KẾ VĂN PHÒNG

 INTEL Pentium Dual Core 2.5GHz (E5200) /2M/800  Mainboard INTEL/GA/ASUS G31 Lan, Sound, VGA on board (PCI Ex)  VGA rời 512MB  2.0Gb DD2 Ram KINGMAX (bus 667)  Case ATX P4 24 Pin (420W)  DVD 16X LG SATA  HDD 160Gb SATA (7200rpm)  Monitor 17” LCD LG/ CRT FLAT  Keyboard - Mouse Optical  INTEL Celeron D 1.8GHz (430)/512KB/800  Mainboard FOXCONN G31 Lan, Sound, VGA on board (PCI Ex)  2.0Gb DD2 Ram (bus 667)  Case ATX P4 24 Pin  DVD 16X LG  HDD 80Gb SATA (7200rpm)  Monitor 16” LCD  Keyboard - Mouse Optical

TÍNH TƯƠNG THÍCH & ĐỒNG BỘ

Khi lựa chọn cấu hình hay nâng cấp phần cứng, tính tương thích và đồng bộ giữa các thiết bị là yêu cầu hàng đầu. Yếu tố này sẽ giúp cho hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả nhất.

Tính tương thích

với nhau.

Tính đồng bộ

giúp các thiết bị có thể kết nối, hoạt động chung đảm bảo khả năng vận hành tối ưu cho các thiết bị.

KIỂM TRA HỆ THỐNG

Đảm bảo chọn đủ các thiết bị, linh kiện cần thiết để lắp ráp hoàn chỉnh một bộ máy.

Kiểm tra sự tương thích và đồng bộ giữa các thiết bị (sử dụng phần mềm).

Tham khảo tài liệu kèm theo từng thiết bị.

ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG

Khả năng thực thi: Hệ điều hành, chương trình gì?...

Hiệu suất hoạt động: khi vận hành CPU hoạt động như thế nào, dung lượng bộ nhớ còn lại, tốc độ thực thi chương trình… Khả năng nâng cấp hệ thống trong quá trình sử dụng.

Các vấn đề cần lưu ý

Khi lựa chọn thiết bị chu đáo, rõ ràng.

FPT, …  sản phẩm của các hãng có tên tuổi, uy tín với dịch vụ chăm sóc khách hàng & bảo hành sản phẩm Chọn cấu hình theo dạng máy bộ  chất lượng tốt hơn & dịch vụ hậu mãi. Các nhà cung cấp: HP, Dell, IBM, Acer, Vibird,

QUI TRÌNH LẮP RÁP

Việc lắp ráp máy tính theo qui trình giúp hạn chế tối đa các sự cố có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, rút ngắn thời gian thực hiện, thể hiện tính chuyên nghiệp.

Chuẩn bị

: dụng cụ, vị trí thao tác, kiểm tra danh sách các thiết bị

Qui trình lắp ráp

: tham khảo sách hướng dẫn kèm theo

Các vấn đề cần lưu ý

: an toàn về điện, kỹ thuật thao tác an toàn

QUI TRÌNH LẮP RÁP

Linh kiện cấu hình thành hệ thống máy tính

Màn hình (Monitor) Chuột (Mouse), bàn phím (Keyboard) Thùng máy (Case) Mainboard CPU RAM, HDD CD/ DVD Drive Card mở rộng Speaker Bộ nguồn…

QUI TRÌNH LẮP RÁP

Bước 1: Lắp đặt vi xử lý (CPU) Bước 2: Lắp đặt bộ nhớ RAM Bước 3: Lắp đặt bộ nguồn Bước 4: Lắp đặt bo mạch chủ (Mainboard) Bước 5: Lắp đặt ổ đĩa cứng và ổ đĩa quang Bước 6: Lắp đặt bo mở rộng Bước 7: Lắp đặt cáp và dây tín hiệu Bước 8: Kết nối các thiết bị ngoại vi Bước 9: Kiểm tra và khởi động máy

CÀI ĐẶT MÁY TÍNH

Cấu trúc luận lý HDD Phân vùng và định dạng HDD Thiết lập BIOS Cài đặt Hệ điều hành (OS) Cài đặt trình điều khiển thiết bị Cài đặt các phần mềm ứng dụng Sao lưu và phục hồi OS Multi boot

CẤU TRÚC LUẬN LÝ CỦA HDD

Trên mỗi lá đĩa vật lý nhà sản xuất tiến hành phân chia thành các phần tử logic.

Việc làm này sẽ quyết định dung lượng cho từng HDD gọi là định dạng cấp thấp đồng thời tạo nên cấu trúc luận lý cho ổ đĩa đó.

Master Boot Record:

Partition Table, Boot Code, Disk Signature

Boot Sector Cấu trúc File System

FAT 32 NTFS

Partition: Primary và Logical

Master Boot Record & Boot Sector Master Boot Record (MBR – bản ghi khởi động chính) là một mảng chứa thông tin về các phân vùng trên đĩa cứng, MBR được lưu tại sector đầu tiên trên đĩa

Boot Sector (cung khởi động) là sector số 0 trên một primary partition (phân vùng chính), dùng để lưu thông tin có liên quan đến phân vùng chứa Boot Record (bản ghi khởi động) Boot Record: chứa thông tin chỉ định nạp tập tin hệ thống trong quá trình khởi động.

Hệ thống tập tin FAT 32 - NTFS Hệ thống tập tin là cách thức tổ chức và quản lý tập tin trên ổ đĩa.

Có mấy loại hệ thống tập tin ?

FAT 32 (File Allocation Table) - Windows 98, 2000, XP, 2003 - Phân vùng tối đa 2 TB - Tính bảo mật và khả năng chịu lỗi không cao.

NTFS (New Technology File System) - Win NT, 2000, XP, 2003, Vista - Phân vùng tối đa là 2 luỹ thừa 64 - Tăng cường khả năng lưu trữ, tính bảo mật, chịu lỗi, mã hoá và khả năng phục hồi cao, ...

Cấu trúc của FAT 32

Phân vùng FAT (File Allocation Table) Directory Entry FAT Allocation

Directory Entry ok ok ok ok FAT ok ok ok ok -

Phân vùng FAT

Allocation ok ok ok ok Tập tin được lưu trữ to à n vẹn Tập tin c ó nội dung không đầy đủ hoặc không thể đọc được Tập tin không đầy đủ thông tin Không x á c định nội dung nhưng c ó nh ì n thấy tên tập tin thể Không còn dấu hiệu của tập tin

Cấu trúc của NTFS

Phân vùng NTFS (New Technology File System) MFT Entry (Master File Table) Allocation

Phân vùng NTFS

MFT ok ok Allocation ok ok Tập tin được lưu trữ to à n vẹn Tập tin c ó thể không đầy đủ thông tin Nội dung không x á c định mặc d ù thấy tên tập tin vẫn c ó thể nh ì n Không t ì m thấy dấu vết của tập tin

Primary - Extended Partition & Logical Drive Phân vùng là tập hợp các vùng ghi – nhớ dữ liệu trên các cylinder gần nhau với dung lượng theo thiết lập của người sử dụng.

Tại sao phải phân vùng: phân vùng để chia đĩa cứng vật lý ra thành các phân vùng để thuận lợi cho việc quản lý và lưu trữ dữ liệu.

Có bao nhiêu loại phân vùng ?: phân vùng chính và phân vùng mở rộng.

PHÂN VÙNG VÀ ĐỊNH DẠNG Ổ ĐĨA CỨNG

Để sử dụng được HDD người sử dụng phải tiến hành thao tác định dạng cấp cao, nghĩa là tiến hành phân vùng đĩa cứng và định dạng các phân vùng này

Các công cụ phân vùng ổ đĩa

Trong Windows (Disk Management) Trong MS-DOS và tiện ích Hiren’s Boot (Partition Magic, Acronis, Paragon, Ontrack Disk Manager, fdisk…)

Định dạng ổ đĩa cứng (Format):

Định dạng cấp thấp (Low Level Formatting) Định dạng cấp cao (High Level Formatting)

Disk Management

Sử dụng tiện ích Hiren’s Boot 2. Start BootCD 1. Disk Partition Tools …

Paragon Partition Manager

Norton Partition Pro Server

PRIMARY PHÂN VÙNG CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH THỨ 1 PRIMARY, PHÂN VÙNG CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH

Set Active cho phân vùng Primary TIẾN HÀNH SET ACTIVE PHÂN VÙNG PRIMARY

Định dạng ổ đĩa (Format) Định dạng cấp thấp: (Low Level Format) là sự định dạng lại các track, sector, cylinder. Việc định dạng này thường được các nhà sản xuất ổ đĩa làm.

Định dạng cấp cao: (High Level Format) là các hình thức định dạng thông thường được thực hiện bởi người sử dụng.

Lựa chọn hệ thống file phù hợp Quick Format: xoá các dữ liệu trên máy Format: Xoá dữ liệu đồng thời kiểm tra các khối hư hỏng (bad block)

THIẾT LẬP BIOS Để vào Bios Setup: bấm phím Del, F2 tùy vào từng loại main khi mới khởi động máy tính.

Xác lập các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup) Xác lập các thành phần nâng cao (Advanced Setup) Xác lập các thành phần có liên quan đến vận hành hệ thống (Chipset Setup)

Thiết lập các thông số Xác lập các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup)

- Ngày, giờ (Date/Day/Time): - Ổ đĩa cứng (Drive C/D) loại IDE - Ổ đĩa cứng (Drive E/F) loại IDE - Màn hình (Video) - Primary Display

Thiết lập các thông số Xác lập các thành phần nâng cao (Advanced Setup)

Virus Warning: thiết lập enabled, Bios sẽ báo động và treo máy khi có hành động viết vào Boot sector hay Partition của đĩa cứng.

Nếu bạn cần chạy chương trình có thao tác vào 2 nơi đó như: Fdisk, Format... bạn cần phải Disable chức năng này.

Quick Power On Self Test: để ở enable Bios sẽ rút ngắn và bỏ qua vài mục không quan trọng trong quá trình khởi động, để giảm thời gian khởi động tối đa.

Boot Sequence: chọn ổ đĩa cho Bios tìm hệ điều hành khi khởi động. Có thể là C rồi đến A hay A rồi đến C hay chỉ có C. Bạn nên chọn chỉ có C, để đề phòng trường hợp vô tình khởi động bằng đĩa mềm có virus.

Thiết lập các thông số Xác lập các thành phần có liên quan đến vận hành hệ thống (Chipset Setup)

Auto Configuration: nếu enable, Bios sẽ tự động xác lập các thành phần về DRAM, bộ nhớ đệm mỗi khi khởi động tùy theo CPU Type (kiểu CPU) và System Clock (tốc độ hệ thống). Nếu Disable là để cho bạn tự chỉ định. Synchronous AT Clock/AT Bus Clock Selector: chỉ định tốc độ hoạt động cho AT Bus bằng tốc độ chuẩn (system clock). DRAM Read Wait States/DRAM Brust Cycle: điều chỉnh mục này có ảnh hưởng lớn đến tốc độ CPU.

Thiết lập các thông số Xác lập các thành phần có liên quan đến vận hành hệ thống (Chipset Setup)

DRAM/Memory Write Wait States: chọn 1WS khi hệ thống nhanh hay DRAM chậm (tốc độ 40MHz trở lên). Chọn 0WS khi hệ thống và DRAM có thể tương thích (33MHz trở xuống).

Hidden Refresh Option: để enable, CPU sẽ làm việc nhanh hơn do không phải chờ mỗi khi DRAM được làm tươi. Slow Refresh Enable: Mục nầy nhằm bảo đảm an toàn dữ liệu trên DRAM, thời gian làm tươi sẽ kéo dài hơn bình thường. Bạn chỉ được enable mục nầy khi bộ nhớ của máy hỗ trợ việc cho phép làm tươi chậm. Power Management Setup: phần nầy là các chỉ định cho chương trình tiết kiệm năng lượng sẵn chứa trong các Bios đời mới.

CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH (OS)

Để sử dụng được máy tính thì mục đích cuối cùng của chúng ta là phải cài đặt HĐH, HĐH sẽ giúp người sử dụng tương tác với các thiết bị phần cứng, đồng thời là nền tảng để cài đặt các chương trình ứng dụng khác.

Giới thiệu họ Windows, Yêu cầu cài đặt: chuẩn bị, yêu cầu phần cứng, tương thích Các bước cài đặt cơ bản: từ CD-ROM, HDD Quá trình khởi động OS

Microsoft Windows XP

Phần cứng tối thiểu để setup HĐH Phiên bản HĐH WinXP Vista home basic Home premium Business, Enterprise Ultimate Processor 233Mhz 1GHz Ram 64MB 512MB Graghic Memory 800X600 64MB HDD 1.5GB

20GB 128MB 1GB 40GB

Cài đặt hệ điều hành WinXP Cho đĩa cài đặt vào tray ổ đĩa quang Chỉnh First boot… từ ổ đĩa quang Lưu CMOS và khởi động lại máy… ẤN 1 PHÍM BẤT KỲ ĐỂ TIẾN HÀNH CÀI ĐẶT

Chọn phân vùng cài đặt OS Lựa chọn phân vùng cài đặt OS bằng cách di chuyển vạch sáng Phân vùng chọn mặc định là C: Partition1 như hình bên

Định dạng phân vùng Có thể tiến hành định dạng hoặc chuyển đổi định dạng cho phân vùng Ở đây ta chọn (no changes – không thay đổi) do đã định dạng trước đó

Đặt tên máy tính và mật khẩu Administrator

ĐẶT TÊN MÁY TÍNH VÀ MẬT KHẨU

Help protect your PC

Khai báo USER

CÀI ĐẶT TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ

Thường sau khi cài đặt HĐH cần phải tiến hành cài đặt trình điều khiển thiết bị (driver). Driver là 1 phần mềm đặc biệt mà nhà sản xuất thường gửi kèm theo từng thiết bị nhằm hỗ trợ, khai thác và sử dụng được tất cả các tính năng của thiết bị đó.

Cách xác định thông số kỹ thuật cho thiết bị Quan sát trực tiếp Dùng phần mềm (Everest, CPUz, HWiNFO, Astra…) Các bước cài đặt cơ bản: có 2 cách cài đặt cơ bản: Update driver và setup

Khởi động Computer Management Làm sao để kiểm tra các thiết bị nào cần cài đặt driver Một số thiết bị không cần phải cài đặt driver

Device Manager Chưa nhận driver card mạng (Ethernet Controller) Chưa nhận driver chip âm thanh (Multimedia Audio Controller) Chưa nhận driver card màn hình (Video Controller)

Update Driver Cách cập nhật driver cho thiết bị Click phải chuột vào mục thiết bị cần cài đặt driver, chọn mục Update Driver

Cài đặt các phần mềm ứng dụng

Qui trình cài đặt phần mềm ứng dụng Cài đặt phầm mềm ứng dụng Gỡ bỏ các ứng dụng Giải quyết sự cố khi cài phần mềm ứng dụng

Qui trình cài đặt phần mềm ứng dụng

Chuẩn bị đĩa chứa bộ cài đặt của phần mềm ứng dụng cần cài.

Nhấn đúp vào tập tin setup.exe, install.exe, hoặc những biểu tượng đặc trưng của tập tin cài đặt như các hình bên.

Đánh dấu vào mục I agree ..., I accept ... để đồng ý với các điều khoản trong bản quyền của phần mềm.

Nhập số serial bản quyền của phần mềm. (Khuyên bạn nên dùng những phần mềm có bản quyền để giúp nhà sản xuất phát triển phần mềm tốt hơn).

Chọn nơi lưu ứng dụng, nên chỉ vào C:\Program Files.

Gỡ bỏ các ứng dụng

Vào Start - Settings - Control Pannel. Chạy mục Add / Remove Programs. Chọn ứng dụng cần xóa. Nhấn nút Remove bên dưới.

Chọn Yes để xác nhận xóa ứng dụng nếu có hộp thoại yêu cầu xác nhận.

Giải quyết sự cố khi cài phần mềm ứng dụng

Lựa chọn phần mềm cẩn thận Trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, bạn cần đọc kỹ các bài viết đánh giá, trao đổi với những ai đã từng dùng qua hay biết rõ về chúng. Bạn cần xác định xem các ứng dụng này có đem lại lợi ích thực sự hay không.

Không nên cài đặt chương trình nào mới xuất hiện chưa tới một tháng vì quãng thời gian đầu là quá trình hãng sản xuất nhận thông tin phản ảnh từ phía người dùng. Sau đó, họ còn phải kiểm tra, vá lỗi hay các lỗ hổng bảo mật.

Giải quyết sự cố khi cài phần mềm ứng dụng

Nếu chương trình vừa cài không làm bạn hài lòng, hãy xóa khỏi hệ thống bằng tiện ích gỡ bỏ cài đặt đi kèm với cái tên Uninstall (thường nằm trong Start > All Program). Nếu không, bạn chọn Start > Control Panel > Add or Remove Programs, chọn ứng dụng cần xóa trong danh sách vừa xuất hiện, nhấn Remove.

SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI HĐH

Sau khi hoàn tất các thao tác cài đặt trên máy tính, chúng ta nên sao lưu lại toàn bộ hệ thống nhằm mục đích dự phòng, trong trường hợp gặp sự cố thì có thể tiến hành phục hồi lại hệ thống một cách nhanh chóng, nhằm rút ngắn thời gian cài đặt.

Khái niệm và ý nghĩa: - Sao lưu là một thao tác rất quan trọng nhằm lưu lại tất cả các thông tin hiện có, đảm bảo vấn đề phục hồi hệ thống khi có xảy ra sự cố về sau.

- Lợi ích của việc sao lưu là phục hồi nhanh chóng, không mất nhiều thời gian cài lại HĐH, Driver và các phần mềm khác, tiết kiệm chi phí và thời gian Sao lưu/ phục hồi System Sao lưu system state: Windows Backup Nhân bản OS – OS Clone Local: Norton Ghost

Backup Utility – Windows XP

Start >> All Programs >> Accessories >> System Tools >> Backup

Backup Status and Configuration - Vista

Start >> All Programs >> Accessories >> System Tools >> Backup

Chương trình Norton Ghost 11.0

Tiến hành khởi động và sử dụng chương trình từ tiện ích Hiren’s Boot trong môi trường DOS, sao lưu phục hồi, nhân bản Hệ điều hành