Transcript Slide 1

PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TỰ ĐÁNH GIÁ
Cục Khảo thí và KĐCLGD
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Những đặc điểm của một báo cáo
tự đánh giá đạt yêu cầu
• Được trình bày đúng cấu trúc
• Mô tả và đánh giá sát với nội hàm của các chỉ số và
tiêu chí:
- Phải đầy đủ;
- Không lạc sang vấn đề khác;
- Không chỉ nêu thành tích và mặt tốt.
Những đặc điểm của một báo cáo
tự đánh giá đạt yêu cầu
• Nhất quán (không mâu thuẫn) giữa các phần trong
một tiêu chí và giữa các tiêu chí.
• Các minh chứng phải đầy đủ, rõ ràng và thuyết phục
- Có minh chứng cốt lõi đủ cơ sở để khẳng định
mức đạt được của tiêu chí;
- Minh chứng đảm bảo tính chính xác, trung
thực…
Những đặc điểm của một báo cáo
tự đánh giá đạt yêu cầu
• Phần Điểm mạnh và Điểm yếu được xác định đúng và
trúng.
• Kế hoạch cải tiến chất lượng sát hợp và khả thi.
• Mức đạt được trong từng tiêu chí của nhà trường là
thoả đáng.
• Không có lỗi chính tả,lỗi diễn đạt.
MỘT VÀI GỢI Ý VỀ CÁCH ĐỌC
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
Nguyên tắc: Đọc nhiều lần, mỗi lần với một mục
đích.
1. Đọc lướt nhanh để nhận xét về cấu trúc báo cáo
tự đánh giá.
2. Đọc kỹ phần mở đầu và kết luận để nắm được
bức tranh tổng thể về nhà trường, về hình
thức trình bày, văn phong, chính tả,...
3. Đọc nhanh lần lượt từng tiêu chuẩn để nhận xét
về cách viết các tiêu chuẩn, đặc biệt cách bình
luận và lý giải.
MỘT VÀI GỢI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ
4. Đọc kỹ phần đánh giá các tiêu chí:
- Nhận xét về việc mô tả hiện trạng, xác định điểm mạnh,
điểm yếu và kế hoạch cải tiến chất lượng trong báo cáo
tự đánh giá;
- Phát hiện những chỉ số và tiêu chí tự đánh giá chưa
đúng nội hàm, thiếu nội hàm, nhận định cảm tính, không
đáng tin cậy, những điểm nào chưa rõ, chưa thể đánh giá
được;
- Nhận xét về việc sử dụng minh chứng trong báo cáo tự
đánh giá; những minh chứng nào cần kiểm tra, cần bổ sung?
- Phát hiện những điểm chưa rõ, cần phải kiểm tra, xác
minh thêm để khẳng định khi khảo sát chính thức.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!