Transcript File

CHƯƠNG 5
SỰ NHIỄM ĐỘC CÁC CƠ
QUAN CHỌN LỌC
Giới thiệu về sự nhiễm độc
cơ quan chọn lọc

Sự nhiễm độc cơ quan chọn lọc là những ảnh hưởng có hại hay trạng thái
bệnh tật biểu lộ ở những cơ quan riêng biệt trong cơ thể

Sự nhiễm độc là đơn nhất đối với mỗi cơ quan vì mỗi cơ quan là một tập
hợp đơn nhất của các mô và mỗi mô là một tập hợp đơn nhất của các tế
bào

Cơ chế của sự nhiễm độc cơ quan chọn lọc không phải luôn luôn được biết
rõ. Dưới ảnh hưởng của độc chất, mỗi cơ quan sẽ biểu lộ một trạng thái
bệnh lý (sự nhiễm độc) khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc và chức năng của
tế bào hiện diện
Những lưu ý khi xem xét về sự nhiễm độc
cơ quan chọn lọc
(1) Không phải tất cả các cơ quan đều bị ảnh hưởng của
một độc chất theo một mức độ giống nhau
(2) Một độc chất có thể gây ảnh hưởng lên một vài cơ
quan chọn lọc
(3) Một số độc chất khác nhau có thể gây ảnh hưởng lên
cùng một cơ quan
(4) Nồng độ cao nhất của độc chất không phải khi nào
cũng là ở cơ quan chọn lọc
(5) Nồng độ độc chất trong cơ quan chọn lọc là kết qủa
của tất cả các qúa trình độc động học
Sự nhiễm độc máu
(Hematotoxicity)
Máu được phân loại là mô liên kết (connective tissue)

Các thành phần tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu)
được tạo ra từ tế bào gốc (stem cell)có trong tuỷ xương nhờ
các yếu tố kích thích (poietin). Ví dụ, erythropoietin là các yếu
tố kích thích để tế bào gốc phát triển thành hồng cầu

Sự nhiễm độc máu xuất hiện khi các chức năng của máu (vận
chuyển oxy, miễn dịch và tạo thành máu cục) bị rối loạn do
ảnh hưởng của độc chất
Bạch
cầu ưa
bazơ
Hồng
cầu
Bạch
cầu ưa
trung
hoà
Bản
máu
tiểu
cầu
Bạch
cầu ưa
eosin
Bạch
cầu đơn
nhân
Nguyên
bào
lympho
Từ một loại TB gốc các yếu tố kích thích tác động để tạo thành
các thành phần khác nhau của máu
CƠ CHẾ NHIỄM ĐỘC MÁU
 Nhiễm
độc máu được xác định khi số lượng và chất
lượng các thành phần tế bào máu trở nên khác
thường bởi ảnh hưởng của các độc tố máu
(hematotoxin) dẫn đến rối loạn chức năng bình
thường của máu. Chẳng hạn:
 Chứng thiếu máu
 Bệnh bạch cầu là do có qúa nhiều bạch cầu
 Chứng xuất huyết nội hay ngoại do không đủ tiểu
cầu
 Chứng thiếu máu giảm sắc tố tiểu hồng cầu
(microcytic hypochromic anemia) là do hồng cầu có
dung lượng hemoglobin thấp (hồng cầu trở nên nhỏ
và nhạt màu, khả năng vận chuyển oxy thấp)
VÍ DỤ VỀ NHIỄM ĐỘC MÁU
-Carbon monoxide (CO) là chất độc máu vì nó
ưu tiên liên kết với hemoglobin dẫn đến chứng
thiếu oxy máu (anoxia, các mô không nhận đủ
oxy). Triệu chứng nhiễm độc là tụt huyết áp, uể
oải, choáng váng, nhức đầu, yếu lả và buồn nôn
- Hydro cyanua (HCN) và hydro sunfua (H2S)
là những độc tố máu gây nên chứng tế bào giảm
sử dụng oxy (cytoxic hypoxia). Chứng này có
thể dẫn đến tử vong do nồng độ oxy trong tĩnh
mạch trở nên cao một cách bất thường.
VÍ DỤ VỀ NHIỄM ĐỘC MÁU




Benzen (C6H6) có thể gây ra chứng thiếu tiểu cầu
(thrombocytopenia) và chứng thừa bạch cầu (leukemia)
DDT thường gây ra chứng giảm tế bào mono và tế bào
lympho
Naphtalen là độc chất làm xuất hiện chứng thiếu máu do
hồng cầu bị phá hủy
Chlordan có thể gây ra chúng giảm thiểu tất cả các tế bào
máu
O
H SO
2 Cl
+
H
CCl3
2
4
Cl
Cl
CCl3
DDT
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl Cl
Cl
Cl
Chlordan
1,1,1-Triclo-2,2-bis(p-clophenyl)etan
ĐÁNH GIÁ SỰ NHIỄM ĐỘC MÁU
Có 5 xét nghiệm máu thường được sử dụng (3 để
đánh giá số lượng và 2 để đánh giá chất lượng
- Số lượng: đếm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
- Chất lượng (xem vét khả năng vận chuyển oxy):
hemoglobin (Hb) và hematocrit (HCT)
Năm xét nghiệm trên (cộng với một số xét
nghiệm khác) được gọi là đếm máu đầy đủ (CBC,
complete blood count) có phân biệt (DIFF, with
differential). CBC/DIFF cung cấp những thông tin
về số lượng, sự đa dạng, thành phần %, nồng độ và
chất lượng của các thành phần máu
ĐÁNH GIÁ SỰ NHIỄM ĐỘC MÁU
Ngoài CBC/DIFF còn có các xét nghiệm về khí
máu động mạch (ABGs, arterial blood gases).
ABGs được dùng để xác định áp suất riêng phần
của oxy (PaO2), của carbon dioxid (PaCO2) và %
của hemoglobin bão hòa oxy (SaO2) nhằm đánh
giá khả năng của máu trong việc tiếp nhận và trao
oxy cho các mô
Sự nhiễm độc gan

Gan là cơ quan có chức năng tổng hợp một số protein (ví dụ, albumin),
tiết mật, trao đổi chất (chất béo, carbohydrat và protein. Gan đóng vai
trò quan trọng trong sự khử độc hóa (chu trình gan-ruột, các phản
ứng pha I và II)

-Đơn vị chức năng của gan là tiểu thùy (50.000-100.000/người lớn) với
đường kính 1-2 mm gồm các tế bào gan (hepatocyte), tĩnh mạch nhỏ,
xoang và ống mật nhỏ

Sự nhiễm độc gan xảy ra khi những ảnh hưởng độc biểu hiện ở gan
Các cơ chế nhiễm độc
Các độc chất gan gồm độc tế bào
(cytotoxic) và độc mật (cholestatic)
 Độc tế bào làm ảnh hưởng đến tế bào
gan dẫn đến chứng gan nhiễm mỡ, hoại
tử gan và xơ gan.
 Độc mật làm ảnh hưởng đến dòng mật
dẫn đến chứng tắt mật nội gan. Cơ chế
độc mật có lẽ là sự vận chuyển qua tế
màng tế bào bị dừng lại hoặc cũng có thể
do sự tạo kết tủa trong ống mất nhỏ
Các ví dụ về nhiễm độc gan
-Tricloetylen (CCl2=CHCl), DDT, carbon
tetarclorua (CCl4) gây độc cho gan, dẫn
đến hoại tử gan, viêm gan hoặc xơ gan
 - Sự nhiễm độc etanol mãn tính dẫn đến
gan nhiễm mỡ hoặc hoại tử gan
 Các muối mật, các steroid, naphtylisocyanat là các chất có tính độc
mật
N C O

-Naphtylisocyanat
Đánh giá sự nhiễm độc gan
p
p
p
Có ba loại xét nghiệm ‘không xâm phạm’ thường được
dùng để đánh giá sự nhiễm độc gan
Kiểm tra nồng độ các enzym đặc biệt trong huyết tương
(nồng độ này có thể lớn bất thường do có tế bào gan bị tổn
thương đẩy chúng vào máu)
Kiểm tra nồng độ các chuyển hóa chất thường gặp hằng
ngày (ví dụ, bilirubin) hoặc một hợp chất nào đó dùng để
xét nghiệm (ví dụ, thuốc nhuộm) trong máu. Thời gian để
tạo thành một cục máu đông cũng là một chỉ dấu về chức
năng gan
Kiểm tra giải phẩu học (vị trí và kích thước) và sinh lý học
(dòng chảy của máu hay mật) bằng cách tiêm vào tĩnh
mạch một chất có tính phóng xạ sau đó chụp ảnh
Sự nhiễm độc thận
p
Có ba quá trình xảy ra trong thận khi
sản xuất nước tiểu (lọc tiểu cầu thận,
tái hấp thụ ống thận và bài tiết ống
thận)
p
Các chất có tính độc thận là những độc
chất gây bất bình thường cho ba qúa
trình trên
Các cơ chế nhiễm độc thận
Ở giai đoạn lọc:
có hai đáp ứng độc hại có thể biểu hiện đó là:
- độc chất tích lũy nhiều trên bề mặt tiếp xúc của
tiểu cầu thận và nang Bowman do có một thể tích
lớn dịch lọc được tạo thành ở đây.
- sự tích luỹ nhiều của độc chất dẫn đến làm thay
đổi số lượng (tăng/giảm tốc độ lọc) và chất lượng
dịch lọc. Độc chất có thể làm biến đổi những đặc
trưng của tiểu cầu thận, nếu tiểu cầu thận trở nên
xốp hơn (tức là kém lựa chọn hơn) dẫn tới một số
các hợp chất bình thường bị tiểu cầu thận loại ra sẽ
có khả năng đi qua và vào dịch lọc.
Các cơ chế nhiễm độc thận
p
Ở giai đoạn tái hấp thụ : ống thận gần chịu trách nhiệm cho
sự tái hấp thụ có chọn lọc phần lớn các muối và nước có
trong dịch lọc. Tất cả các amino acid và glucose được tái hấp
thụ và đưa trở lại máu trong giai đoạn này. Độc chất hay các
chất chuyển hóa làm thay đổi các đặc trưng của màng tế bào
tạo thành ống thận cuộn làm ảnh hưởng tới quá trình tái hấp
thụ dẫn tới sự nhiễm độc thận diễn ra

Giai đoạn bài tiết: Giai đoạn này chịu trách nhiệm chính
cho sự vận chuyển chủ động các hợp chất(VD: H+;các
xenobiotic) từ máu vào nước tiểu. Sự nhiễm độc xảy ra khi
Độc chất hay các chất chuyển hóa làm thay đổi những cơ chế
vận chuyển này.
Các ví dụ về sự nhiễm độc thận
Một số độc chất (ví dụ, chì và heroin) dẫn đến
hai hội chứng là nephrotic (đặc trưng bằng
chứng tiểu protein) và nephritic (đặc trưng
bằng chứng tiểu máu)
 Puromycin (một loại thuốc kháng sinh) làm
tăng tính thẩm thấu của albumin trong khi
gentamycin và kanamycin (cũng là thuốc kháng
sinh) làm giảm tốc độ lọc
 Các kim loại nặng, thuốc kháng sinh và các
dung môi hữu cơ thường là nguyên nhân gây
tổn thương tế bào biểu mô phủ các ống thận
dẫn đến chứng hoại tử cấp tính ống thận (ATN,
acute tubular necrosis).

Các ví dụ về sự nhiễm độc thận
Cadmi (Cd), chì (Pb) và thủy ngân (Hg) gây độc
lên giai đoạn tái hấp thụ. Cd và Pb gây tiểu
đường và tiểu amino acid do ức chế sự tái hấp
thụ các chất này trong ống thận gần. Thủy ngân
không hữu cơ (Hg2+) tác động lên ống thận dẩn
đến chứng ít nước tiểu (oliguria) hoặc không có
nước tiểu (anuria) làm tích tụ chất tải trong cơ
thể có thể đưa đến tử vong
 Etylen glycol được cơ thể chuyển hóa thành
canxi oxalat khó tan tích luỹ trong ống thận gần,
trong lumen và các tế bào biểu mô phủ lên
luman làm trở ngại dòng chảy bình thường của
nước tiểu dẫn đến bệnh lý tắc nước tiểu

Đánh giá sự nhiễm độc thận
Các xét nghiệm thường được dùng cũng nhằm kiểm tra
số lượng và chất lượng

Nhớ lại, tốc độ lọc tiểu cầu (GFR, glomerular filtration
rate) bình thường là 125ml/phút. Nếu kết qủa xét
nghiệm GFR (tiêm inulin vào máu rồi đo nồng độ của
nó trong huyết tương và trong nước tiểu) cho thấy GFR
giảm thì có nghĩa là T1/2 tăng và có thể dẫn đến một sự
nhiễm độc không những với thận mà còn với các cơ
quan khác

Xét nghiệm PAH (acid p-aminohipuvic, gần như được
loại khỏi huyết tương sau một vòng qua thận) được
dùng để kiểm tra tốc độ dòng huyết tương qua thận
Đánh giá sự nhiễm độc thận

Nếu xét nghiệm nitơ urê máu (BUN, blood urea
nitrogen) và creatinin cho thấy nồng độ urê và
creatinin trong huyết tương tăng thì đó cũng là một
chỉ dấu cho thấy có sự rối loạn chức năng thận
(Nhớ lại:
-Urê là một độc tố nội sinh tạo thành từ sự dị hóa
protein. Thận bình thường loại 25g/ngày/người lớn
-Creatinin là một sản phẩm của sự trao đổi chất ở
cơ. Thận bình thường loại 8g/ngày/người lớn)
SỰ NHIỄM ĐỘC THẦN KINH
Hệ thần kinh là
cơ quan
có
nhiệm vụ thực
hiện sự thống
nhất giữa cơ thể
với môi trường
bên ngoài. Điều
phối tất cả hoạt
động của cơ
quan và môi
trường
bên
trong cơ thể.
hệ thần kinh

Hệ thần kinh được chia
thành hệ thống thần kinh
trung ương (CNS, central
nervous system) và hệ thống
thần kinh ngoại biên (PNS,
peripheral nervous system)

CNS gồm não và tủy sống,
có chức năng truyền tải-tiếp
nhận-xử lý thông tin và cung
cấp trí nhớ. PNS gồm những
dây thần kinh ngoại biên, có
chức năng kiểm soát thụ cảm
và vận động
HỆ THẦN KINH
p
Khoảng 1 tỷ tế bào thần kinh (neuron) có
trong CNS và PNS. Neuron gồm 3 phần
là thân, nhánh (dendrite) và sợi (axon).
Chúng có chức năng tập hợp thông tin
(thụ cảm), truyền tải-tiếp nhận-xử lý
thông tin cung cấp trí nhớ và ra lệnh cho
những đáp ứng thích hợp (tức là vận
động)
Các cơ chế nhiễm độc
p

p
Sự truyền tín hiệu gồm hai qúa trình: qúa trình ‘điện
hóa’ trong mỗi axon và qúa trình ‘hóa học’ giữa các
neuron.
Qúa trình ‘điện hóa’: Có sự vận chuyển chủ động Na+
ra ngoài tế bào và K+ vào trong tế bào làm sinh ra một
hiệu điện thế (gradient điện) khoảng 70 mV qua màng tế
bào axon. Sự truyền tín hiệu xảy ra khi có sự khử phân
cực hóa dọc theo chiều dài của một axon. Khi đó, các
kênh vận chuyển bị động mở ra, cho phép Na+ đi vào
màng tế bào còn K+ thì đi ra.
Khi độc chất làm chậm, làm tắt hoặc làm màng tế bào
bị ‘rò’ thì hiệu điện thế sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới mất khả
năng truyền tín hiệu
Các cơ chế nhiễm độc
p
Quá trình ‘hóa học’: Còn được gọi là truyền synapse hay
truyền qua khớp thần kinh nhằm đưa tín hiệu từ neuron này
đến neuron khác. Trong qúa trình này, một chất truyền tin
hóa học (chemical messenger, hay còn được gọi là chất
truyền thần kinh, neurotransmitter) sẽ được giải phóng
khỏi neuron trước synapse. Chất này, sau đó, sẽ đi qua
synape để liên kết với cơ quan cảm nhận của neuron sau
synape.
p
Các chất có tính độc thần kinh có thể liên kết với cơ quan
cảm nhận của neuron sau synapse làm tắt nghẽn sự truyền
tín hiệu. Độc chất cũng có thể ngăn cản ‘sự rời đi’ của chất
truyền tin mới sau khi được giải phóng. Điều này làm tắt
sự truyền tín hiệu và làm cho sự khử phân cực hóa của
neuron trước synapse bị lặp đi lặp lại nhiều lần
CÁC VÍ DỤ

Batracotoxin, một chất độc tiết ra bởi cóc, phá hủy
gradient điện bằng cách tăng tính thẩm thấu của Na+ qua
màng tế bào axon

Etanol gây ảnh hưởng lên CNS bằng cách ức chế/kích thích
nhiều kênh truyền khác nhau và làm tăng tính lỏng của màng
tế bào. Cả hai quá trình đều làm khử phân cực hoá neuron
và dẫn đến giảm sự truyền tín hiệu

DDT làm tăng tính thẩm thấu của màng đối với Na+ trong
vùng trước synapse dẫn đến sự phát tín hiệu liên tục. Các
thuốc diệt côn trùng khác (ví dụ, malathion, diazinon) ngăn
cản sự tạo thành acetylcholine, một chất truyền thần kinh,
bằng cách liên kết với cholinesterase là một enzym chịu trách
nhiệm cho sự dị hóa
Đánh giá sự nhiễm độc thần kinh





Các kiểm tra gián tiếp sẽ thường được dùng để chẩn đoán sự nhiễm
độc CNS và PNS:
Lịch sử bệnh nhân
Trạng thái tâm thần (ví dụ, trí nhớ)
Sự thiếu sót trong chức năng thần kinh sọ não (ví dụ, chức năng thần
kinh thính giác trong nghe và cân bằng)
Chức năng thần kinh thụ cảm (ví dụ, cảm giác đau và nóng lạnh)
Chức năng thần kinh vận động (ví dụ, sự phối hợp, dáng đi, sức
mạnh cơ, phản xạ, sự run)
Cấu tạo và chức năng thần kinh có thể có được từ chụp X quang,
chụp điện toán cắt lớp (CAT scan), chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI),
điện tim đồ (EMG), điện não đồ (EEG), vận tốc truyền dẫn thần kinh
ngoại biên, và dịch não-tủy sống
Sự nhiễm độc da
cấu tạo và chức năng của da
Các cơ chế nhiễm độc

Chứng viêm da tiếp xúc kích thích xảy ra khi độc chất làm
xuất hiện một đáp ứng viêm tấy. Biểu hiện có thể là sự
tích lũy các dịch nước (edema), sự gia tăng lượng máu
(hyperemia) hay sự mất các mô (hoại tử). Mặc dầu chứng
viêm da tiếp xúc kích thích thường chỉ giới hạn trong vùng
bị tiếp xúc, một sự tiếp xúc kéo dài có thể đưa đến kết
qủa là sự nhiễm độc toàn phần

Chứng viêm da tiếp xúc dị ứng là do phản ứng siêu nhạy
chậm (delayed hypersensitivity reaction). Tính nhạy cảm
chậm có liên quan đến hệ thống miễn dịch, và có thể phải
mất từ vài ngày cho tới nhiều năm để một cá thể trở thành
thụ cảm. Sự tiếp xúc ban đầu đã làm nhạy cảm hệ thống
miễn dịch (T lymphocyte) để “nhận ra” độc chất trong
những lần tiếp xúc sau. Sự nhiễm độc da chậm có thể đưa
đến edema, hyperemia hoặc hoại tử

Các cơ chế nhiễm độc

Sự nhiễm độc bức xạ xảy ra khi da bị tiếp xúc qúa nhiều với bức xạ
tử ngoại, hoặc do một sự kết hợp của sự tiếp xúc với những bức xạ
có những bước sóng nào đó và với một hợp chất độc quang hóa.
Các triệu chứng bao gồm cháy nắng (erythema), tăng sắc tố
(hyperpigmentation), da chết sớm và ung thư. Các triệu chứng tăng
sắc tố và giảm sắc tố (hypopigmentation) là kết qủa của sự biến đổi
các melanocyte trong epidemis

Sự nhiễm độc da có thể xảy ra trong tóc, tuyến nhờn và tuyến mồ
hôi. Các độc chất làm gián đoạn sự phân chia những tế bào sản xuất
lông tóc thì sẽ gây nên sự mất lông tóc (hair loss). Một số chất độc
da kích thích sự tăng sinh (proliferation) của biểu mô bao quanh
những tuyến nhờn. Sự sinh sôi nhanh những tế bào biểu mô làm tắt
nghẽn các lỗ nhờn lông tóc dẫn đến chứng chloracne (đám mụn
trứng cá)
CÁC VÍ DỤ VỀ NHIỄM ĐỘC DA
p
Dung môi hữu cơ, các acid (pH nhỏ hơn 5,5), các baz, cây
cỏ (vỏ cam, cây tầm ma), các chất tẩy rửacó thể gây chứng
viêm da tiếp xúc kích thích. Xi măng, crôm có thể dẫn tới
sự loét đi kèm với sự hoại tử
p
Thuốc kháng sinh (ví du, penicillin), kháng histamine (ví
dụ, diphenylhydramine), thuốc gây mê, thực vật (ví dụ, cây
thường xuân độc), tác nhân thuộc da, hợp chất kim loại (ví
dụ, crômat), một số các tác nhân công nghiệp, và các chất
chống oxy hóa cho cao su có thể gây viêm da tiếp xúc dị
ứng
p
p-tert-Butylphenol là một chất độc cho melanin
(melanotoxicant). Nguyên nhân có lẽ là do sự tương
tự cấu tạo của nó với L-tyrosine, một trong hai phân tử
tiền thân của amino acid tham gia vào sự sinh tổng hợp
melanin

Đánh giá sự nhiễm độc da

Dựa trên những câu hỏi cho người bệnh,
hoặc dựa trên sự xem xét lịch sử của sự tiếp
xúc

Thử nghiệm miếng dán (patch test): lựa chọn
những chất nghi ngờ gây dị ứng tiếp xúc và
các nồng độ thích hợp dưới dạng miếng dán
để thử nghiệm. Sự xuất hiện của ban đỏ hay
các triệu chứng bệnh lý khác chứng tỏ thử
nghiệm cho kết quả dương tính
Sự nhiễm độc phổi

Hãy nhớ lại cấu tạo và chức năng các
vùng giải phẩu học của hệ hô hấp

Sự nhiễm độc phổi là những trạng thái
bệnh lý trong hệ thống hô hấp gây ra do
sự hít phải khí, hơi, chất lỏng dạng sương,
và các hạt nhỏ
Các cơ chế nhiễm độc
Hệ hố hấp có đáp ứng rất đa dạng với độc
chất, từ sự kích thích cục bộ yếu và những đáp
ứng dị ứng cho đến sự tổn thương tế bào, xơ hóa
và ung thư.
p
- Nhiều chất khí kích thích các tế bào biểu mô hệ
hô hấp gây viêm, dẫn đến co thắt hệ thống cơ trơn
bao quanh các đường mà không khí đi qua. Viêm
cũng dẫn tới phù phổi. Hai tình trạng này làm
giảm vùng giao nhau trên đường đi của không khí
đưa đến hạn chế dòng không khí
Các cơ chế nhiễm độc

Một số chất độc phổi “nhắm” vào những tế bào
đặc biệt trong hệ thống hô hấp, chẳng hạn như
các tế bào biểu mô hình trụ có lông tơ trong
vùng khí quản-cuống phổi hoặc các tế bào Clara
trong vùng cuối cuống phổi. Sự nhiễm độc phổi
trong những trường hợp đó sẽ phản ánh sự tổn
thương về lượng của những tế bào đặc biệt này.
Sự tổn thương đó có thể dẫn đến sự suy yếu
chức năng của thang cuốn nhầy lông tơ
(mucociliary escalator) và hoại tử, theo thứ tự—
cả hai đều làm giảm chức năng của phổi
Các cơ chế nhiễm độc

“Bụi” khoáng chất đi vào trong các túi phổi có
thể kích thích cho sự xơ hóa phổi. Một khi đã
được hít vào túi phổi, “bụi” sẽ được “ăn” bởi các
macrophage (đại thực bào; tế bào miễn dịch
“ăn” lớn, các monocyte). Bị biến đổi do sự có
mặt của “bụi”, các macrophage sẽ kích thích các
nguyên bào sợi (fibroblast) xung quanh tiết ra
collagen. Chất này sẽ dẫn đến sự xơ hóa
Các cơ chế nhiễm độc (tiếp theo)
p
p
Khi các tế bào tạo thành các túi phổi (tế
bào phổi, pneumocyte) và các mao mạch
túi phổi (các tế bào màng trong,
endothelial cells) cho phép các chất lỏng
giàu protein rò rỉ vào các khoảng không
gian rất nhỏ giữa mao mạch và túi phổi,
hội chứng suy giảm hô hấp người lớn sẽ
xuất hiện. Hội chứng này đưa đến các đáp
ứng viêm và cuối cùng dẫn đến xơ hóa
phổi ( tạo mô sợi trong phổi) làm giảm
hay làm mất đi dung tích chức năng của
các túi phổi bị ảnh hưởng
Các ví dụ
- Ozone (O3), nitơ dioxid (NO2), lưu huỳnh
dioxid (SO2), clor (Cl2), và ammoniắc (NH3) nằm
trong số các chất kích thích hệ hô hấp đã được biết
- Khói thuốc lá, ozone, và acid sulfuric làm suy
giảm hoạt động của thang cuốn nhầy-mao
- Bệnh hen do nghề nghiệp gắn liền với những
người làm những công việc liên quan đến nông
nghiệp như thu hoạch mùa màng, chăm sóc vật nuôi,
chế biến thực phẩm và làm đồ gỗ.
- Các dược phẩm (ví dụ, aspirin) và các hóa chất
công nghiệp (ví dụ, toluen diisocyanate) cũng được
chỉ ra là các chất độc phổi
Các ví dụ (tiếp theo)
- Thuốc trừ cỏ paraquat (1,1’-dimethyl-4,4’dipyridilium), ngoài ảnh hưởng độc chậm trong gan và
thận, còn làm xơ hóa túi phổi trong vòng 4-7 ngày sau
khi tiếp xúc. Paraquat cũng có thể được hấp thụ qua
da và sau đó được phân bố đến phổi. So sánh với các
mô khác, nồng độ paraquat trong phổi cao hơn. Điều
này là do sự vận chuyển chủ động paraquat qua màng
tế bào túi phổi
-Tiếp xúc với sợi amiăng, hạt silic dioxid, bụi than có
chứa silic và berili cũng có thể dẫn đến xơ hóa phổi
- Xấp xỉ 90% những ca ung thư phổi là hậu qủa trực
tiếp của việc hút thuốc lá. Ung thư phổi cũng có liên
quan đến sự tiếp xúc với arsen, crom, nickel và khí lò
cốc
Đánh giá sự nhiễm độc phổi
Sự hô hấp bao gồm hai qúa trình biệt lập. Quá trình I bao gồm
cấu tạo và chức năng nào tham gia vào sự trao đổi không khí giữa phổi
và môi trường bên ngoài. Quá trình II đảm bảo rằng oxy sẽ thực sự đi
vào máu để được phân bố đến các mô
Kiểm tra quá trình I
p Test SVC (dung tích sống chậm, slow vital capacity) . Trong test này,
người được test hít vào tối đa rồi thở vào phế dung kế
p
Test FVC (dung tích sống áp lực , forced vital capacity), xác định không
chỉ SVC mà còn cả thể tích không khí bị đẩy ra như là một hàm số theo
thời gian
Sự sụt giảm trong SVC hay FVC thường là dấu hiệu cho thấy chức
năng phổi bị suy giảm (ví dụ, những trở ngại trong đường dẫn khí).
p
Chụp quang tuyến X, CAT scan, và MRIs là những phương pháp không
xâm phạm để dò tìm các bệnh lý của phổi.

Đánh giá sự nhiễm độc phổi (tiếp theo)
Kiểm tra quá trình II

Các test khí máu động mạch (ABGs,
arterial blood gases) là những chỉ thị tốt cho
sự vận chuyển O2 và CO2 qua các màng
trong của túi phổi

Các ví dụ khác về sự nhiễm độc cơ
quan chọn lọc