Quản trị kinh doanh nông nghiệp

Download Report

Transcript Quản trị kinh doanh nông nghiệp

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh
---------&---------
Quản trị kinh doanh
nông nghiệp
Nguyễn Anh Trụ
Tài liệu tham khảo
 Trần Quốc Khánh. Giáo trình quản trị kinh
doanh nông nghiệp. Trường ĐHKTQD. NXB Lao
động – Xã hội, 2005.
 Baker, G. A. et al. Introduction to Food and
Agribusiness Management. Prentice Hall,
Upper Saddle River, New Jersey 07458, US.
 Brester, G. 2008. Introduction to Agribusiness
Management. Montana State University, US.
 Wen-fei Uva. 2002. Strategic Planning for Your
Farm Business. Cornell University, Ithaca, NY
14853, US.
 Các tài liệu khác…
Phương pháp tính điểm
 Tham dự lớp: 10%
 Thảo luận nhóm: 30%
 Thi kết thúc học phần: 60%
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ
và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu:
• Nắm được đối tượng, nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu môn học
• Tìm hiểu các đặc điểm của sản xuất
nông nghiệp
Đối tượng nghiên cứu
 Kiến thức quản trị sản xuất kinh doanh
trong các cơ sở sản xuất kinh doanh
 Các vấn đề tổ chức và quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh
 Người tổ chức và điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh
 Mục đích sản xuất kinh doanh của các
cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
 Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu
và đặc biệt
 Đối tượng của sản xuất nông nghiệp
là các cơ thể sống
 Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ
 Thường có chu kỳ dài, tiến hành
ngoài trời trên không gian rộng
 Chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên
(tiếp…)
 Sản xuất nông nghiệp nước ta phổ
biến là sản xuất nhỏ
 Bình quân ruộng đất theo đầu người
thấp và lao động nhiều và phân bố
không đều giữa các vùng miền
 Sản xuất nông nghiệp Việt Nam chịu
ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa
Nhiệm vụ môn học
 Nghiên cứu và ứng dụng các quy luật của
sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị
trường vào sản xuất kinh doanh nông
nghiệp
 Trang bị cho người học những kiến thức cơ
bản về tổ chức và quản lý kinh doanh nông
nghiệp
 Tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn ở trong
và ngoài nước về tổ chức và quản lý sản
xuất kinh doanh trong các cơ sở sản xuất
kinh doanh nông nghiệp
Nội dung môn học
 Các loại hình doanh nghiệp nông
nghiệp
 Cơ sở khoa học của quản trị kinh
doanh nông nghiệp
 Tổ chức bộ máy quản trị trong các
loại hình doanh nghiệp nông nghiệp
 Chiến lược kinh doanh nông nghiệp
 Kế hoạch sản xuất kinh doanh nông
nghiệp
(tiếp…)
 Quản trị các yếu tố sản xuất trong
kinh doanh nông nghiệp
 Tổ chức kinh doanh trồng trọt và
chăn nuôi
 Tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản
xuất kinh doanh nông nghiệp
Phương pháp nghiên cứu môn
học
 Phương
 Phương
 Phương
 Phương
 Phương
 V.v…
pháp
pháp
pháp
pháp
pháp
thống kê
điều tra
nghiên cứu điển hình
chuyên gia
toán học
Chương 2: Các loại hình doanh
nghiệp nông nghiệp
Mục tiêu:
• Nắm được nguyên tắc lựa chọn các
loại hình doanh nghiệp nông nghiệp
• Phân biệt được các loại hình doanh
nghiệp nông nghiệp
Vai trò của lựa chọn các loại hình
doanh nghiệp nông nghiệp
 Khai thác đầy đủ và hợp lý các nguồn
lực trong nông nghiệp
 Sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả
kinh tế
 Xây dựng các mô hình tổ chức sản
xuất kinh doanh nông nghiệp theo
yêu cầu của kinh tế thị trường
Nguyên tắc lựa chọn và tổ chức các
loại hình doanh nghiệp nông nghiệp
 Đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả
• Hiệu quả kinh tế
• Hiệu quả xã hội
• Hiệu quả môi trường
 Các loại hình doanh nghiệp nông
nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ
(tiếp…)
 Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội
của nông nghiệp, nông thôn nước ta
 Đảm bảo tính thống nhất trên 3 mặt:
quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và
quan hệ phân phối
Các loại hình doanh nghiệp nông
nghiệp
 Hộ nông dân
• Khái niệm: Là hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp,
bao gồm một nhóm người có cùng huyết
tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung
trong một mái nhà, có chung nguồn thu
nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất
nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ
nhu cầu của gia đình.
(tiếp…)
 Đặc điểm
• Mục đích của hộ nông dân là sản xuất
nông lâm sản phẩm phục vụ chính họ
• Sản xuất dựa trên công cụ thủ công
và trình độ canh tác lạc hậu
• Các thành viên trong hộ có sự gắn bó
về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý
và quan hệ phân phối
• Là đơn vị tái tạo nguồn lao động
(tiếp…)
 Vai trò
• Sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu xã
hội
• Khai thác các nguồn lực (đất đai, lao động,
vốn, v.v…)
• Từng bước thích ứng với cơ chế thị trường,
áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào
sản xuất
• Góp phần xây dựng các cơ sở hạ tầng nông
thôn
(tiếp…)
 Quá trình phát triển
• Giai đoạn 1954 – 1986
• Giai đoạn 1988 – nay
Xu hướng phát triển của kinh tế hộ
nông dân
 Các hộ nông dân sản xuất tự cung, tự cấp
chuyển sang sản xuất hàng hóa nhỏ
 Các hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc
chuyển sang các hộ có tỷ suất hàng hóa
cao
 Các hộ có tỷ suất hàng hóa cao trở thành
trang trại
 Một số hộ chuyển sang kinh doanh các
ngành nghề nông thôn
Trang trại
 Khái niệm: Là hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh cơ sở trong nông, lâm, ngư
nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất
hàng hóa; tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu hoặc sử dụng của chủ thể độc lập; sản
xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất
và các yếu tố sản xuất tập trung tương đối
lớn; cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và
trình độ kỹ thuật cao; hoạt động tự chủ và
gắn với thị trường.
Đặc trưng
 Mục đích của trang trại là sản xuất
hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trường
 TLSX thuộc quyền sở hữu hoặc sử
dụng của chủ thể độc lập
 Chủ trang trại là người có ý chí và có
khả năng tổ chức sản xuất kinh
doanh
 Tổ chức sản xuất kinh doanh của
trang trại tiến bộ hơn
Vai trò
 Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và
kinh tế nông thôn
 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn
hóa
 Tạo ra sản phẩm làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông
thôn
 Có khả năng áp dụng hiệu quả các thành
tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất
 Tạo việc làm và tăng thu nhập trong nông
thôn
Tiêu chí nhận dạng trang trại
 Giá trị sản phẩm hàng hóa tạo ra trong
1 năm: từ 40 triệu đồng trở lên
 Quy mô diện tích đất đai và số lượng gia
súc, gia cầm
- Đối với trang trại cây hàng năm: 2 ha ở
phía Bắc và 3 ha ở phía Nam
- Đối với trang trại cây lâu năm: 3 ha
- Đối với trang trại hoa cây cảnh: 0,5 ha
(tiếp…)
 Quy mô về vốn và lao động
- Đầu tư vốn trên 20 triệu đồng
- Thuê 2 lao động trở lên
Phân loại trang trại
 Theo tính chất sở hữu
• Trang trại gia đình
• Trang trại ủy thác cho người nhà, bạn bè
quản lý
 Theo phương hướng sản xuất
• Trang trại cây thực phẩm
• Trang trại cây ăn quả
• Trang trại cây công nghiệp
• Trang trại chăn nuôi đại gia súc
• Trang trại nuôi trồng thủy sản
• V.v…
Tình hình phát triển trang trại
 Vùng trung du và miền núi
- Chủ yếu là trang trại vườn rừng, vườn đồi, v.v…
- Hình thành từ 3 dạng chủ yếu
+ Từ các hộ đồng bằng lên xây dựng vùng kinh tế
mới
+ Từ các hộ thành viên nông, lâm trường
+ Tư nhân đến thuê đất
- Phương hướng kinh doanh
+ Kinh doanh tổng hợp
+ Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm
nghiệp
+ Chăn nuôi đại gia súc
(tiếp…)
 Vùng ven biển
- Trang trại nuôi trồng thủy sản
- Trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp với sản
xuất nông nghiệp
 Vùng đồng bằng
- Chủ yếu trang trại quy mô nhỏ
- Trang trại trồng trọt
- Trang trại chăn nuôi
- Trang trại kết hợp sản xuất nông nghiệp với
ngành nghề phi nông nghiệp
Hợp tác xã nông nghiệp
 Khái niệm: Là tổ chức kinh tế của các
hộ nông dân cá thể, pháp nhân có
cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự
nguyện liên kết lại để phối hợp giúp
đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp
ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của
mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động
theo pháp luật và có tư cách pháp
nhân.
Đặc điểm
 Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTXNN
 Các xã viên bình đẳng trong tham gia quản
lý, kiểm tra giám sát và có quyền ngang
nhau trong biểu quyết
 Tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh
doanh
 Có tư cách pháp nhân và bình đẳng trước
pháp luật
 Mục đích thành lập HTXNN là phục vụ sản
xuất của hộ nông dân
Vai trò
 Cung cấp đầy đủ, kịp thời và đảm bảo
chất lượng các yếu tố đầu vào và dịch
vụ cho sản xuất nông nghiệp
 Điều tiết sản xuất nông nghiệp
 Là nơi tiếp nhận sự trợ giúp của Nhà
nước tới hộ nông dân
Phân loại

-
HTX sản xuất nông nghiệp
Chủ yếu là các HTX kiểu cũ
Tồn tại trước khi đổi mới
Mục đích hoạt động là tạo ra quy mô
sản xuất thích hợp chống lại sự chèn
ép của tư thương
(tiếp…)
 HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ
- Chủ yếu hoạt động theo kiểu HTX
chuyên môn hóa sản phẩm
- Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ
- Hộ nông dân trực tiếp sản xuất
- HTX thực hiện khâu chế biến và tiêu
thụ sản phẩm
- Ví dụ: HTX rau an toàn, v.v…
(tiếp…)
 HTX dịch vụ
- Dịch vụ đầu vào (giống, phân bón, thuốc
BVTV, v.v…)
- Dịch vụ các khâu cho sản xuất (làm đất,
thủy lợi, bảo vệ đồng ruộng, chế biến,
v.v…)
- Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm
- Khách hàng chủ yếu là xã viên và nông dân
- Các loại HTX dịch vụ
+ Dịch vụ tổng hợp
+ Dịch vụ chuyên khâu
Phương hướng đổi mới và phát
triển
 Loại HTX chuyển đổi và xây dựng mới
có kết quả
 Loại HTX hoạt động một vài khâu
nhưng kết quả thấp
 Loại HTX chỉ tồn tại trên hình thức
Doanh nghiệp nông nghiệp Nhà
nước
 Khái niệm: Là loại hình doanh nghiệp
nông nghiệp do Nhà nước thành lập,
đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ
sở hữu, là pháp nhân kinh tế hoạt
động theo pháp luật, thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước
giao.
Vai trò
 Định hướng và tạo tiềm lực kinh tế
cho Nhà nước thực hiện vai trò điều
tiết đối với nông nghiệp và nền kinh
tế
 Nắm giữ các hoạt động quan trọng
của sản xuất nông nghiệp
 Hỗ trợ kinh tế hộ nông dân
 Giữ gìn an ninh quốc phòng
Thực trạng phát triển
 Giai đoạn 1954 – 1986
- Bao gồm các nông, lâm trường quốc doanh,
công ty thuốc BVTV, thuốc thú y, vật tư
nông nghiệp được Nhà nước xây dựng
- Điều hành và quản lý theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung nên chưa phát huy được vai
trò
- Kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương
xứng với sự đầu tư của Nhà nước
(tiếp…)
Giai đoạn 1988 – nay
Điều chỉnh phương hướng SXKD
Tổ chức lại bộ máy quản lý gọn nhẹ
Điều hành sản xuất bằng cơ chế khoán
Bán giá trị vườn cây cho các hộ gia đình
công nhân viên chức
- Tính chất sở hữu từng bước chuyển sang sở
hữu hỗn hợp
- Hoạt động khó khăn trong cơ chế thị trường

-
Phương hướng đổi mới
 Đối với các doanh nghiệp sản xuất
• Chuyển đổi sang chế biến và tiêu thụ
sản phẩm
• Thực hiện bán vườn cây và giao đất
lâu dài cho hộ công nhân
• Đổi mới quản lý và tổ chức trong
doanh nghiệp
(tiếp…)
 Đối với các doanh nghiệp dịch vụ các
yếu tố đầu vào
• Củng cố các doanh nghiệp hoạt động
trong các khâu quan trọng
• Đổi mới tổ chức và quản lý trong các
doanh nghiệp theo hướng khoán kinh
doanh
(tiếp…)
 Đối với các doanh nghiệp thủy nông
• Tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới
quản lý kinh doanh
• Hạch toán đầy đủ và bù đắp chi phí
cho các hoạt động của doanh nghiệp
 Cổ phần hóa các doanh nghiệp nông
nghiệp Nhà nước
Công ty TNHH một thành viên
 Khái niệm
Là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm
chủ sở hữu.
 Đặc điểm chủ yếu
- Chủ DN có quyền quyết định mọi vấn đề SXKD được quy
định trong Điều lệ công ty
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ khác trong phạm vi vốn điều lệ
- Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh
- Không được quyền phát hành cổ phần
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
 Khái niệm
Là doanh nghiệp trong đó các thành viên có thể là tổ
chức hoặc cá nhân, số lượng không vượt quá 50 cùng
cam kết góp vốn thành lập công ty.
 Đặc điểm chủ yếu
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản trong phạm vi vốn góp
- Thành viên chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
vốn góp cho người còn lại, rồi mới đến người ngoài
công ty
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh
- Không được quyền phát hành cổ phần
Công ty cổ phần
 Khái niệm
- Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ
được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần. Thành viên sở
hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông
có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số
lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế
tối đa.
(tiếp…)
 Đặc điểm chủ yếu
- Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp
- Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát
hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số
cổ phần
- Cổ phiếu có thể ghi danh hoặc không ghi danh
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ
phần trừ trường hợp pháp luật quy định
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Được phát hành cổ phiếu để huy động vốn
Chương 3: Cơ sở khoa học của quản
trị kinh doanh nông nghiệp
Mục tiêu:
• Nắm được sự ảnh hưởng của các quy luật
tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với quản trị
kinh doanh nông nghiệp
• Hiểu các nguyên tắc quản trị kinh doanh
nông nghiệp
• Phân biệt các phương pháp quản trị kinh
doanh
• Hiểu được nghệ thuật quản trị kinh doanh
Các quy luật trong quản trị kinh
doanh nông nghiệp
 Khái niệm: Là những hiện tượng mang tính
bản chất, thường xuyên, bền vững và lặp đi
lặp lại của các sự vật hiện tượng.
 Đặc điểm
• Các quy luật ra đời, tồn tại và hoạt động
khách quan
• Các quy luật tự nhiên và kinh tế - xã hội
cùng hoạt động đan xen và thống nhất
• Cần hiểu cơ chế hoạt động của các quy luật
Các quy luật tự nhiên
 Quy luật diễn biến thời tiết khí hậu
 Quy luật hình thành đất
 Quy luật sinh trưởng và phát triển
của cây trồng, vật nuôi
Các quy luật kinh tế - xã hội
 Chịu sự ảnh hưởng của các quy luật
tự nhiên
 Sự ảnh hưởng của các quy luật kinh
tế - xã hội trong sản xuất kinh doanh
nông nghiệp thường mờ nhạt
 Cần nghiên cứu sự hoạt động của các
quy luật trong cơ sở sản xuất kinh
doanh nông nghiệp
Nguyên tắc quản trị kinh doanh
nông nghiệp
 Đảm bảo mục tiêu hiệu quả và tăng
trưởng
 Xuất phát từ thị trường
 Kết hợp hài hòa các lợi ích
 Tập trung và dân chủ
 Tuân thủ luật pháp và thông lệ kinh
doanh
Phương pháp quản trị kinh doanh
 Phương pháp hành chính – tổ chức
• Là phương pháp tác động trực tiếp vào mối
quan hệ tổ chức của hệ thống quản trị và
kỷ luật đã được xác lập ở các cơ sở sản
xuất kinh doanh nông nghiệp
• Sử dụng các quyết định bằng lời hoặc văn
bản có tính bắt buộc
• Xác lập trật tự, kỷ cương trong lao động và
khâu nối hoạt động giữa các bộ phận liên
quan
(tiếp…)
• Chỉ phát huy tác dụng khi quyết định
dựa trên yêu cầu khách quan của
hoạt động kinh doanh và không dựa
vào ý chủ quan của chủ thể ra quyết
định
• Cần phân biệt phương pháp hành
chính – tổ chức với kiểu quản lý quan
liêu
Phương pháp kinh tế
 Là các cách thức tác động của chủ thể quản
trị lên đối tượng quản trị và khách thể kinh
doanh một cách gián tiếp thông qua các lợi
ích kinh tế.
 Chủ thể dùng các đòn bẩy, chính sách kinh
tế để tác động lên đối tượng quản trị
 Cơ sở là sự thống nhất về lợi ích sẽ dẫn đến
sự thống nhất về mục đích và hành động
 Nhà quản trị cần có kiến thức về quản lý
kinh tế và quản trị kinh doanh
Phương pháp giáo dục
 Là cách thức tác động của chủ thể quản trị
đến nhận thức và tình cảm của người lao
động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt
tình trong lao động.
 Dựa trên các quy luật tâm lý làm cho người
lao động phân biệt đúng-sai, phải-trái, tốtxấu, v.v… để nâng cao tính tự giác
 Trang bị các tri thức về xã hội và nghiệp vụ
cho người lao động
Các phương pháp khác
 Phương pháp thống kê
 Phương pháp mô hình tối ưu
 Phương pháp kinh tế vi mô
Nghệ thuật quản trị kinh doanh
 Khái niệm: Là việc vận dụng các
nguyên tắc, phương pháp, nghiệp vụ
của quản trị kinh doanh, các tiềm
năng, cơ hội kinh doanh một cách
khôn khéo, tài tình để đạt mục tiêu
kinh doanh.
 Quản trị kinh doanh là việc diễn ra
thường xuyên của các nhà quản trị,
nhà kinh doanh
(tiếp…)
 Nghệ thuật quản trị kinh doanh là sản
phẩm riêng của từng nhà quản trị
 Cùng trong một tình huống, nhà quản
trị áp dụng thành công một phương
pháp nào đó nhưng nhà quản trị khác
lại chưa chắc thành công nếu áp dụng
lại
Điều kiện đạt được nghệ thuật
quản trị kinh doanh
 Điều kiện khách quan
• Tiềm lực vật chất của cơ sở sản xuất
kinh doanh
• Có cơ chế quản lý phù hợp
(tiếp…)
 Điều kiện chủ quan
• Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh là người có
trình độ chuyên môn phù hợp, nhạy bén,
quyết đoán và linh hoạt trong xử lý các tình
huống
• Cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp với nhiệm
vụ kinh doanh
• Đội ngũ cán bộ quản trị có tri thức
• Hệ thống thônh tin và xử lý thông tin nhanh
nhạy và chính xác
• Bí mật trong kinh doanh
Phương kế trong nghệ thuật quản
trị kinh doanh
 Kinh tế kế
 Thân kế
 Tửu kế
Chương 4: Tổ chức bộ máy quản trị trong
các doanh nghiệp nông nghiệp
Mục tiêu:
• Nắm được nguyên tắc và yêu cầu của
tổ chức bộ máy quản trị trong các
doanh nghiệp nông nghiệp
• Phân biệt các loại cơ cấu tổ chức bộ
máy quản trị trong doanh nghiệp
nông nghiệp
• Hiểu các chức năng quản trị trong các
loại hình doanh nghiệp nông nghiệp
Tổ chức bộ máy quản trị
 Khái niệm: Là xây dựng cơ cấu các bộ
phận, đơn vị của bộ máy, quy định
những nhiệm vụ quyền hạn của
chúng, thiết lập các mối quan hệ công
tác, bố trí cán bộ nhân viên trong bộ
máy nhằm làm cho bộ máy hoạt động
hiệu quả.
Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản
trị
 Dựa vào mục tiêu và nhiệm vụ của
hoạt động kinh doanh
 Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí
quản trị
 Đảm bảo sự cân đối của bộ máy
 Linh hoạt và năng động
 Gắn bộ máy quản trị với con người,
gắn nhiệm vụ với quyền lợi, gắn lợi
ích vật chất với lợi ích tinh thần
Yêu cầu tổ chức bộ máy quản trị
 Xác định rõ nhiệm vụ quyền hạn của
các cấp quản trị
 Thực hiện nghiêm ngặt chế độ tập
trung dân chủ, cá nhân phụ trách và
chế độ một thủ trưởng
 Làm rõ chức năng của từng cấp quản
trị và từng bộ phận trong doanh
nghiệp
Các loại cơ cấu bộ máy quản trị
 Cơ cấu trực tuyến
Giám đốc
PGĐ sản xuất
ĐV1
ĐV2
PGĐ tiêu thụ
ĐV3
ĐV4
(tiếp…)
 Ưu điểm
• Quyền hạn và trách nhiệm được phân
định rõ ràng
• Duy trì sự lãnh đạo và chỉ đạo tập
trung
• Hoạt động nhanh chóng và không
phải qua trung gian
(tiếp…)
 Nhược điểm
• Mỗi nhà quản trị phải đảm đương
nhiều công việc khác nhau
• Nhà quản trị dễ gặp tình trạng lúng
túng do quá tải
• Chỉ phù hợp với loại hình kinh doanh
quy mô nhỏ và công việc không quá
phức tạp
Cơ cấu chức năng
Giám đốc
PGĐ sản xuất
PGĐ tiêu thụ
Kế hoạch
Tài chính
Marketing
ĐV1
ĐV2
ĐV3
Nhân sự
ĐV4
(tiếp…)
 Ưu điểm
• Nâng cao trình độ chuyên môn trong
hoạt động quản trị
• Các cấp quản trị có điều kiện tập
trung vào các vấn đề lớn
(tiếp…)
 Nhược điểm
• Khó khăn trong phối hợp và kiểm tra
• Khó đánh giá kết quả hoạt động quản
trị và xác định nguyên nhân tồn tại
Cơ cấu hỗn hợp
Giám đốc
PGĐ sản xuất
PGĐ tiêu thụ
Các phòng ban chức năng
ĐV1
ĐV2
ĐV3
ĐV4
Ưu điểm
 Phát huy sự đóng góp của các bộ
phận chuyên môn trong quản trị
 Giảm bớt các công việc chuyên môn
cho các cấp quản trị
 Nâng cao trình độ chuyên môn cho
các chuyên gia
Nhược điểm
 Phát sinh phức tạp trong phối hợp những
bộ phận chức năng chuyên môn và các đơn
vị
 Hạn chế sử dụng kiến thức chuyên môn của
các nhà quản trị
 Phát sinh sự can thiệp của các bộ phận
chuyên môn với các đơn vị trực tuyến
 Thường áp dụng cho các loại hình doanh
nghiệp lớn
Chức năng của quản trị
 Chức năng hoạch định
• Là quá trình xác định mục tiêu, nhiệm
vụ và phương hướng để thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ đó
• Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh
doanh cần phân tích các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp
• Sử dụng các kiến thức khoa học để
dự báo và tính toán
(tiếp…)
 Chức năng phối hợp và điều khiển
• Xác định khối lượng công việc cần hoàn
thành theo một mục tiêu kinh doanh
• Xác định trách nhiệm và quyền hạn của các
tổ chức
• Phân công và điều khiển các công việc
• Điều khiển là hoạt động hướng dẫn, đôn
đốc, động viên và thúc đẩy những người
dưới quyền làm việc nhằm đạt được mục
tiêu đề ra
(tiếp…)
 Chức năng kiểm tra
• Xác định thực chất công việc đã được thực
hiện theo mục tiêu đã định
• Phát hiện lệch lạc trong xác định mục tiêu
và trục trặc trong thực hiện công việc để
chấn chỉnh kịp thời
• Phương pháp kiểm tra cần phù hợp với từng
loại công việc
• Các hình thức kiểm tra:
- Qua giấy tờ
- Kiểm tra tại hiện trường
(tiếp…)
 Chức năng điều chỉnh và thúc đẩy
• Điều chỉnh những bất hợp lý do sự tác
động của các nhân tố khách quan và chủ
quan
• Cần phát hiện các bất hợp lý, tìm ra
nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc
phục
• Thúc đẩy là đôn đốc, tạo điều kiện để hoạt
động kinh doanh diễn ra đúng nội dung,
tiến độ và đảm bảo chất lượng
Thông tin trong quản trị kinh doanh
nông nghiệp
 Khái niệm: Là các tín hiệu liên quan
trực tiếp đến quá trình kinh doanh
hay để phục vụ trực tiếp cho quá
trình kinh doanh mà các nhà quản trị
kinh doanh nông nghiệp thu nhận
được và đề ra quyết định.
(tiếp…)
 Đặc trưng
• Thông tin luôn gắn với một quá trình
điều khiển của các nhà quản trị
• Thông tin có tính tương đối
• Thông tin có tính định hướng
• Mỗi thông tin đều bao gồm vật mang
tin và lượng tin
(tiếp…)

•
•
•
Nguyên nhân làm nhiễu thông tin
Nhiễu vật lý
Nhiễu về ngữ nghĩa
Nhiễu thực dụng
Quyết định trong quản trị kinh
doanh nông nghiệp
 Khái niệm: Là sự lựa chọn của các nhà
quản trị về mục tiêu, chương trình hoạt
động hoặc nhiệm vụ kinh doanh diễn ra
thường xuyên ở các doanh nghiệp.
 Nội dung
• Làm gì?
• Ai làm?
• Khi nào làm? Khi nào kết thúc?
• Các kết quả cần đạt được?
• Điều kiện vật chất để thực hiện?
(tiếp…)

•
•
•
•
Yêu cầu đối với quyết định
Quyết định phải khoa học
Quyết định phải có tính định hướng
Quyết định phải cô đọng, dễ hiểu
Khắc phục được những trở ngại khi ra
quyết định
Chương 5: Chiến lược kinh
doanh nông nghiệp
Mục tiêu:
• Nắm được vai trò và ý nghĩa của chuyên
môn hóa và nguyên tắc phối hợp các ngành
trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp
• Hiểu các nội dung liên quan đến phương
hướng và quy mô sản xuất kinh doanh
• Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh
doanh
• Lập và lựa chọn chiến lược kinh doanh của
các doanh nghiệp
Chuyên môn hóa và sự phối hợp các ngành
trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp
 Khái niệm: Chuyên môn hóa sản xuất nông
nghiệp là sự phân công lao động xã hội để
sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của xã
hội.
 Phân loại
• Chuyên môn hóa theo sản phẩm
• Chuyên môn hóa theo vùng
• Chuyên môn hóa theo các cơ sở sản xuất
kinh doanh
• Chuyên môn hóa trong nội bộ cơ sở sản
xuất kinh doanh
Các ngành và nguyên tắc phối hợp
các ngành
 Ngành chính: Là ngành có trình độ chuyên
môn hóa và tỷ trọng sản phẩm hàng hóa cao
nhất, có vị trí quan trọng nhất, quyết định
việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
 Ngành bổ sung: Là ngành hỗ trợ cho ngành
chính phát triển và khai thác đầy đủ tiềm
năng của cơ sở sản xuất kinh doanh nông
nghiệp
 Ngành phụ: Là ngành phục vụ cho ngành
chính và ngành bổ sung và tận dụng tiềm
năng sẵn có trong các cơ sở sản xuất kinh
doanh
(tiếp…)
 Nguyên tắc phối hợp các ngành
• Đảm bảo hỗ trợ cho ngành chính phát
triển
• Sử dụng triệt để và có hiệu quả các
yếu tố sản xuất
• Sử dụng các nguồn sản phẩm phụ
• Thúc đẩy vốn của cơ sở sản xuất kinh
doanh luân chuyển nhanh
Căn cứ xác định phương hướng sản
xuất kinh doanh
 Thị trường
 Điều kiện tự nhiên và kinh tế của
từng cơ sở sản xuất kinh doanh
 Chi phí cơ hội để sản xuất từng loại
sản phẩm
Chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyên môn
hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh nông
nghiệp
1
K=
Σdj*J
Trong đó:K là mức độ chuyên môn hóa
dj là tỷ trọng sản phẩm hàng
hóa của sản phẩm j trong cơ sở
J là số thứ tự các sản phẩm
Chỉ tiêu đánh giá sản phẩm chuyên môn
hóa và sự phối hợp các sản phẩm

•
•

•
•
•
Chỉ tiêu trực tiếp
Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa
Cơ cấu giá trị tổng sản lượng
Chỉ tiêu gián tiếp
Cơ cấu diện tích đất trồng trọt
Cơ cấu hao phí lao động
Cơ cấu vốn
Quy mô sản xuất kinh doanh
Khái niệm: Là biểu hiện mức
độ tập trung các yếu tố sản
xuất trên một phạm vi không
gian và thời gian để tạo ra
khối lượng sản phẩm tương
ứng.
Chỉ tiêu đánh giá quy mô sản xuất
kinh doanh

•
•

•
•
•
•
•
Chỉ tiêu trực tiếp
Giá trị tổng sản lượng
Giá trị sản phẩm hàng hóa
Chỉ tiêu gián tiếp
Diện tích đất đai
Số đầu gia súc
Số lượng lao động
Số hộ
Giá trị tài sản cố định
Điều chỉnh quy mô sản xuất kinh
doanh
 Mở rộng quy mô
• Hợp nhất nhiều cơ sở sản xuất kinh
doanh nhỏ
• Phát huy năng lực và hiệu quả của
các cơ sở sản xuất kinh doanh
• Liên doanh liên kết giữa các cơ sở sản
xuất kinh doanh
(tiếp…)

•
•
•
Thu hẹp quy mô
Chuyển hướng kinh doanh
Giảm bớt phạm vi kinh doanh
Thay đổi cơ cấu tổ chức, nhân sự
Xây dựng kế hoạch phát
triển sản xuất kinh doanh
Khái niệm: Là xác định mục
tiêu, phương hướng và quy
mô phát triển của cơ sở sản
xuất kinh doanh trong thời
gian dài.
(tiếp…)
 Nội dung tổ chức kế hoạch sản xuất kinh
doanh
• Xây dựng mục tiêu tổng quát dài hạn
• Xác định phạm vi ranh giới của cơ sở sản
xuất kinh doanh
• Xác định quy mô và cơ cấu sản xuất
• Bố trí hệ thống công trình xây dựng cơ bản
phục vụ sản xuất và đời sống
• Bố trí và sắp xếp lao động cho các sản phẩm
• Xác định nhu cầu vốn
• Xác định hiệu quả của cơ sở kinh doanh
Chiến lược kinh doanh nông
nghiệp
Khái niệm: Là việc xác định
mục tiêu cốt lõi dài hạn dựa
trên các điều kiện về thị
trường, nguồn lực và sức
mạnh của cơ sở kinh doanh.
(tiếp…)

•
•
Phân loại
Chiến lược phát triển
Khai thác thị trường cũ
Mở rộng thị trường
Phát triển sản phẩm
Chiến lược ổn định
(tiếp…)
•
-
Chiến lược cắt giảm
Cắt giảm chi phí
Thu lại vốn đầu tư
Tận thu
Giải thể
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến
lược
 Mục tiêu của chiến lược và trình độ
chuyên môn của nhà quản trị
 Khả năng tài chính
 Tác động của các đối tượng liên quan
Quy trình lựa chọn chiến lược kinh
doanh
 Nhận biết chiến lược hiện tại của cơ
sở sản xuất kinh doanh
 Phân tích danh mục vốn đầu tư
 Lựa chọn chiến lược
 Đánh giá chiến lược
Chương 6: Tổ chức sử dụng đất đai
trong sản xuất kinh doanh nông
nghiệp
Mục tiêu:
• Hiểu vai trò và đặc điểm của đất đai
trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp
• Nắm được nội dung tổ chức sử dụng đất
đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh
nông nghiệp
• Phân biệt các chỉ tiêu đánh giá trình độ
tổ chức và hiệu quả sử dụng đất đai
Vai trò của đất đai
 Là TLSX chủ yếu và đặc biệt
 Là địa điểm xây dựng các công trình
phục vụ sản xuất nông nghiệp
Đặc điểm của đất đai
 Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và
của xã hội
 Số lượng có hạn và khả năng tái tạo
đất đai không có giới hạn
 Chất lượng đất đai không đồng nhất
và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Mục đích sử dụng đất đai
 Sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm
và hàng hóa trên một đơn vị diện tích
 Đáp ứng các yêu cầu của sản xuất
nông nghiệp
 Khai thác các tiềm năng và lợi thế của
đất đai
Yêu cầu tổ chức sử dụng đất đai
 Sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả
 Đặt quá trình tổ chức sử dụng đất đai của
cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp
với quá trình tổ chức sử dụng đất đai của
vùng
 Chú ý đến quá trình sản xuất kinh doanh
của ngành và của cơ sở
 Gắn sử dụng với bảo vệ, tái tạo và khôi
phục chất lượng đất đai
Nội dung tổ chức sử dụng đất đai

•
-
Phân loại đất đai
Căn cứ vào mục đích sử dụng
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất thổ cư
Đất chuyên dùng
Đất chưa sử dụng
(tiếp…)
•
-
Căn cứ vào chất lượng đất đai
Chất đất
Vị trí của đất
Địa hình của đất
Điều kiện khí hậu thời tiết
Điều kiện tưới tiêu
(tiếp…)
• Căn cứ vào nguồn gốc đất đai
- Đất được giao
- Đất chưa được giao
(tiếp…)
 Xác định quy mô đất đai
• Là quy mô để sử dụng tối ưu các loại
đất đai của cơ sở sản xuất kinh doanh
nông nghiệp theo yêu cầu thị trường,
khả năng về vốn, lao động, cơ sở vật
chất và trình độ quản lý của cơ quan
chủ quản đơn vị.
• Công thức:
K = G/RĐ x G/LĐ x G/CP X L/CP
(tiếp…)
Trong đó:
K là chỉ số quy mô đất đai
G là giá trị sản lượng
RĐ là số lượng ruộng đất tối ưu
LĐ là số lao động bình quân trong năm
CP là chi phí lao động
L là lợi nhuận trong năm của cơ sở
(tiếp…)
Bố trí sử dụng đất đai
Yêu cầu
Đảm bảo quy hoạch của địa phương
Chú ý đến xu hướng phát triển lâu dài của
đơn vị
- Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên và kinh
tế - xã hội
- Chú ý đến toàn bộ quá trình sản xuất
- Kết hợp lợi ích của cơ sở với lợi ích của Nhà
nước và địa phương

•
-
(tiếp…)
• Nội dung bố trí sử dụng đất đai
- Xác định ranh giới của cơ sở sản xuất
kinh doanh nông nghiệp
- Bố trí đất trồng trọt và nuôi trồng
thủy sản của cơ sở sản xuất kinh
doanh nông nghiệp
- Bố trí xây dựng các công trình
Quản lý đất đai
 Quản lý về kinh tế
 Quản lý về kỹ thuật
 Quản lý về pháp lý
Chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức
sử dụng đất đai
 Diện tích đất canh tác, đất nông
nghiệp/nhân khẩu hoặc lao động
nông nghiệp
 Tổng diện tích đất nông nghiệp
 Hệ số sử dụng đất
 Chỉ tiêu phản ánh trình độ thâm canh
và khai thác chất lượng đất đai
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
của tổ chức sử dụng đất đai
 Năng suất đất đai
 Năng suất cây trồng
 Lợi nhuận/diện tích đất nông nghiệp
hoặc đất canh tác
Chương 7: Tổ chức sử dụng lao động
trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Mục tiêu:
• Nắm được đặc điểm của lao động
trong sản xuất kinh doanh nông
nghiệp
• Hiểu nội dung tổ chức và sử dụng lao
động trong sản xuất kinh doanh nông
nghiệp
Đặc điểm của lao động trong sản
xuất kinh doanh nông nghiệp
 Lao động trong nông nghiệp có tính
thời vụ
 Lao động trong nông nghiệp phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên
 Lao động trong nông nghiệp thường
xuyên tiếp xúc với các cơ thể sống
 Lao động trong nông nghiệp có kết
cấu phức tạp và không đồng nhất
Nguồn lao động trong sản xuất kinh
doanh nông nghiệp
 Số lượng lao động
Là toàn bộ những người lao động có
khả năng lao động.
 Chất lượng lao động
• Sức khỏe
• Trình độ văn hóa
• Trình độ quản lý
• Kỹ thuật
Nội dung tổ chức và sử dụng lao
động
 Xây dựng kế hoạch nguồn lao động
• Xác định nhu cầu
NA = KA x MA
Trong đó:
NA là nhu cầu lao động cho công việc A (giờ,
ngày/người, người, v.v…)
KA là khối lượng công việc A (ha, tấn, v.v…)
MA là mức lao động của công việc A
(tiếp…)
• Xác định khả năng hiện có và cân đối
lao động
- Mở thêm ngành nghề dịch vụ mới để
thu hút lao động dôi dư
- Tăng cường đầu tư thâm canh
- Cho nghỉ việc đối với lao động không
đủ sức khỏe
(tiếp…)
 Tuyển dụng và thuê mướn lao động
• Thông báo tuyển dụng và nhận đơn
xin việc
• Phỏng vấn và tuyển chọn
• Hợp đồng lao động
(tiếp…)
 Tổ chức quá trình lao động
• Khái niệm: Quá trình lao động là sự tổng
hợp các bước công việc mà một người hay
một nhóm người có quan hệ hữu cơ với
nhau tiến hành trong khi lao động.
• Yêu cầu
- Đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật
- Triệt để tận dụng công suất máy móc
- Cải thiện điều kiện lao động và đảm bảo an
toàn lao động
(tiếp…)
•
-
Nguyên tắc
Cân đối
Ăn khớp và nhịp nhàng
Liên tục
(tiếp…)
• Nội dung
- Tổ chức địa điểm làm việc
- Phân bổ lao động và hợp lý hóa các
phương pháp lao động
- Kiểm tra và áp dụng mức lao động
- Hợp lý các chế độ lao động và nghỉ
ngơi
- Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo
vệ sinh và an toàn lao động
Trả công lao động
 Khái niệm: Là khoản thu nhập người lao
động nhận được sau khi đã hao phí sức lao
động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
 Mức tiền công
• Thực trạng phát triển của cơ sở sản xuất
kinh doanh
• Công việc và năng suất lao động
• Tính chất và đặc điểm của công việc
• Mức tiền công tối thiểu
• Thâm niên làm việc
• V.v…
(tiếp…)
 Hình thức trả công
• Trả công theo thời gian
• Trả công theo hợp đồng
T
D=
K
Trong đó:
D là đơn giá công việc hoặc sản phẩm
T là mức trả công cho công việc khoán
K là khối lượng công việc hoặc sản phẩm khoán
Chương 8: Tổ chức tư liệu sản xuất
trong sản xuất kinh doanh nông
nghiệp
Mục tiêu:
• Hiểu cách phân loại các
TLSX
• Nắm được nội dung tổ chức
và sử dụng TSCĐ và TSLĐ
Khái niệm tư liệu sản xuất
 TLSX là điều kiện vật chất không thể thiếu
để tổ chức sản xuất nông nghiệp
 TLSX bao gồm đối tượng lao động và tư liệu
lao động
• Đối tượng lao động là các yếu tố vật chất
con người tác động vào (giống, phân bón,
thuốc BVTV, v.v…)
• Tư liệu lao động là yếu tố vật chất mà con
người dựa vào để tác động lên đối tượng
lao động (máy móc, công cụ, v.v…)
(tiếp…)
 TSCĐ
• Là TLSX được dùng trong một thời gian
dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất và vẫn
giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu.
• Các TSCĐ trong sản xuất kinh doanh
nông nghiệp: máy móc thiết bị, công
trình xây dựng, phương tiện vận chuyển,
gia súc, vườn cây lâu năm, v.v…
(tiếp…)
 TSLĐ
• Là loại TLSX bị tiêu hao hoàn toàn
sau mỗi quá trình sản xuất và chuyển
toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản
phẩm làm ra và được bù lại toàn bộ
giá trị trong sản phẩm mới.
• Các TSLĐ trong sản xuất kinh doanh
nông nghiệp: giống, phân bón, thuốc
BVTV, xăng dầu, v.v…
Nguyên tắc tổ chức sử dụng tư liệu
sản xuất
 Phù hợp với phương hướng và quy mô
sản xuất kinh doanh của cơ sở
 Phù hợp với điều kiện tự nhiên và
kinh tế của cơ sở
 Cân đối
 Gắn với hệ thống cơ sở vật chất của
vùng
 Sử dụng đầy đủ và hiệu quả
Tổ chức sử dụng TSCĐ
 Tổ chức sử dụng máy móc
• Xác định nhu cầu máy móc
SM = Q/W
Trong đó:
SM là số lượng máy cần thiết
Q là khối lượng công việc máy đảm
nhận
W là năng suất máy
(tiếp…)
• Lựa chọn máy móc
- Đặc điểm của ngành và sản phẩm
- Thời gian phải hoàn thành khối lượng
công việc
- Khả năng tài chính của cơ sở
- Kết cấu hạ tầng của vùng
Biện pháp sử dụng đầy đủ và hợp
lý máy móc
 Đối với máy kéo và máy công tác
• Tập trung ruộng đất và cải tạo địa bàn
• Xây dựng hệ thống giao thông và thủy
lợi chủ động, thuận tiện
• Xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý cho
từng địa bàn
• Tổ chức ghép máy kéo và máy công tác
• Tổ chức phối hợp trong sử dụng máy
kéo
(tiếp…)

•
•
•
•
Đối với máy cơ khí tĩnh
Bố trí khu để máy
Phân cấp quản lý sử dụng máy
Tổ chức lao động phục vụ máy
Bảo quản và sửa chữa
Tổ chức sử dụng TSCĐ là sinh vật
 Xác định nhu cầu
• Đối với gia súc cày kéo: mức cày kéo của
gia súc làm việc trong 1 ngày, khối lượng
công việc cày kéo và thời gian cần thiết để
hoàn thành công việc
• Đối với gia súc sinh sản: phương hướng,
quy mô và kế hoạch sản xuất kinh doanh
của cơ sở
• Đối với vườn cây lâu năm: phương hướng,
quy mô và kế hoạch sản xuất kinh doanh
của cơ sở
(tiếp…)
 Tổ chức phân loại đánh giá
 Tổ chức chăm sóc và khai thác sử
dụng
 Tổ chức quản lý sử dụng
 Tính khấu hao vườn cây và đàn gia
súc
Tổ chức và sử dụng TSLĐ
 Xác định nhu cầu
Slđ = Đm x K
Trong đó:
Slđ là số TSLĐ cần thiết
Đm là định mức tiêu hao nhiên liệu
cho 1 ha, số đơn vị thức ăn gia súc
trong 1 ngày đêm, mức đầu tư phân
bón cho 1 đơn vị diện tích, v.v…
K là khối lượng công việc
(tiếp…)
 Lựa chọn người cung ứng
Biện pháp tổ chức sử dụng TSLĐ
 Dự trữ hợp lý về khối lượng, chất
lượng và thời gian
 Tổ chức nhà kho và phương tiện bảo
quản
 Quản lý và sử dụng vật tư chặt chẽ
 Tổ chức cấp phát và sử dụng theo nội
quy, chế độ và định mức
 Tổ chức kiểm tra và kiểm kê
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
TSCĐ








Năng suất máy móc
Hao phí thời gian
Giá thành một đơn vị công việc
Mức tăng năng suất cây trồng và gia súc
Mức tăng sản lượng
Mức hạ giá thành sản phẩm
Mức tăng năng suất lao động
Mức tăng thu nhập của người lao động
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
TSLĐ
 Mức độ đầu tư tài sản
 Kết quả sản xuất kinh doanh
Chương 9: Tổ chức sản xuất kinh
doanh trồng trọt và chăn nuôi
Mục tiêu:
• Nắm được đặc điểm và yêu cầu
tổ chức sản xuất kinh doanh
trồng trọt và chăn nuôi
• Tìm hiểu nội dung tổ chức sản
xuất kinh doanh trồng trọt và
chăn nuôi
Tổ chức sản xuất kinh doanh
trồng trọt
 Đặc điểm
• Sản xuất kinh doanh trồng trọt gắn
liền với cây trồng và đất đai
• Mang tính thời vụ cao
• Chủ yếu tiến hành ngoài trời, trên
một không gian rộng
• Chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều
kiện tự nhiên
(tiếp…)
 Yêu cầu
• Nâng cao năng suất, sản lượng và chất
lượng sản phẩm
• Giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm
• Sử dụng đầy đủ và hiệu quả đất đai
• Hiểu biết đầy đủ quy luật sinh trưởng và
phát triển của cây trồng
• Hạn chế tính thời vụ
• Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Tổ chức hệ thống trồng trọt
 Xác định và thực hiện cơ cấu diện tích
trồng trọt
• Khái niệm
Bao gồm xác định diện tích đất trồng
trọt từng loại cây trồng và tỷ trọng
diện tích đất trồng trọt từng loại cây
trồng trong tổng diện tích đất trồng
trọt của DN.
(tiếp…)
• Căn cứ
- Phương hướng và kế hoạch sản xuất
kinh doanh của DN
- Nhu cầu thị trường về sản phẩm
- Khả năng sinh lời của cây trồng
- Điều kiện về đất đai
- Xu hướng chuyên môn hóa
(tiếp…)
• Thực hiện
- Xác định và thực hiện các mô hình
trồng trọt hợp lý
- Điều chỉnh hợp lý cơ cấu diện tích đất
trồng trọt
(tiếp…)
 Xây dựng và thực hiện hệ thống luân canh
cây trồng
• Khái niệm
Là sự thay đổi cây trồng về thời gian và không
gian theo từng chu kỳ xác định.
• Tác dụng
- Khôi phục và nâng cao độ phì của đất
- Hạn chế sâu bệnh và cỏ dại
- Tạo sự đa dạng sản phẩm
- Sử dụng đầy đủ và hợp lý các yếu tố sản
xuất
(tiếp…)
•
-
Căn cứ
Kế hoạch sản xuất của DN
Điều kiện đất đai của DN
Đặc điểm sinh thái và yêu cầu kỹ
thuật của cây trồng
- Khả năng sinh lời của từng loại cây
trồng
(tiếp…)
• Tổ chức thực hiện
- Bố trí và quy hoạch hợp lý các diện
tích luân canh
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch luân
canh cây trồng cho từng diện tích
- Tận dụng khả năng trồng xen và
trồng gối
(tiếp…)
 Xây dựng và thực hiện hệ thống canh tác
• Khái niệm
- Là hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng
trọt được xác định cho từng khâu của từng
loại cây trồng phù hợp với tiêu chuẩn kinh
tế, kỹ thuật và đặc điểm sinh học của cây
trồng
- Hệ thống canh tác bao gồm làm đất, giống,
tưới nước, bón phân, làm cỏ, phòng trừ sâu
bệnh, thu hoạch sản phẩm
(tiếp…)
 Xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất
• Khái niệm
Là toàn bộ các công việc của một chu kỳ sản
xuất cây trồng trong những điều kiện sản
xuất nhất định.
• Căn cứ
- Đặc điểm sinh học của cây trồng
- Điều kiện đất đai và thời tiết, khí hậu
- Điều kiện về cơ sở vật chất của DN
(tiếp…)
• Nội dung
- Xác định các công việc trong quy
trình sản xuất
- Xác định công cụ lao động
- Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc
- Xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Xác định chi phí lao động, vật tư, v.v…
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
kinh doanh trồng trọt
Đối với cây trồng
Giá thành đơn vị sản phẩm
Năng suất lao động
Lợi nhuận trên 1 đơn vị SP, 1 đơn vị diện
tích, 1 lao động, 1 đồng chi phí
 Đối với doanh nghiệp
• Giá trị sản lượng, giá trị sản lượng HH trên
1 đơn vị diện tích, 1 lao động, 1 đồng chi
phí
• Lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích, 1 lao
động, 1 đồng chi phí

•
•
•
(tiếp…)
• Căn cứ
- Yêu cầu kinh tế và kỹ thuật cho từng khâu
canh tác
- Đặc điểm sinh học của cây trồng
- Điều kiện cụ thể của DN
• Tổ chức thực hiện
- Quán triệt các biện pháp kỹ thuật trồng trọt
đến từng người lao động
- Giám sát kỹ thuật và bảo đảm thời hạn
Tổ chức sản xuất kinh doanh
chăn nuôi

•
•
-
Đặc điểm và yêu cầu
Đặc điểm
Tính nhạy cảm của vật nuôi
Quá trình sản xuất mang tính thường xuyên
và lặp đi lặp lại
Sản xuất có giá trị kinh tế cao
Yêu cầu
Nắm vững quy luật sinh học của từng loại
vật nuôi
Tạo ra các điều kiện và môi trường phù hợp
(tiếp…)
 Nội dung
• Xác định phương hướng, quy mô và cơ cấu
đàn vật nuôi
- Mục đích của kinh doanh chăn nuôi
+ Chăn nuôi sinh sản
+ Chăn nuôi lấy thịt
+ Chăn nuôi lấy sữa
+ Chăn nuôi lấy trứng, lông
+ Chăn nuôi cung cấp sức kéo
(tiếp…)
- Căn cứ xác định phương hướng chăn
nuôi
+ Đặc điểm sinh học của gia súc, gia
cầm
+ Nhu cầu thị trường và khả năng tiêu
thụ SP
+ Điều kiện tự nhiên và KT-XH gắn với
DN
(tiếp…)
• Xác định cơ cấu đàn vật nuôi
- Là tỷ lệ thực tế các nhóm vật nuôi
trong đàn tại một thời điểm
- Các yếu tố xác định đàn vật nuôi
+ Phương hướng kinh doanh chăn nuôi
+ Nhu cầu thị trường về SP
+ Cơ sở vật chất
+ Trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật
(tiếp…)
+ Tuổi con cái phối giống lần đầu
+ Thời gian sử dụng vật nuôi và tỷ lệ
loại thải (cái sinh sản và đực giống)
+ Tuổi vật nuôi đem bán
+ Số lứa đẻ và số con đẻ 1 lứa
(tiếp…)
• Xây dựng và thực hiện kế hoạch chu
chuyển đàn vật nuôi
- Khái niệm
Là sự di chuyển hay thay đổi thành
phần các nhóm vật nuôi (đực, cái,
lớn, nhỏ) của đàn trong một thời gian
nhất định.
(tiếp…)
+
+
+
+
+
Căn cứ
Thời gian có chửa của từng loại gia súc
Thời gian gia súc cái có thể có chửa sau đẻ
Số con trong 1 lứa và số lứa trong 1 năm
Thời gian phối giống
Thời gian sử dụng có hiệu quả gia súc sinh
sản và làm việc
+ Thời gian tiêu thụ SP
+ V.v…
Bảng chu chuyển đàn vật nuôi
Các
nhóm
gia súc
Số
gia
súc
đầu
kỳ
1
2
A
Tăng lên trong kỳ
Giảm đi trong kỳ
Số
gia
súc
cuối
kỳ
Đẻ
ra
Chuyển
đến
Mua
vào
Tổng
cộng
Bán
giết
thịt
Bán
nuôi
béo
Bán
giống
Chuyển
đi
Tổng
cộng
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
D
B
Số đầu kỳ + Tăng lên trong kỳ = Giảm đi trong kỳ + Số cuối kỳ
A+B=C+D
(tiếp…)
• Tổ chức sản xuất và cung ứng thức
ăn
- Xác định nhu cầu thức ăn chăn nuôi
của doanh nghiệp
+ Dựa vào số lượng vật nuôi bình quân
+ Dựa vào tiêu chuẩn khẩu phần thức
ăn của vật nuôi
(tiếp…)
+ Xác định nhu cầu thức ăn chăn nuôi từng tháng
của mỗi nhóm vật nuôi
+ Xác định tiêu chuẩn và khẩu phần thức ăn cho
từng nhóm vật nuôi
+ Tính số ngày chăn nuôi của từng nhóm
Ni = X.T
Ni: Số ngày chăn nuôi của nhóm vật nuôi ở
tháng thứ i
X: Số vật nuôi bình quân của nhóm vật nuôi
T: Thời gian chăn nuôi của nhóm vật nuôi
trong tháng (30 ngày)
(tiếp…)
+ Tính nhu cầu thức ăn cho từng nhóm
vật nuôi trong tháng
Nhu cầu theo tiêu chuẩn thức ăn:
Mtci = TC.Ni
Mtci: nhu cầu thức ăn của nhóm vật
nuôi theo tiêu chuẩn ở tháng thứ i
TC: tiêu chuẩn thức ăn trong nhóm
Ni: số ngày chăn nuôi ở tháng thứ i
(tiếp…)
Nhu cầu theo khẩu phần thức ăn:
Mki = K.Ni
Mki: nhu cầu thức ăn của nhóm vật nuôi
theo khẩu phần ở tháng thứ i
K: khẩu phần thức ăn của 1 vật nuôi
trong nhóm
Ni: số ngày chăn nuôi ở tháng thứ i
(tiếp…)
- Xác định khả năng cung cấp thức ăn
chăn nuôi
- Cân đối giữa nhu cầu và khả năng
cung cấp thức ăn
- Tổ chức sản xuất, chế biến và mua
ngoài thức ăn chăn nuôi
Chương 10: Tổ chức tiêu thụ sản
phẩm trong kinh doanh nông nghiệp
Mục tiêu:
• Hiểu vai trò và đặc điểm của tiêu thụ
sản phẩm trong kinh doanh nông nghiệp
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tổ
chức tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản
xuất kinh doanh nông nghiệp
• Nắm được nội dung tổ chức tiêu thụ sản
phẩm trong kinh doanh nông nghiệp
Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
 Là giai đoạn làm cho sản phẩm ra
khỏi quá trình sản xuất và bước vào
quá trình lưu thông
 Rút ngắn thời gian lưu kho sản phẩm,
tránh ứ đọng và thực hiện quá trình
tái sản xuất
 Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
 Điều chỉnh và hướng dẫn tiêu dùng
Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp
 Thị trường nông sản mang tính chất
vùng và khu vực
 Tính mùa vụ của sản xuất nông
nghiệp
 Sản phẩm nông nghiệp đa dạng,
phong phú và trở thành nhu cầu tối
thiểu cho con người
 Một bộ phận lớn lương thực và thực
phẩm được tiêu dùng nội bộ
Yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản
phẩm trong kinh doanh nông nghiệp
Nhóm yếu tố thị trường
Nhu cầu thị trường về nông sản phẩm
Cung cấp nông sản phẩm
Giá cả
Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất kỹ
thuật và công nghệ
• Hệ thống cơ sở hạ tầng
• Khả năng tiếp cận thị trường

•
•
•

(tiếp…)

•
•
•
•
•
Nhóm yếu tố chính sách vĩ mô
Chính sách kinh tế nhiều thành phần
Chính sách tiêu dùng
Chính sách đầu tư
Chính sách giá cả
Chính sách tiêu thụ sản phẩm
Tổ chức tiêu thụ sản phẩm trong
kinh doanh nông nghiệp
 Nghiên cứu và dự báo thị trường
 Xác định giá cả tiêu thụ
P = Chi phí SX + Chi phí LT + %LN
 Tổ chức mạng lưới tiêu thụ
 Tổ chức quảng cáo và giới thiệu sản
phẩm