đánh giá kết quả phẫu thuật longo trong điều trị bệnh trĩ tại bệnh

Download Report

Transcript đánh giá kết quả phẫu thuật longo trong điều trị bệnh trĩ tại bệnh

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LONGO
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ
TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Đặng Quốc Ái, Vũ Văn Quân, Hà Văn Quyết
ĐẶT VẤN ĐỀ
KẾT QUẢ
KẾT LUẬN
Trĩ là một bệnh rất phổ biến. Có nhiều
phương pháp phẫu thuật điều trị trĩ. Tuy
nhiên đau sau mổ, chảy máu, chít hẹp hậu
môn sau mổ, thời gian điều trị sau mổ kéo
dài,... vẫn là mối quan ngại cho người bệnh
và phẫu thuật viên.
- Phân độ trĩ: không có bệnh nhân nào mắc
trĩ độ I, 13(8,6%) bệnh nhân mắc trĩ độ II,
101(66,4%) bệnh nhân mắc trĩ độ III và
38(25,0%) bệnh nhân mắc trĩ độ IV.
Phẫu thuật Longo là một phương pháp điều
trị trĩ an toàn, hiệu quả nếu có sự chọn lọc
bệnh nhân kĩ càng
Phẫu thuật Longo là phương pháp mổ trĩ
mới, gần đây đã được nhiều bệnh viện áp
dụng. Phẫu thuật Longo dùng dụng cụ cắt
và khâu niêm mạc trực tràng bằng máy
nhằm kéo búi trĩ và niêm mạc trực tràng sa
trở về vị trí cũ đồng thời loại bỏ nguồn máu
đi từ dưới niêm mạc tới cho các búi trĩ mà
không can thiệp vào vùng da hậu môn, do
đó có nhiều ưu điểm như thời gian mổ
nhanh, ít đau, hồi phục sớm, và ít gây hẹp
hậu môn.
Bệnh viện trường đại học Y Hà Nội đã triển
khai ứng dụng phẫu thuật Longo từ năm
2008. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này nhằm 02 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng bệnh trĩ được điều trị bằng phẫu
thuật Longo tại bệnh viện trường đại học
Y Hà Nội.
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh trĩ bằng
phương pháp này tại bệnh viện trường
đại học Y Hà Nội.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng, trình tự phẫu
thuật và kết quả điều trị những bệnh nhân
trĩ được điều trị bằng phẫu thuật Longo tại
bệnh viện đại học Y Hà Nội từ 12/2008 đến
12/2012.
KẾT QUẢ
152 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tuổi
trung bình 46.71 + 14.15 ( từ 18 đến 86
tuổi). Tỷ lệ Nam/Nữ = 88/64
- Triệu chứng cơ năng: Đau vùng hậu môn
32(21,1%) bệnh nhân, đại tiện ra máu tươi
122(80,3%) bệnh nhân và đại tiện lòi khối trĩ
ra ngoài là 152(100%) bệnh nhân.
- Số lượng búi trĩ: có 1(0,7%) bệnh nhân
có 1 búi trĩ, 22(14,5%) bệnh nhân có 2 búi
trĩ, 85(55,9%) bệnh nhân có 3 búi trĩ,
11(7,2%) bệnh nhân có 4 búi trĩ và
33(21,7%) bệnh nhân có trĩ vòng.
- Phân loại bệnh trĩ theo vị trí giải phẫu:
Trĩ nội chiếm tỉ lệ cao nhất 57,2%(87 bệnh
nhân), trĩ ngoại chiếm 7,9%(12 bệnh nhân)
và trĩ hỗn hợp chiếm 34,9%(53 bệnh nhân).
- Các bệnh lý kèm theo: Sa niêm mạc trực
tràng 19(12,5%) bệnh nhân, nếp da thừa
hậu môn 3(2,0%) bệnh nhân, nứt kẽ hậu
môn 1(0,7%) bệnh nhân và 23(15,1%) bệnh
nhân có polyp ống hậu môn.
- Thời gian mổ trung bình 26,09 ± 7,02
phút.
- Khâu cầm máu tăng cường trong mổ có 11
trường hợp (7,3%).
- Đau sau mổ: 10(6,5%) bệnh nhân sau mổ
không đau ( độ A), 120(79,0%) bệnh nhân
đau nhẹ (độ B), 22(14,5%) bệnh nhân đau
nhiều (độ C) và không có bệnh nhân nào
đau dữ dội (độ E).
- Biến chứng sau mổ: 1 bệnh nhân chiếm
0,7% chảy máu sau mổ và phải can thiệp lại
bằng phẫu thuật khâu cầm máu. 10(6,6%)
bệnh nhân bí đái sau mổ và phải đặt thông
tiểu.
- Thời gian nằm viện trung bình là 3,05 ±
1,42 ngày và chủ yếu là bệnh nhân nằm
viện dưới 3 ngày (chiếm 71,1%), có 01 bệnh
nhân nằm viện sau mổ dài nhất là 13 ngày
(bệnh nhân này trong quá trình điều trị bệnh
lý xơ gan tại bệnh viện có xuất huyết búi trĩ
nên được phẫu thuật).
- Thời gian trở lại công việc bình thường
trung bình 6,16 ± 2,02 ngày.
- Theo dõi xa ( ngắn nhất là 06 tháng và dài
nhất là 50 tháng ): 100 % bệnh nhân hoàn
toàn tự chủ với phân và hơi sau mổ . Không
gặp trường hợp nào bị hẹp hậu môn sau
mổ. Có 15 bệnh nhân tái phát trĩ sau mổ
chiếm 9,9% (trong đó có 10/38 trường hợp
trĩ độ IV và 5/101 trường hợp trĩ độ III). Có
07 bệnh nhân sau mổ có nếp da thừa hậu
môn chiếm 4,6%.
Liên hệ
Tài liệu tham khảo
<your name>
<your organization>
Email:
Website:
Phone:
1. Arnaud JP, Pessaux P (2001), “ Treatment of Hemorrhoids with Circular Stapler, a New
Alternative to Conventional Methods: A Prospective Study of 140 Patients ’’. J Am Coll Surg 2001;
193:161- 165.
2. Beattie GC, Lam JPH , Loudon MA (2000), “A prospective evaluation of the introduction of
circumferential stapled anoplasty in the management of heamorrhoids and mucosal prolapse’’.
Colorectal Disease, 2, 137- 142.