Một số nội dung trong việc triển khai mô hình thanh tra chuyên

Download Report

Transcript Một số nội dung trong việc triển khai mô hình thanh tra chuyên

Một số nội dung
trong việc triển khai mô hình
thanh tra chuyên ngành tại
Cục tần số vô tuyến điện
theo các quy định hiện hành
QUYẾT ĐỊNH
Số: 88/2008/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 07 năm 2008
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN THUỘC BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
Vị trí và chức năng
Cục Tần số vô tuyến điện là tổ chức thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham
mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản
lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà
nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên phạm
vi cả nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn
• Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về tần số vô
tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh; thông tin tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về tần số vô tuyến điện; hướng
dẫn nghiệp vụ cho các Sở Thông tin và Truyền thông
trong lĩnh vực quản lý tần số, thiết bị vô tuyến điện theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
• Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, thu hồi và quản lý các loại
giấy phép tần số vô tuyến điện và sử dụng quỹ đạo vệ
tinh theo quy định của pháp luật.
• Kiểm soát việc phát sóng vô tuyến điện của các đài phát
trong nước, các đài nước ngoài phát sóng đến Việt Nam
thuộc các nghiệp vụ vô tuyến điện theo quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã
ký kết hoặc gia nhập.
• Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện theo quy định của giấy
phép và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan; xử lý nhiễu vô
tuyến điện; kiểm tra và xác nhận tương thích điện từ cho
các thiết bị bức xạ vô tuyến điện theo quy định của pháp
luật.
• Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, quỹ đạo
vệ tinh theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Chính sách và Quy hoạch tần số.
2. Phòng Ấn định và Cấp phép tần số.
3. Phòng Hợp tác và Phối hợp tần số quốc tế.
4. Phòng Kiểm soát tần số.
5. Thanh tra.
6. Phòng Kế hoạch và Đầu tư.
7. Phòng Tài chính – Kế toán
8. Phòng Tổ chức cán bộ.
9. Văn phòng.
10. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực I- VIII
11. Trung tâm Kỹ thuật.
Nghị định số 115/2006/NĐ-CP Ngày 04-10-2006
về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bưu chính,
Viễn thông và Công nghệ thông tin
• Tổ chức Thanh tra Cục
• 1. Thanh tra Cục là đơn vị của các Cục quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 4 Nghị định này, thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
• 2. Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh
Thanh tra và các Thanh tra viên.
• Chánh Thanh tra Cục do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn
thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị
của Cục trưởng sau khi thống nhất ý kiến với Chánh
Thanh tra Bộ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục
2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý chuyên
ngành của Cục; tham gia các đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ và của
các cơ quan thanh tra liên quan khi được yêu cầu.
3. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh
chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục trưởng
theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra của Thanh tra Cục.
7. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc
huỷ bỏ, bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác
thanh tra.
8. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Cục trưởng theo quy
định.
9. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức trực thuộc Cục thực hiện
các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cục
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Cục.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Cục trưởng phê
duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
3. Trình Cục trưởng quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu
vi phạm pháp luật về lĩnh vực do Cục quản lý.
4. Kiến nghị Cục trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của cơ
quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng khi phát
hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
7. Kiến nghị Cục trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra;
trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Thanh
tra Bộ.
8. Báo cáo Chánh Thanh tra Bộ và Cục trưởng về công tác thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng trong phạm vi,
trách nhiệm của mình.
9. Lãnh đạo Thanh tra Cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
LUẬT THANH TRA
số: 56/2010/QH12
• Việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ
quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành,
lĩnh vực do Chính phủ quy định theo đề nghị của Tổng
Thanh tra Chính phủ sau khi đã thống nhất với Bộ
trưởng.
• Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra
chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên
ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
• Khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm
hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác
theo quy định của pháp luật.
• Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn
thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy
cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh
tra và thành lập Đoàn thanh tra.
NGHỊ ĐỊNH
Số: 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012
Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
• Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Bộ Thông
tin và Truyền thông: Cục Tần số vô tuyến điện; Cục Viễn
thông; Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin
điện tử; Cục Báo chí; Cục Xuất bản.
• Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
Trung tâm Tần số khu vực.
• Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành
Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành
được thành lập tại cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành theo quyết định của người
có thẩm quyền.
• Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ:
Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về
chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực;
Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được
Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở giao;
Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng, Giám đốc sở giao;
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra của mình;
Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra
bộ, Thanh tra sở.
. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuộc Tổng cục và tương đương, Chi
cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành; Cục trưởng thuộc Tổng cục và tương
đương, Chi cục trưởng thuộc Cục và tương đương; chế độ thông
tin, báo cáo, hoạt động thanh tra chuyên ngành của Cục thuộc Tổng
cục và tương đương, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể.
• Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng và tương đương, Cục
trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành:
Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được
giao.
Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật
hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc
sở, Chánh Thanh tra sở; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành.
Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi,
đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của
cơ quan mình.
Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung,
ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình
chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh
tra.
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
THÔNG TƯ
Số: 19/2012/TT-BTTTT, ngày 22 tháng 11 năm 2012
Quy định bộ phận tham mưu và hoạt động thanh tra của cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
• Thành lập Phòng Thanh tra, Pháp chế tại các Cục được
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc
Bộ Thông tin và Truyền thông.
• Phòng Thanh tra, Pháp chế thực hiện chức năng tham
mưu về công tác thanh tra chuyên ngành cho Cục
trưởng.
• Phòng Kiểm tra, Xử lý thực hiện chức năng tham mưu
về công tác thanh tra chuyên ngành cho Giám đốc Trung
tâm Tần số vô tuyến điện khu vực.
• Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Phòng Thanh tra, Pháp
chế và Phòng Kiểm tra, Xử lý do Cục trưởng quy định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực
• Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm gửi Cục Tần số vô tuyến
điện tổng hợp;
• Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về
chuyên môn -kỹ thuật, quy tắc quản l. lĩnh vực tần số vô tuyến điện
trong địa bàn quản l.;
• Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được
Cục trưởng giao;
• Thanh tra những vụ việc khác do Cục trưởng giao;
• Theo d.i, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết
định xử l. về thanh tra của m.nh;
• Báo cáo Cục Tần số vô tuyến điện công tác thanh tra chuyên ngành
theo định kỳ 03 tháng, 06 tháng, 01 năm;
• Báo cáo đột xuất về công tác thanh tra khi có yêu cầu;
• Chủ tr. hoặc phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong hoạt
động thanh tra (nếu cần).
• Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến
điện khu vực
• L ãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được
giao;
• Phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
• Báo cáo Cục trưởng khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và
quyết định thanh tra khi được Cục trưởng giao nhiệm vụ;
• Kiến nghị Cục trưởng xử l. việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng,
nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản l. của cơ quan
m.nh;
• Báo cáo Chánh Thanh tra Bộ khi không đồng . với chỉ đạo hoặc xử
l. của Cục trưởng trong hoạt động thanh tra;
• Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung,
ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản l.; kiến nghị đ.nh
chỉ hoặc hủy bỏ quyđịnh trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh
tra;
• Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
( Dự kiến )Triển khai thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành tại Cục Tần số VTĐ
•
•
•
Tại Cục thành lập phòng Thanh tra, pháp chế trên cơ sở tổ chức Thanh tra
cục với Chức năng, nhiệm vụ được xây dựng bám sát nội dung quy định
tại Thông tư số 19/2012/TT-BTTTT, ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và bổ sung một số nhiệm vụ liên quan
tới chức năng pháp chế.
Các nhiệm vụ có thể được phân chia thành 3 mảng chính:
+ Tham mưu cho Cục trưởng để tổ chức thực hiện công tác thanh tra
chuyên ngành trong toàn Cục;
+ Giúp Cục trưởng kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác thanh
tra chuyên ngành;
+ Thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra và pháp chế do Cục trưởng giao.
Đối với chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Tần số VTĐ khu vực:
Bổ sung nhiệm vụ “Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành tần số
vô tuyến điện theo quy định của pháp luật và phân công của Cục Tần số vô
tuyến điện” để phù hợp với Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn kèm
theo
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Phòng Thanh tra, Pháp chế
Vị trí và chức năng Phòng Thanh tra, Pháp chế là đơn vị thuộc Cục
Tần số vô tuyến điện có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng
trong công tác thanh tra chuyên ngành và công tác quản lý chuyên
ngành tần số vô tuyến điện bằng pháp luật.
Cơ cấu tổ chức
• Phòng Thanh tra, Pháp chế có trưởng phòng và các phó trưởng
phòng.
• Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp
luật về về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
được giao.
• Phó trưởng phòng giúp trưởng phòng chỉ đạo, điều hành các mặt
công tác của Phòng Thanh tra, Pháp chế và chịu trách nhiệm trước
trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
• Nhiệm vụ của cán bộ, công chức thuộc phòng Thanh tra, Pháp chế
do trưởng phòng phân công.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Về thanh tra:
1. Xây dựng quy định nội bộ của Cục về thực hiện công tác thanh tra, xử lý vi
phạm hành chính, trình Cục trưởng.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hằng
năm của Cục, trình Cục trưởng.
3. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh
tra, kiểm tra chuyên ngành của các đơn vị trong Cục, định kỳ báo cáo cho Cục
trưởng.
4. Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện các Quyết định thanh tra do Cục trưởng
ban hành. Đề xuất xử lý các vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực tần số VTĐ,
trình Cục trưởng.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định về
thanh tra, về xử lý vi phạm do Cục trưởng ban hành.
6. Đề xuất, kiến nghị với Cục trưởng giải quyết những vấn đề về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành của
Cục.
7. Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan trong hoạt
động thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện và xử lý cac vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực tần số VTĐ.
Về pháp chế
8. Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Cục soạn thảo.
9.
Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Cục giúp
Cục trưởng tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật do các cơ quan, tổ chức gửi lấy ý kiến.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Cục xây dựng
kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý chuyên ngành của Cục, trình Cục trưởng và tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực
Vị trí và chức năng
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực là đơn vị thuộc Cục Tần số vô
tuyến điện thực hiện chức năng giúp Cục trưởng thực thi nhiệm vụ quản lý
nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên địa bàn các tỉnh,
thành phố thuộc Trung tâm (Cụ thể tên từng tỉnh thành)
Cơ cấu tổ chức
1- Đài Kiểm soát vô tuyến điện
2- Phòng Kiểm tra - Xử lý
3- Phòng Nghiệp vụ
4- Phòng Hành chính - Tổng hợp
• Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực I có Giám đốc, Phó Giám đốc và
bộ máy giúp việc.
• Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Trung
tâm do Giám đốc xây dựng trình Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện
quyết định.
• Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền
thông và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn
quản lý của Trung tâm thực hiện công tác quản lý tần số vô tuyến
điện.
2. Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị
phát sóng vô tuyến điện trên địa bàn quản lý của Trung tâm về việc
chấp hành pháp luật, quy định quản lý tần số của Nhà nước.
3. Tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép
tần số vô tuyến điện, thực hiện một số nhiệm vụ về ấn định tần số
và cấp giấy phép theo phân công, phân cấp của Cục Tần số vô
tuyến điện.
4. Kiểm soát trên địa bàn quản lý của Trung tâm việc phát sóng vô
tuyến điện của các đài phát trong nước, các đài nước ngoài phát
sóng đến Việt Nam thuộc các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện theo
quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam
đã ký kết hoặc gia nhập.
.
5. Đo các thông số kỹ thuật của các đài phát sóng thuộc các nghiệp vụ
vô tuyến điện và các nguồn phát sóng vô tuyến điện khác. Tổng hợp
số liệu kiểm soát và số liệu đo được để phục vụ cho công tác quản
lý tần số.
6.Kiểm tra hoạt động và các loại giấy phép, chứng chỉ có liên quan đối
với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên tàu bay, tàu biển và
các phương tiện giao thông khác của nước ngoài vào, trú đậu tại
các cảng hàng không, cảng biển, bến bãi trên địa bàn quản lý của
Trung tâm.
7.Tham gia các chương trình kiểm soát phát sóng vô tuyến điện quốc
tế và các hoạt động về kỹ thuật nghiệp vụ của Liên minh Viễn thông
quốc tế (ITU) và các tổ chức quốc tế liên quan khác theo quy định
của Cục Tần số vô tuyến điện.
8.Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành tần số vô tuyến điện theo
quy định của pháp luật và phân công của Cục Tần số vô tuyến điện;
Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện và
xử lý theo quy định của pháp luật.
9. Điều tra, xác định các nguồn nhiễu và xử lý can nhiễu vô tuyến điện
có hại theo quy định của pháp luật; tạm thời đình chỉ hoạt động của
máy phát vô tuyến điện của các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định
sử dụng tần số vô tuyến điện, gây can nhiễu có hại theo phân cấp
của Cục Tần số vô tuyến điện; lập hồ sơ để Cục Tần số vô tuyến
điện khiếu nại các can nhiễu do nước ngoài gây ra cho các nghiệp
vụ vô tuyến điện của Việt Nam hoạt động trên địa bàn quản lý của
Trung tâm theo quy định quốc tế.
10.Tham gia nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy
định về quản lý tần số vô tuyến điện.
11.Thực hiện thu các khoản phí, lệ phí tần số vô tuyến điện và các
khoản thu khác theo phân công của Cục Tần số vô tuyến điện.
Đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
những năm qua tại Cục tần số VTĐ
• Cục Tần số vô tuyến điện đã xây dựng đề xuất kế hoạch thanh tra
có trọng tâm, trọng điểm , đáp ứng được yêu cầu của công tac quản
lý trình Bộ phê duyệt và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành theo đúng theo kế hoạch ,
• Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện
tại Cục Tần số vô tuyến điện trong thời gian qua đã thực hiện theo
đúng các quy định của pháp luật.
• Qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân đã
phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về tần số vô
tuyến điện; giúp các đơn vị chấn chỉnh sai phạm, rút kinh nghiệm và
có những biện pháp khắc phục, sữa chữa ; đồng thời góp phần
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân và
hiệu lực công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tần số vô tuyến
điện, nâng cao vị thế của Cục.
Khó khăn, vướng mắc
•
•
•
Hiện tại, qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về tần số vô
tuyến điện của Cục Tần số vô tuyến điện đã phát hiện nhiều trường
hợp sử dụng các thiết bị có chất lượng phát xạ vô tuyến điện không
đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật theo quy định ( cụ thể là các đài truyền
thanh không dây cấp phường, xã; các đài phát thanh truyền hình; các
công ty cung cung cấp dịch vụ truyền hình cáp) gây can nhiễu cho các
mạng thông tin vô tuyến điện đã được cấp phép. Việc phát hiện và xử
lý đối với các trường hợp nêu trên rất khó khăn và tốn kém.
Việc phối hợp xử lý vi phạm các sở thực hiện chưa thực sự tốt,nhiều
trường hợp xử lý còn chậm chưa đúng tội danh chưa đúng khung hình
phạt
Hệ thống văn bản pháp quy về công tác thanh tra chuyên ngành trong
năm 2012 còn chưa hoàn chỉnh, phù hợp là yếu tố hạn chế về mặt
pháp lý nên có ảnh hưởng nhất định đến công tác thanh tra của các cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong đó
có Cục Tần số vô tuyến điện và các Trung tâm Tần số vô tuyến điện
khu vực.
Kiến nghị, đề xuất
• Để xử lý giải quyết triệt để các thiết bị có chất lượng phát xạ vô
tuyến điện không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật theo quy định, Cục
Tần số vô tuyến điện đề nghị Thanh tra Bộ xem xét tăng cường
công tác thanh tra, xử lý đối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất
và cung cấp các thiết bị phát thanh, truyền hình; công ty cung cấp
dịch vụ truyền hình cáp về việc chấp hành các quy định pháp luật về
chất lượng phát xạ vô tuyến điện.
• Thanh tra các Sở Thông tin Truyền thông trong thời gian qua đã
tích cực phối hợp với các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực
trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về tần số vô
tuyến điện. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm của một số Thanh tra Sở
còn nể nang, mang tính hình thức, chưa đủ mạnh để răn đe đối
tượng vi phạm. Cục Tần số vô tuyến điện đề nghị Thanh tra Bộ chỉ
đạo, hướng dẫn Thanh tra các Sở Thông tin Truyền thông tăng
cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính theo đúng
quy định pháp luật.
• Thanh tra Bộ có hướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong các văn
bản hiện hành
Quyết định số 2451/QĐ-TTg
Ngày 27/12/2011 của TTCP
Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.
Mục tiêu chung
• Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất
từ công nghệ tương tự sang công nghệ số (sau đây gọi là số hóa
truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất) theo hướng hiện đại,
hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao
hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần
tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô
tuyến băng rộng.
Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2015
a) Đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem
được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó
truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55% các phương thức truyền
hình;
b) Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương
trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 60% dân cư;
c) Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên
cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T và các phiên bản
tiếp theo;
d) Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh:
- Phần phát: Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 áp dụng tiêu chuẩn
MPEG-2 hoặc MPEG-4;
- Phần thu: Từ 01 tháng 01 năm 2013, các thiết bị thu truyền hình
số được sản xuất và nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn MPEG-4
có hỗ trợ thu MPEG-2.
Đến năm 2020
a) Đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước
xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau; trong
đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền
hình;
b) Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương
trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư;
c) Từ 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền
hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVBT, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 và
phiên bản tiếp theo của các tiêu chuẩn trên.
Kế hoạch triển khai:
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền
hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai
và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền
hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm để chuyển tải các kênh
chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết
yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền
hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc
phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ
nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng
truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương
tự mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm
Kế hoạch triển khai
+ Nhóm địa phương thực hiện kế hoạch số hóa
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân chia thành
bốn (04) nhóm sau đây, để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn,
phát sóng truyền hình mặt đất trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế xã hội, điều kiện truyền sóng vô tuyến điện và khả năng phân bổ tần
số tại địa phương
Giai đoạn I: Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015, phát sóng truyền hình
số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I;
Giai đoạn II: Trước ngày 31 tháng 12 năm 2016, phát sóng truyền hình
số mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II;
Giai đoạn III: Từ năm 2015 đến năm 2018, phát sóng truyền hình số
mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III;
Giai đoạn IV: Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020, phát sóng truyền
hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV.
Thông tư số 04/2013/TT-BTTTT
( ngày 23/01/2013 )
Của Bộ Thông tin Truyền Thông về quy hoạch kênh tần số phát thanh FM đến năm 2020
Nội Dung: Thông tư này quy hoạch sử dụng kênh tần số phát thanh
FM đến năm 2020; bố trí và quy định điều kiện sử dụng kênh tần
số cho phát thanh FM băng tần 87-108 MHz và quy định điều kiện
sử dụng tần số đối với các đài Truyền thanh không dây, các đài
phát lại phát thanh FM.
- Các Đài phát thanh, Đài phát thanh-truyền hình tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương được phân bổ 01 kênh tần số phát thanh FM.
- Riêng Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi địa
phương được phân bổ 03 kênh tần số phát thanh FM.
Đối với đài truyền thanh không dây:
+ Không đầu tư mới, không cấp mới giấy phép cho đài truyền thanh
không dây trong băng tần (87-108)MHz;
+ Các đài truyền thanh không dây đã được cấp phép trong băng tần
(87- 108)MHz được tiếp tục gia hạn giấy phép với điều kiện không
gây nhiễu có hại cho các đài phát thanh FM, đài phát lại phát thanh
FM, các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác;
+ Khi gây nhiễu có hại tới các đài phát sóng phát thanh FM, đài phát
lại phát thanh FM, các hệ thống thông tin vô tuyến điện khác thì đài
truyền thanh không dây hoạt động ở băng tần (87-108)MHz phải áp
dụng ngay các biện pháp kỹ thuật để loại bỏ nhiễu có hại; trường
hợp không loại bỏ được nhiễu có hại thì phải ngừng sử dụng;
+ Đài truyền thanh không dây được cấp mới giấy phép hoạt động
trong băng tần (54-68)MHz.
Một số nội dung mới đưa vào
Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
thay thế Nghị định số 51/2011/NĐ-CP ngày 27/06/2011
- Mức xử phạt trong Dự thảo mới được nâng lên trung bình gấp
khoảng 2-3 lần so với mức xử phạt quy định tại Nghị định số
51/2011.
Bổ sung các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số VTĐ
+ Vi phạm các quy định về đấu giá quyền sử dụng tần số VTĐ
+ vi phạm các quy định về thi tuyển quyền sử dụng tần số VTĐ
+ Phá hủy, làm hư hỏng hoặc hủy hoại các công trình kiểm soát tần
số vô tuyến điện; ăng ten, trang thiết bị của công trình kiểm soát tần
số VTĐ
+ Sử dụng thiết bị gây nhiễu không thuộc đối tượng quy định tại
khoản 1 Điều 47 Luật Tần số vô tuyến điện
+ Cung cấp thông tin, chứng cứ giả về nhiễu có hại cho cơ quan
quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện.
Xin cám ơn