Tải về tại đây - Hoa Linh Thoại

Download Report

Transcript Tải về tại đây - Hoa Linh Thoại

PHÂN TÍCH
TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
(TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT)
ThS. NGUYỄN PHƯỚC BẢO KHÔI
(ĐHSP TpHCM)
Tác dụng của môn học
“TRẢ Ổ KHÓA VỀ ĐÚNG CÁNH CỬA”
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
1. Từ sơ đồ quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ :
Bối cảnh
Người gửi
(nói/viết)
Thông điệp
Kênh giao tiếp
Mã
Người nhận
(nghe/đọc)
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
2. Đến con đường nghiên cứu văn học :
Tác giả
(1)
Văn bản văn học
(2)
Người đọc
(3)
Các hướng nghiên cứu (cắt nghĩa) tác phẩm văn học
GS Nguyễn Văn Hạnh đưa ra ý kiến như sau : Nhìn
chung, có thể phân biệt ba bình diện, ba “hình thức tồn
tại” của tác phẩm, ba phương hướng nghiên cứu nó:
(1) Nghiên cứu tác phẩm trong mối liên hệ với những tiền
đề của nó;
(2) Nghiên cứu tác phẩm như một hệ thống, một cấu
trúc;
(3) Nghiên cứu tác phẩm trong mối liên hệ với người đọc.
HÃY TỰ ĐẶT RA CÂU HỎI
6 LẦN
“ĐÃ… CHƯA ?”
1. Đã tìm hiểu kĩ về tác giả chưa? (Những yếu tố
nào thuộc về tác giả có ảnh hưởng đến tác
phẩm?)
2. Đã tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh nảy sinh tác phẩm
chưa? (Những yếu tố nào thuộc về bối cảnh
thời đại và hoàn cảnh cảm hứng có ảnh hưởng
đến tác phẩm?)
3. Đã đặt tác phẩm vào hệ thống để tìm hiểu kĩ
chưa? (Tư duy so sánh – tổng hợp đã được phát
huy thế nào trong việc phân tích tác phẩm?)
4. Đã dành sự quan tâm đúng mức cho việc xác
định và đọc ĐÚNG thể loại của tác phẩm chưa ?
(Tác phẩm thuộc thể loại nào; có những đặc
trưng gì cần đặc biệt chú ý ?)
5. Đã chỉ ra được điểm đặc sắc (nhất) của tác
phẩm chưa? (Sức hấp dẫn của tác phẩm là ở chỗ
nào?)
6. Đã tìm hiểu tương đối đầy đủ về dư luận xoay
quanh tác phẩm chưa? (Có những ý kiến trái
chiều nào về tác phẩm cần lưu ý không?)
I. TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ
1. Những yếu tố phi nghệ thuật (quê hương,
gia đình, bản thân)
2. Những yếu tố thuộc về lí luận sáng tác
a) Loại hình tác giả
b) Khuynh hướng sáng tác
c) Quan điểm nghệ thuật
d) Phong cách cá nhân
1. Những yếu tố phi nghệ thuật
QUÊ HƯƠNG
• Địa linh nhân kiệt
• Nghèo đói, xác xơ
• Sinh ở quê, trưởng thành và hoạt động ở nơi
khác – có một môi trường hoạt động văn hóa
bên cạnh quê hương
VD : trường hợp tác giả TRẦN TẾ XƯƠNG
• Thực dân Pháp đã quy hoạch lại và thành lập thành
phố Nam Định.
• Chỉ trong vòng hơn chục năm, bộ mặt thành phố đã
hoàn toàn đổi khác. Tòa thành cũ đã bị người Pháp
phá dỡ từng phần. Thay vào đó là những công sở,
dinh thự, nhà máy mới mọc lên
• Dân cư thành Nam cũng tăng nhanh với một kết cấu
mới, đủ mặt mọi thành phần của cư dân đô thị cận
đại: công nhân, tư sản, tiểu tư sản, học sinh, trí thức
tự do, quan chức thực dân và bản xứ cùng một số
không nhỏ nông dân ven thị.
TRƯỜNG HỢP
TÁC GIẢ CỦA MỘT VÙNG ĐẤT
MÀU SẮC ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÁC PHẨM
• Khắc họa nhân vật
• Xây dựng khung cảnh
• Sử dụng ngôn ngữ
Màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
• Nghệ thuật miêu tả, xây dựng khung cảnh với cảnh
sông nước, bưng biền, mương rạch, ghe xuồng cùng câu
hò đặc trưng
• Nghệ thuật khắc họa nhân vật : mang đậm tính cách
Nam Bộ - sống thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, giàu tình
nặng nghĩa. Bên cạnh đó họ là những con người yêu
nước mãnh liệt, thiết tha và thủy chung đến cùng với đất
nước và Cách Mạng
• Đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ : sử dụng ngôn
ngữ mang màu sắc Nam Bộ (má, nghen, hèn chi, chớ bộ,
trọng trọng, thỏn mỏn…) đã cá thể hóa, địa phương hóa
nhân vật một cách sắc nét.
1. Những yếu tố phi nghệ thuật
GIA ĐÌNH
(GIA THẾ - GIA CẢNH)
 Gia thế : NGUYỄN DU, VICTOR HUGO
 Gia cảnh : NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - XUÂN DIỆU
VŨ TRỌNG PHỤNG - NGÔ TẤT TỐ
ĐỖ PHỦ - NAM CAO
Trường hợp VŨ TRỌNG PHỤNG
• Nghèo gia truyền
• Bản thân đối diện với xã hội nhiều mặt trái
→ nhãn quan “vô nghĩa lí”
ỨNG DỤNG trong
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
• Nhan đề đầy tính nghịch dị, trái khoáy
• Tạo tình huống đầy mâu thuẫn “tang gia có
hạnh phúc”
• Xây dựng bức chân dung con người trong đám
tang với những hành động, phục trang, ý nghĩ
kì quặc
1. Những yếu tố phi nghệ thuật
BẢN THÂN
 NGUYỄN TRÃI : nhàn quan bất đắc dĩ
 NGUYỄN DU : cảnh ngộ lưu lạc – sự phân rã mâu
thuẫn trong tư tưởng
 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU : hoàn cảnh tật nguyền
(mù lòa), những ước mơ chưa thành
 HÀN MẶC TỬ : hoàn cảnh bệnh tật (bệnh nan y)
Trường hợp NGUYỄN TRÃI
Cắt nghĩa câu thơ :
Rồi, hóng mát thuở ngày trường
2. Những yếu tố thuộc về lí luận sáng tác
LOẠI HÌNH TÁC GIẢ
VD : 3 loại hình nhà nho trong XHPK và Văn học
trung đại
• Nhà nho “nhập thế hành đạo” (1)
• Nhà nho “xuất thế ẩn dật” (2)
• Nhà nho “tài tử” (3)
Hình thành
NHẬP THẾ HÀNH ĐẠO
XUẤT THẾ ẨN DẬT
Xuất hiện ngay từ đầu và • Xuất hiện khi nước mất nhà
xuyên suốt quá trình phát tan, khi quốc loạn (triều đại
triển của lịch sử Nho gia nói cầm quyền không chính
thống, hoặc đang bị lũng
chung và XHPK nói riêng
đoạn), cũng có người xuất
phát từ những mâu thuẫn cá
nhân với triều đình
• Nên tính đến trường hợp ẩn
dật bất đắc dĩ : có tài, chưa
nguôi khát vọng nhập thế
hành đạo song khoa cử lận
đận, thời thế không thuận lợi
Tổ chức – Tư tưởng
NHẬP THẾ HÀNH ĐẠO
XUẤT THẾ ẨN DẬT
• HẬP
THẾđược
HÀNHcơĐẠO
Về
cơ bản
chế Về cơ bản là không xuất
• XUẤT
THẾchính,
ẨN DẬT
hóa thành bộ máy
quan
không nhận áo
lại của triều đình, nỗ lực mũ của triều đình,
triển khai lí luận Nho không vướng vào thân
giáo vào quản lí xã hội - phận thần tử – “đi từ
“nội Pháp ngoại Nho – Nho đến Lão Trang,
dương Nho âm Pháp” thậm chí lấn sang
Thiền”
Cơ sở kinh tế
NHẬP THẾ HÀNH ĐẠO
XUẤT THẾ ẨN DẬT
Chia sẻ, chiếm dụng tô
thuế thu được của nhân
dân dưới dạng lương,
bổng, lộc
Tự cấp tự túc với quan
điểm “Tạc tĩnh nhi ẩm,
canh điền nhi thực” loại nghề nghiệp mà họ
ca tụng, đề cao là “ngư,
tiều, canh, mục”
Thái độ với thời cuộc
NHẬP THẾ HÀNH ĐẠO
XUẤT THẾ ẨN DẬT
Dấn thân vào thế cuộc,
nỗ lực hết mình với tư
tưởng “trí quân trạch
dân”, “tế dân sinh, an xã
tắc”
Tách mình ra khỏi những
sinh hoạt chính trị; đề
cao thái độ “lánh đục
tìm trong”; xem mình vô
can trước mọi biến thiên
xã hội; tự cho mình
quyền phán xét lịch sử,
thời đại
Thái độ với bản thân và phía còn lại
NHẬP THẾ HÀNH ĐẠO
XUẤT THẾ ẨN DẬT
• Uốn mình trong khuôn • Tự nhận mình là kẻ bất tài,
phép, cư xử theo mẫu mực, ngu dại, lười biếng. Tự cho
vị thế, danh phận; xây dựng phép mình sống khá phóng
nên cho mình một mẫu hình khoáng, ung dung, vô ưu
“trượng phu – quân tử” có với quan điểm “Đế lực hà
vị thế quan trọng với tài hữu ngã?”
năng xuất chúng
• Chê trách những nhà nho
• Quan niệm “đại ẩn là ẩn hăm hở nhập cuộc là “ăn
giữa triều đình, trung ẩn là phải bả phù hoa”, “say mê
ẩn nơi thành thị, tiểu ẩn là thói lợi”
ẩn nơi rừng suối”
Sáng tác
NHẬP THẾ HÀNH ĐẠO
XUẤT THẾ ẨN DẬT
• Tuân theo quan niệm “kiểm soát • Không bị ràng buộc bởi yêu cầu
ngặt nghèo về mức độ xúc cảm
giáo hóa trực tiếp, tuy vẫn
và đạo lí hóa mọi hiện tượng tự
hướng về những quan điểm
nhiên” - xem văn chương là công
quen thuộc nhưng trong sáng tác
cụ thực thi giáo hóa, mang đặc
của họ những tâm sự, những xúc
điểm “hành chính – quan
cảm thành thực hơn, mang sắc
phương”
thái chiêm nghiệm của con
• Gắn với những thể loại mang
người cá nhân rõ ràng hơn với
nặng tính chất công việc hàng
hình ảnh một thiên nhiên trữ
ngày (tấu, chiếu, biểu, phú, văn
tình, gần gũi phù hợp với đời
sách…); thường khuôn sáo, triệt
sống nhàn tản thoát tục
tiêu sáng tạo cá nhân; hiếm có • Sáng tác phần lớn là thơ, để lại
những thành quả giá trị
nhiều tác phẩm giá trị
NHẬN XÉT CHUNG
• Xuất phát điểm và đích đến là như nhau “Học hành
→ Thi cử → Đỗ làm quan (Rớt làm thầy) → Ẩn dật”
• Thái độ với thời cuộc phần lớn là tương đồng,
nhưng biểu hiện cụ thể hay ẩn giấu mà thôi (các nhà
nho hành đạo dẫu hoạn lộ hanh thông nhưng cũng ít
khi bày tỏ sự hài lòng với sự hiển đạt mà nhiều lúc
xuất hiện tâm lí chán nản với thực tế cai trị của triều
đình)
ỨNG DỤNG
CHỮ “NHÀN” TRONG 3 BÀI THƠ TRUNG ĐẠI
 GIỐNG :
• Tìm về thiên nhiên, hòa mình trong thiên nhiên
thôn dã
• Gắn với những thú vui tao nhã, phù hợp với cốt
cách nhà nho
CHỮ “NHÀN” TRONG 3 BÀI THƠ TRUNG ĐẠI
 KHÁC :
 NGUYỄN TRÃI – NGUYỄN KHUYẾN : nhàn thân
mà không nhàn tâm
 NGUYỄN BỈNH KHIÊM : định nghĩa đầy đủ, rõ
ràng nhất cho chữ NHÀN
NHÀ NHO TÀI TỬ
• Điều kiện hình thành :
Các làng thủ công xuất hiện nhiều với năng suất
và kĩ thuật cao hơn trước đã kích thích sự ra đời
của các trung tâm thương mại : Kẻ Chợ (Thăng
Long), Phố Hiến (Hưng Yên), Đồ Sơn (Hải Phòng),
Hội An (Quảng Nam) … → dần hình thành nên
một xã hội thị dân với môi trường kinh tế - văn
hóa phi cổ truyền
• Thái độ với nhà cầm quyền : nếu làm quan thì sự
trung thành phải có điều kiện, có thỏa thuận; nếu
không làm quan thì phát huy cao độ tâm lí bất mãn
với cái có sẵn, muốn xáo trộn những khuôn phép cũ.
Nhưng tư tưởng đó đều bị kìm hãm, bị uốn nắn nên
càng về sau họ càng nảy sinh cảm giác u uất, bế tắc
và không ít người tài tử đi đến chỗ ngông cuồng,
phá phách hoặc đề cao triết lí hưởng lạc đến cực
đoan
• Đặc điểm nổi bật : “THỊ TÀI”
– Người tài tử luôn tâm niệm tài năng là ưu thế hàng
đầu để biến một nhà nho thành nhà nho tài tử, đặc
điểm “thị tài” khiến họ hiểu rõ về “tính trội” của
mình trong xã hội và rất có ý thức sử dụng, phô diễn
khi có dịp
– Người tài tử đặc biệt coi trọng tài năng văn chương.
Họ chứng tỏ khả năng am hiểu, tinh thông các hình
thức nghệ thuật dễ gây ấn tượng và tăng khả năng
gần gũi với người đẹp (cầm, kì, thi, họa)
• Đặc điểm nổi bật : “ĐA TÌNH”
– Tư tưởng thị dân phát triển, kết hợp cùng ý thức cá nhân
trỗi dậy nên người tài tử, một cách tự nhiên, đòi hỏi
thẳng thắn về quyền được hưởng lạc, được hưởng hạnh
phúc trần thế. Vì vậy mà “đa tình” trở thành đặc trưng
thứ hai được người tài tử bộc lộ
– Trong những đề tài sáng tác của mình, họ tạo ra bước đột
phá quan trọng bằng việc tiếp cận với đề tài “hồng nhan
bạc mệnh” - không chỉ là say mê sắc đẹp mà còn dễ xúc
động, dễ lưu tâm đến những người đẹp có tài nhưng
cuộc đời trắc trở, éo le
ỨNG DỤNG vào bài thơ
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
• Cách lựa chọn thể loại : thể loại phù hợp với sự phóng
túng, tự do; không thể nhốt cả một nguồn thi hứng dạt
dào trong những thể loại thơ với niêm luật gò bó, chật
hẹp, với lời lẽ khiêm cung, nhún nhường được.
• Ý thức cao độ về tài năng : thể hiện sự tự tin, kiêu hãnh
về sự có mặt của cá nhân mình trên cõi đời và khẳng
định vai trò lớn lao mà mình phải đảm đương, gánh vác.
• Cách sống độc đáo : trở về quê nhà, ông chọn cho mình
một cuộc sống với những sinh hoạt rất khác người : cưỡi
bò thay cho ngựa, vốn là người quen việc kiếm cung nay
lại vào chùa viếng cảnh, vào chùa nhưng lại mang theo
nàng hầu, uống rượu, hát cô đầu
2. Những yếu tố thuộc về lí luận sáng tác
KHUYNH HƯỚNG SÁNG TÁC
VD : Sự phân biệt giữa
• Lãng mạn và hiện thực
• Hiện thực phê phán và hiện thực cách mạng
(hiện thực XHCN)
Thủ pháp “đối lập – tương phản”
 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ :
Hoàn cảnh - Nhân cách
Không gian, thời gian cho chữ - Ý nghĩa của việc cho chữ
 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN :
Nhân tính – Thú tính
Cường quyền – Tình thương
XÁC ĐỊNH KHUYNH HƯỚNG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM
– QUA TRƯỜNG HỢP HAI ĐỨA TRẺ
LÃNG MẠN
 Câu chuyện dệt bằng cảm giác, bằng những khoảnh
khắc tâm lí biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh, mơ hồ
 Xung đột gay gắt không xuất hiện, chỉ có những bước
ngoặt của nhận thức
 Hướng về đời sống tinh thần hơn là vật chất
 Phát huy cao độ giá trị của thủ pháp tương phản – đối
lập
XÁC ĐỊNH KHUYNH HƯỚNG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM
– QUA TRƯỜNG HỢP HAI ĐỨA TRẺ
HIỆN THỰC
• Không gian của một phiên chợ tàn trong buổi chiều tàn
• Cảnh ngộ tàn tạ của những người dân phố huyện nói
chung
→ truyện ngắn theo kiểu HIỆN THỰC TÂM LÍ
2. Những yếu tố thuộc về lí luận sáng tác
QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT
VD1 : trường hợp tác gia HỒ CHÍ MINH
 Đề cao tính chiến đấu của văn chương
 Hướng nhiều đến đối tượng tiếp nhận và xác
định rõ mục đích, phương tiện sáng tác
ỨNG DỤNG vào TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG
• Quốc dân đồng bào
• Bọn đế quốc Anh, Mĩ, đặc biệt là thực dân
Pháp.
MỤC ĐÍCH SÁNG TÁC
• Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế
giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc
Việt Nam và khẳng định ý chí kiên quyết bảo vệ
nền độc lập, tự do của cả dân tộc Việt Nam
• Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân
ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ
thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên
đất nước Việt Nam nhằm bẻ gãy âm mưu trở lại
của Pháp, chống trả quyết liệt luận điệu “Bảo hộ
– Khai hoá – Thuộc địa” của Pháp.
VD2 : trường hợp tác gia TỐ HỮU
• “Thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói … đồng
ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”
• “Với tôi, làm thơ là làm cách mạng bằng thơ”
• “Mà nói vậy trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu
ỨNG DỤNG vào VIỆT BẮC
CẮT NGHĨA ĐOẠN THƠ SAU :
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
• Nêu bật lên tính chất chiến lược của vùng rừng núi
này.
• Rừng cây núi đá Việt Bắc cũng hợp cùng con người
tạo thành thế trận toàn diện toàn dân trong cuộc
chiến chống quân thù.
 Chỉ vỏn vẹn bốn dòng lục bát nhưng Tố Hữu đã tái
hiện lại được đầy đủ tính chất trọng yếu của Việt Bắc
trong cuộc kháng chiến cũng như nêu bật được
phương sách chiến lược của cách mạng Việt Nam
VD 3 : trường hợp tác giả VŨ TRỌNG PHỤNG
• Trong bài bút chiến với Nhất Chi Mai đăng trên
báo Tương lai (25/3/1937), Vũ Trọng Phụng có
câu nói nổi tiếng : “Các ông muốn tiểu thuyết cứ
là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí
hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở
đời […] Các ông muốn theo thuyết tùy thời, chỉ
nói cái gì mà thiên hạ thích nghe, nhất là sự giả
dối. chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thật
[…] Tôi cho nhân loại tiến hóa ở chỗ tôn trọng
sự thực, nếu nhà văn dám nói rõ những vết
thương ấy cho mọi người nghe”
• Trong bức thư viết ngày 31/12/1935 gửi cho vợ
chồng ông Nguyễn Văn Đạm, Vũ Trọng Phụng đã
bộc lộ những suy nghĩ sau về công việc viết văn :
“Tôi quan niệm văn chương là một phương tiện
tranh đấu của những người cầm bút muốn loại
khỏi xã hội con người những nỗi bất công, nhen
lên trong lòng người nỗi xót thương đối với kẻ
bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đọa
vào cảnh ngu tối, bị bóc lột, mỗi ngày kiếm ra
bữa ăn tối để nhịn sáng hôm sau. Tôi sẽ cố gắng
nhìn vào những nỗi đau khổ của xã hội, may ra
tìm được phương thuốc khiến những cái ung đó
có thể hàn miệng lên da”
ỨNG DỤNG trong
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
• Phơi bày hiện thực xã hội đương thời điên đảo
bởi đồng tiền
• Chỉ ra tính chất nguy hại của những dục vọng
thấp hèn - sẽ làm băng hoại đạo đức
• Diện phản ánh rộng (các giai tầng, các nhà nước
thuộc địa và cả chính quốc)
VD 4 : trường hợp tác giả NGUYỄN MINH CHÂU
1. Đề cao tính chân thật như một phẩm chất quan
trọng của hoạt động sáng tác :
• Ông từng nói : “Hình như trong ý niệm sâu xa của
người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có
khi không phải là hiện thực đang tồn tại mà là cái
hiện thực mọi người đang hi vọng” (trích tiểu luận
Viết về chiến tranh).
• Từ đó, ông luôn nêu cao ý thức chống lại thói
quen “mỹ lệ hóa” đời sống, ông cho rằng “viết
văn là phải đào xới đến tận cùng cái đáy của
cuộc đời”. Ông cũng là người sớm nhận ra việc
“dễ dãi về ánh nhìn và sự phơi bày đời sống
một cách đơn giản sẽ khiến đời sống chưa
được khúc xạ qua lăng kính nghệ thuật” (trích
từ Di cảo)
2. Đề cao sự sáng tạo trong hoạt động sáng tác :
Ông từng yêu cầu “các nhà văn phải cố nắm bắt không
những cái thực mà cả cái hư ảo của đời sống, không
những nắm bắt hiện thực mà còn muốn nắm bắt cái
bóng của hiện thực và cái đó mới là hiện thực đích
thực”. Từ đó ông đề cao sự sáng tạo khi phát biểu : “Phải
có sự khám phá mới về con người và xã hội, thậm chí
khám phá trong những cái tiêu cực, cái sa đọa một vấn
đề gì đó mới” (trích tiểu luận Trang giấy trước đèn)
3. Xem giá trị nhân đạo trong sáng tác như một yêu
cầu bắt buộc đối với người nghệ sĩ :
“Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà
lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống
và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này
của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê,
vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan
hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những
người chung quanh mình. Cầm giữ tình yêu ấy trong
mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc
với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp
họ có thể vượt qua được những khủng hoảng tinh
thần và đứng vững được trước cuộc sống” (trích tiểu
luận Viết về chiến tranh)
ỨNG DỤNG trong CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
1. Cách nhìn con người (quan điểm nghệ thuật
về con người) :
• Con người bản năng
• Con người cam chịu
• Con người nhận thức
2. Lời cảnh báo :
• Cơn bão sắp đến: “Gần sáng trời trở gió đột
ngột, từng tảng mây đen xếp ngổn ngang trên
mặt biển đen ngòm, và biển bắt đầu gào thét,
sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên, cao như
những ngọn núi tuyết trắng.”
• Kéo theo 2 hệ lụy đau lòng:
– Bữa ăn những ngày biển động không giống những gì
con người ăn: “Trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm
động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái
toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”
– Thời điểm người chồng hay đánh vợ: “Bất kể lúc nào
thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh”
VD 5 : trường hợp tác giả THẠCH LAM
VẤN ĐỀ 1 : TÔN CHỈ CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
(báo PHONG HÓA số 101, ngày 8.6.1934)
5/9 điểm quan trọng
• Trọng tự do cá nhân
• Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không
hợp thời nữa
VẤN ĐỀ 1 : TÔN CHỈ CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
• Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một
lối văn thật có tính cách An Nam
• Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước nhà có
tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng
yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách
trưởng giả quí phái
• Đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào
văn chương An Nam
VẤN ĐỀ 2 : QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA THẠCH LAM
• “Chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật
chắc chắn, trong đó nhà văn biết đi qua
những phong trào nhất thời, để suy xét
đến những tính tình bất diệt của loài
người, chỉ những tác phẩm đó mới vững
bền mãi mãi”
• “Nhà nghệ sĩ giỏi là nhà nghệ sĩ tạo ra những
nhân vật thật và hoạt động; ngoài những tính
cách và đặc điểm của cái địa vị xã hội, tìm đến
được cái bí mật không tả được ở trong mỗi con
người”
• Chú trọng đến việc “nâng đỡ những cái tốt, để
trong đời có nhiều công bằng, nhiều yêu thương
hơn”
• “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp
hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật
tầm thường. Công việc của nhà văn là phát
hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ
tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự
vật, cho người khác một bài học trông
nhìn và thưởng thức."
Ứng dụng vào HAI ĐỨA TRẺ
(1) Bí mật chưa nói hết trong con người :
CON NGƯỜI BÊN TRONG CON NGƯỜI
(CON NGƯỜI TÂM LÍ)
• Diễn biến tâm trạng của Liên trước cảnh thiên
nhiên và con người nơi phố huyện
• Diễn biến tâm trạng của Liên khi đoàn tàu đến
và đi qua
Diễn biến tâm trạng của Liên
trước cảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện
• Khi phiên chợ kết thúc, trời tối dần, Liên thấy “lòng buồn
man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn, cảm nhận được
mùi riêng của đất, của quê hương này.”
• Cảm nhận trời chiều và đêm khuya qua những hình ảnh,
âm thanh quen thuộc, với cảm xúc nhẹ nhàng và thái độ
trìu mến với thiên nhiên
• Thương và cảm thông với những kiếp người tàn tạ:
“những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom
trên mắt đất đi lại tìm tòi”, mẹ con chị Tí với quán nước,
bà cụ Thi hơi điên với tiếng cười khanh, gia đình bác xẩm
với “mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng” vì ế khách, bác
phở Siêu với gánh phở mà người phố huyện xem như là
một “thứ quà xa xỉ”...
Diễn biến tâm trạng của Liên
khi đoàn tàu đến và đi qua
• Chuyến tàu đến trong sự chờ đợi háo hức của hai
chị em Liên và An, không phải vì để bán được
hàng mà vì “con tàu như đã đem theo một thế
giới khác đi qua” phố huyện, khuấy động, xua đi
bớt cái bóng tối dày đặc nơi đây.
• Liên đánh thức em khi đoàn tàu còn ở xa: với
“ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi xe lửa từ đâu vang
lại, tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, một
làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”. Liên dắt
em đứng dậy chăm chú nhìn đoàn tàu với “các
toa đèn sáng trưng, đồng và kền lấp lánh…”
Diễn biến tâm trạng của Liên
khi đoàn tàu đến và đi qua
• Chuyến tàu đi qua trong cái nhìn nuối tiếc của
hai chị em: nhìn theo đoàn tàu cho đến khi nó
“xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”
• Khi đoàn tàu đã đi, “Liên lặng theo mơ tưởng về
một Hà Nội sáng rực và huyên náo”, Hà Nội của
hạnh phúc, của kí ức tuổi thơ êm đềm.
Ứng dụng vào HAI ĐỨA TRẺ
(2) Phát hiện cái đẹp ở chỗ không ngờ :
Khung cảnh phố huyện có những yếu tố
nên thơ, gợi cảm
• Không khí trời đêm
• Những con đom đóm
• Bầu trời sao
• Hoa bàng rụng xuống vai Liên
Ứng dụng vào HAI ĐỨA TRẺ
(3) Nét độc đáo, mới mẻ trong giá trị nhân đạo :
• Tác phẩm không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc
của nhà văn trước những mảnh đời nhỏ bé mà còn
có tác dụng tích cực, góp phần làm lay tỉnh những
tâm hồn ể oải, đang lụi tàn.
• Cất lên lời kêu gọi khẩn thiết: hãy làm sao cho những
kiếp người bé nhỏ này có được một đời sống tinh
thần tốt đẹp hơn.
2. Những yếu tố thuộc về lí luận sáng tác
PHONG CÁCH CÁ NHÂN
• Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng
như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện
trong sáng tác của những nhà văn ưu tú
• Là yếu tố được lặp đi lặp lại, vừa thống nhất
vừa đa dạng trong nhiều tác phẩm khác nhau
của một nhà văn
VD 1 : KHẮC HỌA TÂM LÍ
 Thạch Lam : đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân
vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ.
 Nam Cao : có biệt tài diễn tả những trạng thái,
những quá trình tâm lí phức tạp, những hiện
tượng lưỡng tính (say - tỉnh, bi – hài, thiện – ác, dữ
– hiền, người – vật…) ; tạo được những đoạn đối
thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động
VD 2 : trường hợp tác giả CHẾ LAN VIÊN
• Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ
• Sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh thơ
Mục đích viết
bài thơ TIẾNG HÁT CON TÀU
• Đáp ứng yêu cầu thời đại
• Lồng ghép quan niệm nghệ thuật trong thời kì mới :
chống lại sự bạc màu, thoái hóa của hồn thơ cần có
ánh sáng lí tưởng soi rọi và phù sa cuộc đời bồi đắp
– “đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”
(CLV) ; “từ chân trời một người bay đến chân trời
của nhiều người” (Paul Éluard)
Tính triết lí trong hai khổ đầu
→ Sự khác biệt giữa hai cách sống :
(1) : Bung mở khát khao, đáp lời đất nước kêu gọi
(2) : Bó hẹp lòng mình, không chịu ra đi
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN
Ý nghĩa
• Nai về suối cũ : trở về không gian quen thuộc, gần gũi
• Chim én, cây cỏ gặp mùa xuân : trở về với thời gian ý
nghĩa nhất trong đời - tràn sức sống, rộn rã cất cánh
bay
• Trẻ thơ đói lòng gặp sữa : đón nhận nguồn sống ngọt
ngào chưa bao giờ vơi cạn
• Chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa : có được sự nâng
đỡ, vỗ về, an ủi nhằm tiếp thêm sức mạnh
VD 3 : trường hợp tác gia NAM CAO
• Phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo
• Có tính triết lí sâu sắc
• Giọng điệu luôn thay đổi rất linh hoạt
Nỗi buồn của nhân vật Chí Phèo khi thức dậy
sau cơn say dài có những cung bậc nào ? Ý
nghĩa của điều đó
• Có BỐN cung bậc sau :
– “lòng mơ hồ buồn” (1)
– “Chao ôi là buồn !” (2)
– “nao nao buồn” (3)
– “Buồn thay cho đời !” (4)
(1) : khi lờ mờ nhận ra sự đối lập, tương phản giữa không
gian bên ngoài và không gian “cái lều ẩm thấp” của Chí
(2) : khi lắng nghe tiếng cuộc đời vui vẻ, rộn rã ngoài kia –
cuộc đời bình thường của một con người đã từ rất lâu
chưa từng được nghe, được cảm nhận
(3) : khi nhớ lại ước mơ giản dị, bình thường ngày xưa giờ
đã quá xa xôi
(4) : khi nhận thấy hiện tại đen tối và nhìn ra trước tương
lai u ám của mình
• Nhà văn thật sắc sảo, tinh tế khi đi sâu phân tích
diễn biến tâm lí của nhân vật, khám phá và miêu
tả trạng thái tâm lí phức tạp của nhân vật
• Nam Cao đã thể hiện cái nhìn nhân đạo khi phát
hiện và khẳng định bản chất lương thiện của
những con người khốn khổ ngay khi tưởng như
họ đã bị xã hội tàn ác cướp mất cả nhân hình và
nhân tính
TÍNH TRIẾT LÍ CỦA ĐỜI THỪA
1. Xem tình thương yêu, lòng vị tha là lẽ sống
• Quan niệm sống của Hộ
• Việc làm tử tế :
- Cứu vớt đời một người phụ nữ lầm lỡ, cưu mang
một lúc 3 người phụ nữ
- Hi sinh lí tưởng tốt đẹp trong sự nghiệp để hết
lòng vì gia đình
TÍNH TRIẾT LÍ CỦA ĐỜI THỪA
2. Những yếu tố giúp Hộ có thể thành công và
những tác nhân khiến Hộ dễ dàng thất bại :
 Giúp thành công : say mê với nghề nghiệp, có
quan niệm sáng tác tích cực, có lí tưởng cao
đẹp
 Khiến thất bại : quá bốc đồng, nhiều đố kị,
chưa sống tử tế đủ để có thể viết nhân đạo
VD3 : trường hợp tác gia NGUYỄN TUÂN
• Nét nổi bật trong phong cách Nguyễn Tuân là
chất tài hoa tài tử. Nguyễn Tuân tiếp cận thiên
nhiên, sự vật, sự việc chủ yếu về phương diện
văn hoá, thẩm mĩ
• Là một nhà văn uyên bác, ông đem vào tác phẩm
nhiều loại kiến thức. Có thể nói mỗi bài viết của
ông là một công trình khảo cứu công phu,
nghiêm túc.
• Ông viết văn cầu kì độc đáo, cố tình khác người
từ cách dùng từ, đặt câu đến đề tài, nhân vật, cốt
truyện.
Ứng dụng vào
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
• Có cảm hứng đặc biệt đối với những hiện
tượng gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động dữ dội
vào giác quan : hành trình vượt thác ghềnh
nguy hiểm của ông lái đò và tính cách hung bạo,
dữ dằn của con sông
Ứng dụng vào
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
• Tiếp cận con người trên phương diện tài hoa
nghệ sĩ và khám phá sự vật trên phương diện
văn hóa thẩm mĩ : ông lái đò không chỉ là một
người lao động dũng cảm, giàu kinh nghiệm mà
còn là một người nghệ sĩ tài hoa của sông nước;
dòng sông bên cạnh sự hung dữ còn thể hiện
nét đẹp thơ mộng trữ tình rất riêng
Ứng dụng vào
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
• Thể hiện sự uyên bác : nhà văn đã vận dụng rất
tài tình vốn kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử,
quân sự, võ thuật, điện ảnh, văn học để liên tục
sáng tạo nên những vẻ đẹp biến ảo khôn lường
của thiên nhiên và con người Tây Bắc khiến
người đọc phải nhạc nhiên, thán phục.
Ứng dụng vào
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
• Độc đáo : sử dụng thể tùy bút pha chất bút kí với
kết cấu phóng túng, câu văn dài hơi, cách dùng
từ độc đáo in đậm cá tính sáng tạo của tác giả
nên đằng sau bức tranh về thiên nhiên và con
người Tây Bắc luôn hiện diện một cái tôi nghệ sĩ
tài hoa với giác quan tinh nhạy và trí tưởng
tượng dồi dào
II. TÌM HIỂU VỀ
HOÀN CẢNH NẢY SINH
1. Hoàn cảnh rộng (bối cảnh thời đại - tình hình
văn học)
• 1771 – 1841
• Sau 1858 đến trước 1890
• 1935 – 1938
• 1948
• 1960
• Sau 1986
1770 – 1841
•
•
•
•
•
•
1771 : Phong trào Tây Sơn bắt đầu
1785 : Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
1788 : Nguyễn Huệ lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Trung
30.1.1789 (Mùng 5 tết Kỉ Dậu) : đại phá quân Thanh
1792 : Quang Trung qua đời
1802 : Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia
Long (cai trị 12 năm – 90 cuộc khởi nghĩa)
• 1820 : Gia Long băng hà, nhường ngôi cho con là Nguyễn
Phúc Đảm, lấy niên hiệu là Minh Mạng (cai trị 21 năm –
hơn 250 cuộc khởi nghĩa)
Sau 1858 đến trước 1890
• 31.8.1858 : Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà
• 17.2.1859 : Pháp chiếm Gia Định
• 5.6.1862 : Nhà Nguyễn kí hàng ước dâng 3 tỉnh miền
Đông (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường) cho giặc
• Cuối tháng 6.1867 : Mất 3 tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An
Giang, Hà Tiên) trong vòng 5 ngày (20.6 – 24.6)
• 25.4.1882 : Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự vẫn
• 25.8.1883 : Hàng ước Harmand chính thức thừa nhận sự
bảo hộ của Pháp
• 6.6.1884 : Điều ước Patenotre đặt cơ sở lâu dài và chủ
yếu cho quyền đô hộ của Pháp, chia cắt Việt Nam thành
3 miền với 3 chế độ khác nhau
1935 – 1939
• 7.1935 : Đại hội lần 7 Quốc tế cộng sản họp tại
Liên Xô
• Thành lập ngày 17 tháng 6 năm 1935, mặt trận
nhân dân Pháp giành được sự ủng hộ của số đông
dân chúng và vì thế mặt trận này thắng lợi trong
cuộc bầu cử quốc hội Pháp tháng 5 năm 1936.
• Trong nước, phong trào đấu tranh đòi tự do dân
chủ lên cao (1936 – 1939)
1948
• 60 ngày đêm quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
(19.12.1946 – 18.2.1947)
• Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 thắng lợi
trải qua 75 ngày đêm anh dũng chiến đấu (7.10
– 21.12.1947)
• 1947 : Hội nghị Văn nghệ ở Việt Bắc
– Lời chúc mừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Tham luận của Sóng Hồng : “Chủ nghĩa Mác
và văn hóa Việt Nam”
1960
• Kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam
• Kỉ niệm 15 năm Cách mạng tháng Tám thành công
• Mừng sinh nhật 70 tuổi của Bác Hồ
• Bắt đầu kế hoạch 5 năm lần 1
• Chủ trương xây dựng lại, phát triển vùng chiến
trường xưa - Tây Bắc
Sau 1986
 Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa
Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng bí thư. Đại hội đề ra 3 việc
cần làm :
• Nhìn thẳng vào sự thật
• Nói rõ về sự thật
• Đánh giá đúng sự thật
 10/ 1987 : Tổng bí thư có cuộc gặp gỡ với giới văn nghệ sĩ,
chân thành lắng nghe ý kiến của họ và chính thức đưa ra quan
điểm “cởi trói cho văn nghệ”
 Tháng 11 năm ấy, Bộ chính trị Ðảng CSVN ra nghị quyết 05
nhằm đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo của Ðảng để
đảm bảo giải phóng sức sản xuất của xã hội trên lãnh vực tinh
thần.
RỪNG XÀ NU
• 15/2/1961: Các lực lượng vũ trang cách mạng thống
nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
• 2/1/1963: Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho)
• 8/5/1963: Biểu tình của 2 vạn tăng ni, Phật tử Huế.
• 11/6/1963: Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.
• 16/6/1963: Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng
Sài Gòn.
• 1/11/1963: Đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình
Diệm.
• 2/8 và 4/8/1964: Sự kiện vịnh Bắc Bộ
RỪNG XÀ NU
• 5/8/1964: Mỹ thực hiện Chiến dịch Mũi tên xuyên,
bắt đầu ném bom miền Bắc.
• 8/3/1965: Mỹ bắt đầu đưa quân vào tham chiến
tại miền Nam Việt Nam với 3.500 lính thuỷ quân
lục chiến, đến tháng 12, tổng số quân Mỹ tại Việt
Nam đã lên tới gần 200.000.
• 2/12/1964: Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa)
• 18/8/1965: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)
• Từ 31/1 đến 25/2/1968: Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân.
RỪNG XÀ NU
 Chênh lệch lực lượng giữa ta và địch rất lớn → phát
huy sức mạnh của vũ khí tinh thần là chủ yếu (lòng
lạc quan, niềm tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng; ý
chí kiên định; quyết tâm chiến đấu, xả thân)
 Trong cả nước dấy lên những phong trào thi đua sôi
nổi, những khẩu hiệu đầy quyết tâm, những danh
hiệu cao quí :
• Ra ngõ gặp anh hùng
• Người người anh hùng, nhà nhà anh hùng
• Dũng sĩ diệt Mĩ, dũng sĩ diệt xe tăng, dũng sĩ
chống càn
2. Hoàn cảnh hẹp (hoàn cảnh cảm hứng)
Bài ca ngất ngưởng
Tây Tiến
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Sóng
Hai đứa trẻ
Đàn ghi ta của Lor – ca
Đây thôn Vĩ Dạ
Vợ chồng A Phủ
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
• Thi phẩm có thể được làm vào sau năm 1848 – là năm
ông cáo quan về hưu với thể hát nói tự do như là một
bản tự thuật những nét lớn trong cuộc đời tác giả, đồng
thời thể hiện triết lí sống mới mẻ, độc đáo của ông.
• Trong giai đoạn cuối đời, ông bộc lộ sự chán nản và bất
lực trước cuộc đời, muốn thoát vòng danh lợi để sống
cuộc sống an nhàn, hưởng lạc và thái độ ngông nghênh,
khinh đời, ngạo thế
ĐẤT NƯỚC
• Thời điểm sáng tác (1971) nằm giữa hai khoảng thời
gian từ 1968 đến 1972
• 1968 : cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân
• 1972 : “mùa hè đỏ lửa” đầy khốc liệt và chiến thắng ở
trận “Điện Biên Phủ trên không”
• Đây cũng là thời gian Mĩ dốc toàn lực đánh phá ác liệt
miền Bắc với tham vọng đưa miền Bắc Việt Nam về thời
đồ đá
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
a. Bối cảnh thời đại:
 Đại đồn Kỳ Hòa - chiến tuyến vững chắc kiên cường nhất
của triều đình Huế ở Nam Kỳ - bị quân xâm lược chọc
thủng vào tháng 2.1861. Thất bại này đánh dấu giai đoạn
chuyển hướng của triều đình
 Bốn tháng sau, Trương Định tổ chức cuộc tập kích Gò
Công, khiến cho người Pháp không thể không thấy “sự thật
hiển nhiên: một ý thức độc lập quốc gia vẫn tồn tại trong
dân chúng Annam”
 Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859,
quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các
vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công...
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
b. Hoàn cảnh sáng tác :
 Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16.12.1861)
những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm
phẫn ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần
Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên
tri huyện Việt gian; nhưng cũng nhiều nghĩa sĩ phải hi
sinh.
 Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu
làm bài văn tế để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi
sinh trong trận đánh này.
III. ĐẶT TÁC PHẨM
VÀO HỆ THỐNG
1. CÁC HÌNH THỨC TIẾN HÀNH
a) Đặt tác phẩm vào nhóm bài, chùm bài
b) Đặt tác phẩm vào chỉnh thể (nếu là đoạn trích)
c) Đặt tác phẩm trong mối tương quan với các
sáng tác khác
Đặt tác phẩm vào nhóm bài, chùm bài
• Thu điếu - chùm 3 bài thơ thu
• Tự tình II - chùm 3 bài cùng tên
Trường hợp TỰ TÌNH
Tự tình I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Tự tình III
Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Tương quan
• Thái độ: thách thức, oán hận – thách thức, ngậm ngùi,
chua chát, chán ngán – cam chịu, buông xuôi
• Hình thức thể hiện :
- Gieo vần không độc đáo bằng bài I, III
- Không sử dụng chất liệu văn học dân gian như bài
III
- Phát huy triệt để giá trị của biện pháp ẩn dụ - đảo
ngữ - phép đối - tăng cấp
Trường hợp THU ĐIẾU
Thu vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!
Thu ẩm
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
Tương quan
• Tình : trĩu nặng nỗi niềm - 3 thú vui không hoàn kết
• Cảnh :
-
Thời điểm : một ngày thu (một mùa thu) – một sáng thu –
một tối thu
-
Tính chất : THANH – TĨNH rõ nhất
-
Màu sắc : rất độc đáo khi cả bài thơ là một điệp khúc xanh,
màu vàng đặc trưng chỉ là điểm xuyết – được tâm trạng hóa
• Nghệ thuật : thủ pháp không vượt trội nhưng gieo vần độc đáo
(vần eo – phù hợp với tâm thế thu mình bé lại, trốn trong nỗi cô
đơn)
Đặt tác phẩm vào chỉnh thể
(nếu là đoạn trích)
Ví dụ :
• Những đoạn trích trong Truyện Kiều
• Hạnh phúc của một tang gia
• Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
• Chí Phèo
Tìm hiểu đoạn TRAO DUYÊN
• Trước TRAO DUYÊN :
Một mình nàng ngọn đèn khuya,
Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu
(…) Thề hoa chưa ráo chén vàng,
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa!
(…) Nợ tình chưa trả cho ai,
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan!
Nỗi riêng riêng những bàn hoàn,
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.
• Sau TRAO DUYÊN :
Cạn lời hồn ngất máu say,
Một hơi lặng ngắt đôi tay lạnh đồng.
Tìm hiểu đoạn
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
• Cái số rất đỏ của Xuân tóc đỏ
• Các mối quan hệ trong nhà cố Hồng
• Nguyên nhân cái chết của cụ cố tổ
• Lí do đám con cháu vui mừng (một cách lộ liễu,
suồng sã, thô thiển) trước cái chết này
Cuộc đời rất đỏ của Xuân tóc đỏ
• Đứa bé mồ côi, sống lay lắt ở Hà Nội bằng nghề trèo me, trèo
sấu, thổi kèn quảng cáo thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt –
ma cà bông
• Nhờ bà Phó Đoan nên đến phục vụ ở hiệu may Âu hóa – nhà
thiết kế thời trang
• Đánh bại tình địch nhờ bài thơ quảng cáo thuốc và vô tình
khiến bệnh tình cụ cố tổ có tiến triển tốt - sinh viên trường
thuốc, Đốc – tờ Xuân
• Phong trào “vui vẻ trẻ trung” nổ ra - Giáo sư quần vợt
• Tham gia tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì
– anh hùng cứu quốc, được thưởng Bắc Đẩu bội tinh, được
mời vào Hội Khai trí tiến đức, được nhận làm con rể cụ cố
Hồng.
QUAN HỆ TRONG NHÀ CỐ HỒNG
CỤ CỐ TỔ (người mất)
CỐ HỒNG – CỐ BÀ
VĂN MINH
(VỢ)
HOÀNG HÔN
(PHÁN)
TUYẾT
(XUÂN)
TÚ TÂN
Nguyên nhân cái chết của cụ cố tổ
• Phán biết bị vợ cắm sừng → nghĩ cách tống tiền
nhà vợ
• Phán biết tiếng nói của Xuân có tầm quan trọng
→ tính toán việc làm ăn (đưa tiền nhờ Xuân tố
cáo khéo léo)
• Ông cụ tổ đau lòng, nhục nhã, phẫn uất vì con
cháu trắc nết → chết
Lí do đám con cháu vui mừng
trước cái chết này
• Cụ cố tổ tuổi đã cao, sức đã yếu → đến lúc chết
• Cụ bệnh đã lâu ngày → nên chết cho nhẹ nợ (bản
thân bớt chịu đựng và con cháu bớt gánh nặng)
• Cụ rất giàu có, đã viết di chúc nhưng di chúc chỉ
được hiện thực hóa khi cụ qua đời → rất cần phải
chết (để con cháu được hưởng gia tài)
Tìm hiểu đoạn trích ĐẤT NƯỚC
Trích từ chương V bản trường ca Mặt đường khát vọng
gồm 9 chương
• Chương 1: Lời chào
• Chương 2: Báo động
• Chương 3: Giặc Mỹ
• Chương 4: Tuổi trẻ không yên
• Chương 5: Đất Nước
•
•
•
•
Chương 6: Áo trắng và mặt đường
Chương 7: Xuống đường
Chương 8: Khoảng lớn âm vang
Chương 9: Báo bão
Lời kêu gọi
Đất Nước
Phải chặt tre, đóng cọc mà giữ lấy!
Đất Nước
Phải đan phên, đổ đất mà giữ lấy!
Đất Nước
Phải phá nhà, chặt cây vườn vác ra mà giữ lấy!
Đất Nước
Phải neo người xuống sông, chặn nước mà giữ lấy!
Đất Nước
Đất Nước không thể trôi được!
61 lần gọi tên ĐẤT NƯỚC (chưa tính nhan đề)
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
...
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
(phần sau Đất nước)
Tìm hiểu đoạn trích CHÍ PHÈO
• Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí
Phèo bắt đầu từ lúc nào ?
• Chí Phèo mấy lần đến nhà Bá Kiến ?
• Nhân vật Thị Nở được miêu tả ra sao ?
Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
của Chí Phèo
• Ấu thơ: là một đứa trẻ hết sức khốn khổ, khốn nạn,
tủi nhục, bị tước đoạt hết những gì bình thường
nhất của một đứa trẻ; thành một món hàng chuyền
tay, đổi chác của làng Vũ Đại
• Hai mươi tuổi: Là công cụ để thỏa mãn dục vọng
cho các ông chủ bà chủ
• Sau khi ra tù: tiếng chửi vật vã đớn đau không lời
đáp, trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại
4 lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến
• Lần 1: đến giúp việc, đến làm công nhưng bị cho vào
tù và dần biến chất khi ra tù.
• Lần 2: sau khi ra tù đến nhà Bá Kiến đòi nợ ; nhưng
bản chất thuần phác của người nông dân khiến Chí
Phèo thua trí kẻ thù, bị mua chuộc và dần quên đi
mối hận.
• Lần 3: đến xin Bá Kiến cho đi ở tù nhưng cuối cùng
lại đi đòi nợ thay cho hắn, đưa Bá Kiến từ vị trí kẻ thù
không đội trời chung trở thành ông chủ và mình cam
tâm tình nguyện, ngoan ngoãn làm tay sai.
• Lần 4: sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, vác dao đến nhà Bá
Kiến đòi lương thiện
Về nhân vật Thị Nở
• Xấu ma chê quỷ hờn : cái mặt “ngắn đến nỗi
người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài”,hai
má hóp, “cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ,
vừa sần sùi như vỏ cam sành”, vì ăn trầu nên
“hai môi dày được bôi cho dày thêm một lần,
cũng may chất trầu sánh lại, che được cái màu
thịt trâu xám ngoách”
• Nhà thuộc loại cùng đinh nhất làng (nghèo)
• Tính tình dở hơi: “ngẩn ngơ như những người
đần trong cổ tích”
• Nhà có mả hủi (có người chết vì bệnh phong)
Đặt tác phẩm trong mối tương quan
với các sáng tác khác
• Với các tác phẩm cùng hoặc khác khuynh hướng
• Với các tác phẩm cùng hoặc khác giai đoạn
• Với các tác phẩm có cùng đề tài
• Với các tác phẩm có cùng chất liệu sử dụng
• Với các tác phẩm có cùng thủ pháp nghệ thuật
• Với các tác phẩm khác cùng tác giả
Tương quan về khuynh hướng
Ví dụ :
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
RỪNG XÀ NU
tập trung vào việc ngợi ca
chủ nghĩa anh hùng cách mạng
So sánh VIỆT và TNÚ
TƯƠNG ĐỒNG
• Xuất hiện ở giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ
đang rất khốc liệt; tập trung thể hiện mâu thuẫn
chủ yếu : ta > < địch (Mĩ – Ngụy)
• Đều là những nhân vật có hoàn cảnh riêng nhiều
mất mát, đau thương; trưởng thành trong một môi
trường có bề dày truyền thống yêu nước, cách
mạng
TƯƠNG ĐỒNG
• Thể hiện tập trung những phẩm chất tốt đẹp
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng : Căm thù
giặc sâu sắc – Yêu quê hương, gia đình tha thiết
– Quyết tâm chiến đấu bảo vể đất nước – Tinh
thần lạc quan cách mạng
• Chiều hướng số phận : theo hướng mở về phía
tươi sáng để tô đậm vai trò to lớn của cách
mạng
TƯƠNG ĐỒNG
• Là nhân vật anh hùng trung tâm của tác phẩm, thể
hiện tập trung, kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng;
• Đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện, góp phần
làm sáng rõ chủ đề tác phẩm; chứng tỏ được sự gắn
bó, am hiểu sâu sắc của tác giả đối với một vùng đất
từ con người đến cảnh vật, thói quen sinh hoạt, nhu
cầu văn hóa và lời ăn tiếng nói hàng ngày
TNÚ
• Gắn với chi tiết nổi bật : bàn tay - mang ý nghĩa
tượng trưng cho số phận đau thương và phẩm
chất anh hùng
• Mang vẻ đẹp sử thi với những biện pháp tu từ
được sử dụng như phóng đại, khoa trương, bút
pháp lí tưởng hóa...với lối trần thuật theo kiểu
“truyện lồng trong truyện” độc đáo
• Được xây dựng tập trung chú ý vào hành động hơn
là tâm lí, chủ yếu khắc họa tính cách thông qua
những việc làm cụ thể hơn là thể hiện đời sống nội
tâm phức tạp, đa dạng.
VIỆT
• Bên cạnh những phẩm chất anh hùng nhân vật
còn thể hiện nét trẻ con, vô tư rất riêng
• Vừa mang vẻ đẹp sử thi nhưng cũng thể hiện
những nét bình dị, chân chất của người Nam
Bộ
• Được đặt trong mối tương quan chặt chẽ với
nhân vật Chiến, góp phần làm nổi bật ý nghĩa
nhan đề sâu sắc của tác phẩm
VIỆT
• Cuộc đời nhân vật được trần thuật theo kiểu
“dòng ý thức” – gắn với tình huống tâm trạng
độc đáo
• Được xây dựng chú ý về cả hành động lẫn tâm
lí, nhưng tập trung chủ yếu khắc họa tính cách
thông qua đời sống nội tâm phức tạp, phong
phú với nhiều đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm,
những hồi ức, liên tưởng
Tương quan về giai đoạn
Ví dụ :
VIỆT BẮC - TÂY TIẾN
Giai đoạn
Kháng chiến chống Pháp
So sánh hai đoạn thơ sau
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
TƯƠNG ĐỒNG
• Ra đời trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp
• Thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng giữa chủ
thể trữ tình và một vùng đất đã từng sống và
chiến đấu
• Giọng thơ thiết tha, khẳng định mối ân tình sâu
sắc khi tâm hồn đã hòa một nhịp với vùng đất
này.
Việt Bắc
• Thời điểm sáng tác khi cuộc kháng chiến chống
Pháp vừa hoàn thành, khung cảnh được tái hiện
phù hợp với không khí cuộc chia tay lịch sử ngay sau
chiến thắng, khi TW chính phủ rời Việt Bắc về lại Hà
Nội
• Hình thức là lời đối thoại với người ở lại nhưng
đồng thời cũng là lời tự hứa để khẳng định tấm lòng
thủy chung của người ra đi và củng cố niềm tin cho
người ở lại
Việt Bắc
• Thể thơ lục bát, lối hỏi đáp với kết cấu “mình –
ta” và sự vận dụng sáng tạo những chất liệu
quen thuộc trong ca dao khiến đoạn thơ đậm đà
tính dân tộc
• Giọng thơ tha thiết tâm tình, ngọt ngào đầy
quyến luyến phù hợp với tình cảnh xúc động của
thời khắc chia tay
Tây Tiến
• Thời điểm sáng tác vào đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp
• Hình thức là lời độc thoại tự nguyện đầy quyết
tâm như một lời thề sắt son cùng sông núi dẫu
còn bao khó khăn thử thách nhưng vẫn cháy
mãi một khát vọng sống và chiến đấu, một tinh
thần quyết tâm ra đi không hẹn ngày về
Tây Tiến
• Thể thơ thất ngôn với điệp từ, từ láy, sử dụng
bút pháp lãng mạn tái hiện lại một không gian,
thời gian vời vợi trong thương nhớ khôn nguôi
• Giọng thơ vẫn toát lên âm hưởng hào hùng dù
có thoáng man mác buồn pha lẫn chút bâng
khuâng.
Tương quan về đề tài
SỐ PHẬN NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI QUA
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG CÁCH MẠNG
VỢ CHỒNG A PHỦ - RỪNG XÀ NU
Tương quan về chất liệu sử dụng
VIỆC SỬ DỤNG CHẤT LIỆU DÂN GIAN
TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
VIỆT BẮC – ĐẤT NƯỚC (NKĐ)
Tương quan về thủ pháp nghệ thuật
THỦ PHÁP TƯƠNG PHẢN ĐỐI LẬP
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TÁC PHẨM
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
Tương quan với các sáng tác khác cùng tác giả
Ví dụ :
 Đề tài nông dân trong sáng tác của Nam Cao
 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn
Tuân qua hai giai đoạn sáng tác
Đề tài nông dân trong sáng tác của Nam Cao
• Nông dân kiểu “LÃO HẠC” : khổ sở, cực nhọc nhưng hiền
lành, luôn cố gắng gìn giữ phẩm chất tốt đẹp (Lang Rận, Dì
Hảo)
• Nông dân kiểu “CHÍ PHÈO” : biến dạng về nhân hình và
nhân tính trước sức ép khủng khiếp của đói nghèo và định
kiến xã hội (Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó,
Tư cách mõ, Nửa đêm)
• Nông dân kiểu “ĐÔI MẮT” : vốn là nạn nhân của lịch sử
nhưng đang dần trở thành động lực của lịch sử và lực
lượng quần chúng cách mạng chính yếu
Quan niệm nghệ thuật về con người
của Nguyễn Tuân
IV. ĐỌC ĐÚNG THỂ LOẠI
Phải xác định rõ 3 vấn đề
1. Đọc tác phẩm thuộc các loại khác nhau cần
chú ý điều gì ?
2. Đọc những tác phẩm cùng một loại nhưng thể
khác nhau như thế nào ?
3. Đọc những tác phẩm có hiện tượng tương tác
thể loại cần chú ý điều gì ?
1. Đọc tác phẩm thuộc các
loại khác nhau cần chú ý
điều gì ?
1.1 ĐỌC TÁC PHẨM
TRỮ TÌNH
YÊU CẦU ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TRỮ TÌNH CỦA
SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG
• Tìm hiểu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác cụ thể của bài thơ.
• Tìm hiểu tứ thơ - đó là một ý chính, một ý lớn bao quát
toàn bài thơ, làm điểm tựa cho sự vận động của cả bài thơ.
• Cảm nhận ý thơ - cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự
việc, cảnh vật,…có thể là sự biểu hiện, sự vận động của hình
ảnh thơ, hình tượng thơ, “cái tôi” trữ tình, nhân vật trữ
tình,….
• Phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, vần điệu,…
với một tư duy khái quát, một sự cảm thụ mang tính chất
tổng hợp, nâng cao và sự đồng cảm với nhà thơ
• Rút ra nhận xét chung: bài thơ nói lên cái gì, nhắn gửi điều
gì, có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống và con người, hình
thức biểu hiện có nét gì sáng tạo, mới mẻ, độc đáo ?
Một số lưu ý về việc đọc tác phẩm
 Thông qua đọc tác phẩm để tìm những từ ngữ quan
trọng và những nhịp ngắt đặc biệt - khoảng ngừng
hợp lí, có ý nghĩa và là một tín hiệu nghệ thuật cần
quan tâm
 Dành sự quan tâm đặc biệt cho những tác phẩm có
sự chuyển mạch cảm xúc hoặc âm hưởng trầm hùng
– bi tráng
•
•
•
•
•
•
Thuật hoài
Tự tình
Thương vợ
Tây Tiến
Sóng
Đàn ghi ta của Lor - ca
Tìm hiểu tiếng nói cảm xúc trong thơ
 Một số khái niệm:
• Chủ thể trữ tình là điểm tựa cho những phương
thức biểu hiện của thơ trữ tình – Nhà thơ với toàn
bộ thế giới tinh thần, cảm xúc của mình biểu hiện
trong bài thơ
• Cái tôi trữ tình là sự cảm nhận cuộc sống có chiều
sâu và bản sắc độc đáo với giọng điệu thi ca riêng –
gần như phong cách thơ
• Nhân vật trữ tình là sự thể hiện cụ thể của chủ thể
trữ tình, có khi đồng nhất, có khi phân thân - hiện
lên như một con người sống động, một gương mặt
có tính xác định về số phận, tâm lí
Tìm hiểu tiếng nói cảm xúc trong thơ
 Lưu ý :
• Tìm hiểu chủ thể trữ tình chủ yếu nằm ở việc khai
thác thế giới tâm trạng, cảm xúc trong thơ
• Cần tìm hiểu những yếu tố như nhân vật trữ tình,
chủ thể trữ tình. Từ đó xác định tiếng nói cảm xúc
trong bài thơ là của ai
Ví dụ
• Tâm trạng nhà thơ thể hiện qua Cảnh ngày hè của
Nguyễn Trãi
• Thế giới tâm trạng trong Tự tình của Hồ Xuân Hương
• Thế giới tâm trạng trong Vội vàng của Xuân Diệu
• Những cung bậc tâm trạng trong bài thơ Sóng của Xuân
Quỳnh
• Phân chia bố cục cho Việt Bắc của Tố Hữu như thế nào?
• Tiếng chửi cuối bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
là ai phát ngôn?
Khai thác hình ảnh, ngôn từ thơ
• Chú ý những biểu hiện đặc biệt, lạ
• Khi khai thác ngôn từ và hình ảnh nên theo các bước :
- Tìm hiểu ý nghĩa
- Tiến hành so sánh (từ với các từ gần nghĩa, đồng
nghĩa; hình ảnh với những hình ảnh lặp lại trong tác
phẩm của chính tác giả hoặc tác giả khác) để chỉ ra
sự khác biệt độc đáo của nó
- Đánh giá (bình giảng)
• Dành mối quan tâm đặc biệt cho các biện pháp tu từ
Thuật hoài
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
(1)
(2)
(3)
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu / ngưu
(4)
(5)
(6)
Đây thôn Vĩ Dạ
Gió theo lối gió / mây đường mây
(1)
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
(2)
(3)
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
(4)
(4)
Có chở trăng về kịp tối nay?
(4)
(5)
Từ ấy
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
(1)
(2)
(3)
Mặt trời chân lí chói qua tim
(4)
(5)
(6)
Khai thác nhạc tính trong thơ
 Phải có kiến thức cơ bản về ngữ âm
 Chú ý khai thác những khía cạnh sau :
• Những hình thức ngắt nhịp bất ngờ, độc đáo
• Những hình thức điệp (từ, ngữ, câu, cấu
trúc)
• Nghệ thuật phối thanh
Ngắt nhịp
• Ta dại / ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn / người đến chốn lao xao
(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
• Trơ / cái hồng nhan / với nước non
(Tự tình - Hồ Xuân Hương)
• Mơ / khách đường xa / khách đường xa
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
• Cầm tay nhau / biết nói gì / hôm nay...
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Hình thức điệp
• Vội vàng – Xuân Diệu
• Việt Bắc – Tố Hữu
• Sóng – Xuân Quỳnh
• Đàn ghi ta của Lor - ca – Thanh Thảo
Phối thanh
• Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
•
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li - la li - la li - la
...
tiếng ghi – ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi – ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi – ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi – ta ròng ròng
máu chảy
(Đàn ghi ta của Lor – ca - Thanh Thảo)
Một số lưu ý
 Khi giảng thơ cần tiến hành các bước sau :

phải chép thơ ra một bên bảng

yêu cầu học trò phát hiện từ quan trọng, gạch dưới từ quan
trọng, đánh số (nếu cần)

giảng giải
 Khi giảng thơ chữ Hán phải phân tích phần phiên âm
trong sự đối sánh với bản dịch
 Dù không phải bài nào cũng chia bố cục và đặt tên
từng phần nhưng vẫn nên chọn cách đọc hiểu (phân
tích) theo lối cắt ngang để học sinh dễ nắm bài
1.2 ĐỌC TÁC PHẨM
TỰ SỰ
YÊU CẦU ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ CỦA
SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG
• Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác
• Phân tích cốt truyện với các bước diễn biến : mở đầu, vận
động, kết thúc – đó là quá trình đời sống cụ thể tạo nên nội
dung của truyện. Theo các bước đó và chú ý tới các tình tiết,
sự kiện chính, hãy tóm tắt truyện.
• Phân tích nhân vật theo diễn biến cốt truyện, tức là theo các
tình tiết, sự kiện, biến cố đang diễn ra.
• Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật của truyện từ sự hoạt
động, tính cách và ý nghĩa cuộc đời của nhân vật được miêu
tả. Nhà văn thường sáng tạo nhân vật để phát hiện những vấn
đề của cuộc sống, gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm
của mình về cuộc đời.
Những việc cần làm khi đọc tác phẩm tự sự
• Đọc gắn liền với chia bố cục tác phẩm
• Đọc phải đi liền với thống kê sự kiện (những
tình tiết chính) hình thành nên cốt truyện
• Đọc xong phải có tóm tắt ngắn (gọn) về tác
phẩm
• Đọc kèm theo việc tìm dẫn chứng theo định
hướng yêu cầu của giáo viên
Vợ chồng A Phủ
1. Thống kê sự kiện: Gồm 2 chặng đời của nhân vật Mị
 Quãng đời ở Hồng Ngài : với 3 đêm quan trọng
trong đời
• Đêm tình mùa xuân 1 - bị bắt về làm con dâu gạt nợ,
khởi đầu cho những ngày tăm tối
• Đêm tình mùa xuân 2 - khi sức sống trỗi dậy nhưng bị
dập tắt tàn nhẫn, phũ phàng
• Đêm đông trên núi cao - khi chứng kiến cảnh A Phủ
bị trói đứng rồi giải thoát cho anh
 Quãng đời ở Phiềng Sa : kết thành vợ chồng với A
Phủ, được giác ngộ
Vợ chồng A Phủ
2. Tóm tắt :
Đoạn trích kể về cuộc đời của Mị và A Phủ (dân
tộc Mèo). Mị là cô gái trẻ đẹp, hồn nhiên, tài giỏi, hiếu
thảo. Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ trong nhà thống lí
Pá Tra. Mị định tự tử nhưng nghĩ thương bố nên lại
thôi. Mị sống kiếp nô lệ hết năm này qua năm khác
trong nhà thống lí, lâu dần cô giống như “con rùa lùi lũi
nuôi trong xó cửa”. Vào một đêm tình mùa xuân, nghe
tiếng sáo gọi bạn; Mị như sống lại những ngày tuổi trẻ
xa xưa. Mị uống rượu và sửa soạn muốn đi chơi nhưng
bị chồng là A Sử trói đứng vào cột nhà suốt đêm cho
đến sáng hôm sau, khi A Sử bị đánh, cô mới được cởi
trói để di lấy thuốc cho chồng.
Vợ chồng A Phủ
2. Tóm tắt : A Phủ là chàng trai nghèo mồ côi, dũng cảm, lao
động giỏi. Vì đánh A Sử là con quan nên A Phủ bị bắt, bị
đánh, bị phạt vạ nên phải ở đợ không công cho nhà thống lí.
Vì để hổ ăn mất con bò nên A Phủ bị trói đứng vào cột suốt
mấy đêm liền. Cảm thương cho A Phủ, Mị đã cởi trói cho anh
và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài (Phần lược đi : Hai người
chạy đến Phiềng Sa và thành vợ chồng, họ được cán bộ A
Châu giác ngộ cách mạng và A Phủ trở thành tiểu đội trưởng
du kích đánh Tây)
Nhân vật Mị - tiêu biểu cho hình tượng
con người thức tỉnh
 Những ngày tăm tối trong nhà thống lí
- Nguyên nhân vào nhà thống lí
- Những ngày đầu
- Thời gian sau – khi tê liệt sức sống
 Bước ngoặt thứ 1 - Đêm tình mùa xuân (Cao trào)
- Tác nhân
- Diễn biến hành động, tâm trạng
 Bước ngoặt thứ 2 - Đêm đông trên núi cao khi giải
thoát cho A Phủ (Đỉnh điểm)
- Tác nhân
- Diễn biến hành động, tâm trạng
 Kết quả
Chí Phèo
1. Thống kê sự kiện:
• Bị bỏ rơi → dân làng chuyền tay → vào nhà Bá Kiến
làm công
• Bá Kiến ghen nên bị tống vào tù → ra tù tìm đến trả
thù nhưng dần dần nguôi quên mối thù và trở thành
tay sai → trượt dài trên con đường tha hóa
• Gặp Thị Nở → thức tỉnh khát khao làm người lương
thiện → bị Thị Nở cự tuyệt → vác dao đến nhà Bá
Kiến, đâm chết hắn và tự tử
2. Tóm tắt :
Truyện kể về cuộc đời Chí Phèo, một đứa trẻ bị
bỏ rơi, vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về
nuôi, đến năm hai mươi tuổi làm canh điền cho nhà Bá
Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù.
Sau bày tám năm ở tù trở về, từ một người hiền lành,
lương thiện, Chí Phèo đã trở thành con quỷ dữ của làng
Vũ Đại, trở thành tay sai cho Bá Kiến gây bao tội ác cho
dân làng. Sau đó Chí Phèo gặp Thị Nở, dần dần bản
chất lương thiện trong Chí Phèo trỗi dậy. Chí Phèo
mong muốn Thị Nở giúp mình trở lại cuộc sống bình
thường nhưng không được vì bị Thị Nở cự tuyệt. Quá
đau đớn, uất ức, Chí Phèo uống rượu, cầm dao đến nhà
Bá Kiến đâm chết hắn và tự kết liễu đời mình.
Bi kịch của nhân vật Chí Phèo
 Bi kịch bị tha hóa (bị lưu manh hóa) :
• Quá trình : đi từ nhân hình đến nhân tính
• Tác nhân : Bá Kiến – đại diện cho nạn “quần ngư
tranh thực”
 Bi kịch bị từ chối (bị cự tuyệt) quyền làm
người :
• Quá trình : ấu thơ - trưởng thành - tiếng chửi - mối
quan hệ với Thị Nở
• Tác nhân : làng Vũ Đại (định kiến khắc nghiệt)
Một số lưu ý về kết cấu truyện
 Quan niệm về kết cấu (tổ chức văn bản ngôn
từ) :
• Phân biệt cốt truyện và kết cấu :
Cốt truyện :
“Là một hệ thống các sự kiện phản ánh những
diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã
hội một cách nghệ thuật; qua đó các tính cách hình
thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại
của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác
phẩm” (tr.137)
Kết cấu :
“Là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong
bố cục tác phẩm; là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố,các
chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở
đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư
tưởng nhất định” (tr.143)
Nguồn : Hà Minh Đức (chủ biên) (1999), Lí luận văn
học, in lần thứ 6, NXB. Giáo dục
“Thuật ngữ bố cục nói lên sự sắp xếp, sự phân bố
các bộ phận, các chương, các đoạn của tác phẩm. Tiếp
xúc với tác phẩm theo trình tự vốn có của nó, tóm tắt
nội dung các phần, các chương, đoạn của tác phẩm
theo trình tự ấy chúng ta sẽ tìm thấy bố cục của tác
phẩm. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một khái niệm rộng
rãi, phức tạp hơn bố cục. (...) Vì vậy bố cục chỉ là một
phương diện của kết cấu, là kết cấu bề mặt của tác
phẩm” (tr.149 - 150)
Nguồn : Nhiều tác giả (1985), Cơ sở lý luận văn học,
tập 2, in lần thứ 1, NXB. ĐH và THCN
Một số lưu ý về kết cấu truyện
 Những kết cấu thường gặp :
• Kết cấu tuyến tính - theo trình tự thời gian
• Kết cấu hồi cố - đảo trình tự thời gian
• Kết cấu vòng tròn - đầu cuối tương ứng
• Kết cấu tâm lí - theo dòng tâm trạng của nhân vật
• Kết cấu “truyện lồng trong truyện”
Một số lưu ý về tình huống truyện
 Quan niệm về tình huống truyện :
• Nguyễn Minh Châu trong tập tiểu luận Trang giấy trước
đèn
“(…) Những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra
trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở
đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất,
một khoảnh khắc cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ
sài và cũng bình thường thôi (hoặc có thể dồn dập và không
bình thường), nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế
phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín
nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa đựng cả một
đời người, một đời nhân loại” (tr.460)
• GS. Phan Cự Đệ :
“Bản thân moment không tạo ra tình huống nhưng moment
là điều kiện thời gian giúp nhà văn tạo ra tình huống trong
không gian, ở đó các nhân vật tác động qua lại lẫn nhau và
bộc lộ toàn vẹn tính cách” (tr.461)
Ông phân loại ra những loại tình huống như
• Tập trung vào mối quan hệ giữa con người và con người
hoặc mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh; có tình
huống hành động, có tình huống tâm trạng
• Bên cạnh đó còn có tình huống giả định trong các truyện
ngắn có màu sắc châm biếm (Vi hành của Nguyễn Ái
Quốc), những tình huống tượng trưng trong các truyện
ngắn có màu sắc triết lí
Nguồn : Phan Cự Đệ (chủ biên) (2007), Truyện ngắn – Lịch sử,
chân dung và thi pháp, in lần thứ 1, NXB Giáo dục
Tình huống trong “Chữ người tử tù”
 Quá trình :
• Chưa gặp gỡ nhưng đã tiềm ẩn sự ngưỡng
mộ
• Giáp mặt lần đầu : ánh mắt hiền lành,
không tra tấn đánh đập - đầy mạnh mẽ, khí
phách
• Đối diện ở nhà biệt giam : tử tế, trân trọng
– lạnh lùng, khinh bạc
• Hiểu ra và cho chữ : kính trọng, cảm phục
đến xúc động – mạnh mẽ, ân cần
Tình huống trong “Chữ người tử tù”
 Nhận xét:
•
•
•
Vừa hợp lí vừa éo le
Trên bình diện xã hội, họ ở hai phía đối lập nhau.
Nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ là những tri âm tri
kỉ của nhau – một bên sáng tạo cái đẹp, một bên nâng
niu, gìn giữ, trân trọng
Sự gặp gỡ của những con người này tạo nên một tình
huống kịch tính và chính tình huống này đã khiến cho
nhân cách, nhân phẩm của mỗi nhân vật được thể hiện
một cách rõ nét, tự nhiên. Đồng thời, những nhân vật
đó đã bổ sung cho nhau, cùng tô đậm chủ đề tác phẩm.
Tình huống trong “Vợ nhặt”
• Bất ngờ :
– Gây ngạc nhiên cho cả bà mẹ và xóm ngụ cư, chính
Tràng cũng chưa hết ngỡ ngàng vì mình đã có vợ
– Anh Tràng xấu trai, nghèo, ế vợ đã nhặt được vợ một
cách ngẫu nhiên dễ dàng bằng mấy câu hát bông
đùa, mấy bát bánh đúc. Anh lại dám có vợ giữa lúc
cái đói đang đe dọa, miếng ăn dần trở thành nhân
mạng.
Tình huống trong “Vợ nhặt”
• Trớ trêu, éo le:
– Như trên đã nói, anh Tràng lấy vợ trong hoàn cảnh nhiều
người và chính gia đình mình đang khốn khổ vì đói.
– Bản thân anh Tràng làm lụng nuôi thân mình và mẹ già đã
khó, nay lại “đèo bòng” thêm người “vợ nhặt”, họ sẽ sống
như thế nào giữa ngày đói. Cho nên tâm trạng của nhân
vật thể hiện những nét cảm xúc đối nghịch đan xen : vừa
mừng vừa lo, vừa hạnh phúc vừa ai oán xót xa.
Tình huống trong “Vợ nhặt”
• Thái độ của tác giả thể hiện qua tình huống
truyện
– Cái nhìn hiện thực : Phơi bày thực trạng xã hội Việt
Nam đêm trước Cách mạng
– Cái nhìn nhân đạo : Thể hiện thái độ phê phán sâu
sắc đối với thực dân, phát xít ; cảm thông sâu sắc và
trân trọng đối với người dân lao động; khẳng định
những phẩm chất đáng quý của những người lao
động nghèo khổ
Phân tích nhân vật truyện
Khi phân tích nhân vật, cần làm rõ những nội dung sau :
• Lai lịch (xuất thân, hoàn cảnh, nghề nghiệp, môi trường
hoạt động)
• Ngoại hình
• Tính cách (thể hiện thông qua hành động, ngôn ngữ,
tâm lí và trong quan hệ với nhân vật khác)
• Chiều hướng số phận
• Tư tưởng, tình cảm của nhà văn khi xây dựng nhân vật
• Tài năng của nhà văn thể hiện trong việc xây dựng nhân
vật
Về lai lịch nhân vật
Nguyên nhân Mị có mặt trong nhà thống lí
• Lừa gạt : ngón tay đeo nhẫn - dấu hiệu của yêu
thương thành nỗi đau đầu tiên
• Cách bắt : “mấy người choàng đến, nhét áo vào
miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi”, “nhốt Mị vào
buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng
ma đương rập rờn nhảy múa”
• Cảm nghĩ của cha Mị : nhớ lại lời Pá Tra, đau đớn
vì “cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, bây
giờ người ta bắt con trừ nợ”
Về lai lịch nhân vật
Huấn Cao - anh hùng sa cơ thành tử tù chờ chết chém
• Ta chờ đợi ở Huấn Cao một tâm trạng suy sụp, một thái
độ yếu đuối, bạc nhược, chỉ nghĩ đến bản thân là chính.
• Nhưng Huấn Cao không phải như thế. Dù thất thế ông
vẫn hiên ngang, đối mặt với cái chết vẫn mạnh mẽ và
trong những ngày tháng cuối cũng kịp làm một việc rất vị
tha và đầy ý nghĩa cho chữ và cho cả con đường đúng
đắn để đi.
Về ngoại hình nhân vật
 Vợ nhặt - Kim Lân :
Hình ảnh cô dâu ngày vu qui : “hôm nay thị rách
quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy xọp hẳn đi,
trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai
con mắt” ; “cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống,
cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi
nửa mặt”
 Đời thừa - Nam Cao :
• Khi Từ - vợ của Hộ - nhìn anh và thấy : “Đôi lông mày
rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lênh một
chút. Đôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi
nhăn. Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững bên bờ hai cái hố
sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp
cũng bóng lên như vậy”
• Từ cảm thấy : “Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên
trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn. Từ
thấy sợ...”
 Chí Phèo - Nam Cao :
• Sau khi ra tù : “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng
hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm
gườm trông gớm chết! Cái ngực phanh, đầy những nét
chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả
hai cánh tay cũng thế”
• Một thời gian sau, khi đã trở thành tay sai cho Bá Kiến,
Chí Phèo nhìn lại mình đầy ngỡ ngàng “Cái mặt hắn vàng
vàng mà lại muốn sạm màu gio. Nó vằn dọc, vằn ngang
không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo. Vết những mảnh chai
của bao nhiêu lần ăn vạ kêu làng, bao nhiêu lần hắn làm
sao nhớ nổi.” – đó là mặt của một con vật lạ.
Về tính cách nhân vật
 Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân :
•
Viên quản ngục: yêu cái đẹp – kính trọng người tài – lương
thiện
•
Huấn Cao: tài hoa – đầy khí phách – có thiên lương cao quí
 Hai đứa trẻ - Thạch Lam :
•
Liên: giàu tình cảm – tâm hồn nhạy cảm
 Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài :
•
Mị
•
A Phủ : sức phản kháng mãnh liệt
: sức sống tiềm tàng mãnh liệt
Về tính cách nhân vật
 Vợ nhặt – Kim Lân : cả 3 nhân vật đều có chung phẩm chất
“Giàu lòng vị tha – Khát vọng sống mãnh liệt”
 Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành và Những đứa con
trong gia đình - Nguyễn Thi : các nhân vật chính, trung tâm
đều nổi bật lên 4 phẩm chất “Căm – Yêu – Chiến - Lạc”
 Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu : người đàn
bà hàng chài có những tính cách cần lưu ý như “Cam chịu,
nhẫn nhịn – Giàu tình thương và đức hi sinh – Từng trải,
sâu sắc”
Về chi tiết có ý nghĩa
• Là những sự vật có thể tri giác, cảm nhận được
• Góp phần thể hiện nội dung, chủ đề tác phẩm;
làm nổi bật sự quan sát tinh tế và tài năng miêu
tả của nhà văn
Hai đứa trẻ
• Bầu trời sao
• Ngọn đèn của chị Tí, tiếng cót két của cái
chõng tre sắp gãy, tiếng đàn bầu bật trong yên
lặng
• Tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, tiếng trống
cầm canh, tiếng trống thu không
• Đoàn tàu đêm
Vợ nhặt
• Bốn bát bánh đúc
• Nồi cám (chè khoán)
• Tiếng quạ gào thê thiết, tiếng trống thúc thuế,
tiếng khóc
• Mùi ẩm thối của rác, mùi gây của xác người,
mùi khét lẹt của đống rấm được đốt lên
• Lá cờ đỏ
Chữ người tử tù
• Hình ảnh ngọn đèn được khêu thêm
• Ngôi sao Hôm, ngôi sao chính vị,
• Cái gông trên cổ Huấn Cao
• Buồng giam chật hẹp dơ bẩn
• Lụa trắng, mực thơm, đuốc sáng, nét chữ đẹp,
bức châm
Một người Hà Nội
• Cây si cổ thụ
• Chậu thủy tiên
• Hạt bụi vàng
1.3 ĐỌC TÁC PHẨM KỊCH
YÊU CẦU ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM KỊCH CỦA SÁCH
GIÁO KHOA PHỔ THÔNG
• Đọc kịch bản văn học chủ yếu là đọc lời thoại của các
nhân vật. Qua mỗi thời thoại cần nhận ra tâm tư, tình
cảm, sắc thái, động cơ bên trong và biểu hiện bên ngoài
của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính. Từ đó phát
hiện ra tính cách của nhân vật chính, chỉ ra được những
câu nói tiêu biểu cho tính cách
• Đọc kịch bản văn học phải nhận ra xung đột giữa các
nhân vật, nắm bắt cốt truyện kịch và xu thế phát triển
của xung đột, phát hiện xung đột chủ yếu đang dẫn nhân
vật đến kết thúc đau buồn (bi kịch) hay vui vẻ, buồn cười
(hài kịch)
• Có thể phân vai, đọc diễn cảm để thấy được ý vị, ngữ
điệu, hình ảnh và vẻ đẹp của các lời thoại
Xung đột (mâu thuẫn) trong kịch
• Xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn với tư cách là một
nguyên tắc tương tác giữa các hình tượng trong tác phẩm
nghệ thuật. (...) Là cơ sở và lực thúc đẩy của hành động,
xung đột qui định các giai đoạn chính của sự phát triển cốt
truyện :
– Sự nảy sinh xung đột (trình bày, khai đoan, thắt nút)
– Sự gay gắt cao độ của xung đột (đỉnh điểm, cao trào)
– Sự giải quyết xung đột (kết thúc,mở nút)
• Các xung đột thường hiện diện dưới dạng những va chạm,
tức là những đụng độ và chống đối trực tiếp giữa các thế lực
hoạt động được miêu tả trong tác phẩm : giữa tính cách với
hoàn cảnh, giữa các tính cách khác nhau, giữa các mặt khác
nhau của một tính cách
Xung đột (mâu thuẫn) trong kịch
• Cơ sở của kịch là những mâu thuẫn xã hội, lịch sử, hoặc
những xung đột muôn thuở của con người nói chung. Nét
chủ đạo ở kịch là kịch tính – một đặc tính tinh thần của con
người do các tình huống gây nên, khi những điều thiêng
liêng, cốt thiết không được thực hiện hoặc bị đe doạ
• Trong kịch, cái được đề lên hàng đầu nhất thiết phải là
những hoàn cảnh đời sống có gắn với những sự đối kháng,
mâu thuẫn, va chạm nào đó.
• Loại văn học kịch nói chung đều có thiên hướng nhằm vào
những tình huống có xung đột gay gắt. Hêghen đã nhận xét
rằng “tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ
thuật kịch”
Xung đột (mâu thuẫn) trong kịch
Trong nó bao gồm sự vận động đa chiều giữa các phạm trù
thẩm mĩ : cái đẹp – cái xấu, cái cao cả - cái thấp hèn, cái thiện
– cái ác, cái mới (tiến bộ) – cái cũ (lạc hậu); xung đột kịch
thường nằm ở thời điểm cao trào của sự vận động ấy. Từ
những mâu thuẫn đang tồn tại trong lòng hiện thực, người
viết kịch phải tiến hành chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo nên
những xung đột vừa mang tính khái quát lớn lao, vừa phải hết
sức chân thực : nghĩa là xung đột trong tác phẩm kịch phải
được tổ chức trên cơ sở của phương thức điển hình hoá.(...)
Thiếu ý nghĩa điển hình, tác phẩm kịch chỉ là sự mô phỏng
những mâu thuẫn vụn vặt, tầm thường của đời sống. Thiếu ý
nghĩa chân thực, tác phẩm kịch chỉ là sự giả tạo, là những dòng
thuyết lí suông.
Vũ Như Tô
Hai mâu thuẫn cơ bản : được thể hiện qua hai xung đột
chính của hồi kịch
• Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc
với nhân dân đau khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã
được giải quyết theo quan điểm của nhân dân khi Lê
Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát
• Xung đột giữa quan niệm cao siêu, thuần túy của người
nghệ sĩ với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
Mâu thuẫn này không thể giải quyết rạch ròi, dứt khoát.
Chân lí vừa thuộc về người nghệ sĩ sáng tác (Vũ Như Tô)
vừa thuộc về nhân dân.
Vũ Như Tô
Nhận xét :
• Ở hồi V của vở kịch, xung đột thứ hai đã lên đến đỉnh
điểm, hòa vào xung đột thứ nhất. Người dân không chỉ
quan tâm đến việc trả thù Lê Tương Dực mà còn muốn
“phanh thây” Vũ Như Tô và cung nữ Đan Thiềm, thậm
chí tập trung căm phẫn vào hai nhân vật này.
• Nhìn chung những xung đột kịch có sự chuyển đổi phức
tạp, mau lẹ, nhưng tất cả nhằm thể hiện tập trung hơn
hai mâu thuẫn cơ bản : mâu thuẫn giữa bạo chúa và
nhân dân, giữa nhân dân (lợi ích trước mắt của họ, gắn
liền với công sức, tiền của) và nghệ sĩ (lợi ích lâu dài, giá
trị độc đáo, vĩnh hằng mà nghệ thuật mang lại)
Nhân vật và lời thoại trong kịch
 Phân loại : Ngôn ngữ trong kịch gắn bó thiết thân
với nhân vật, nói khác đi đó là nhân vật kịch “sống”
trước chúng ta bằng những lời lẽ đối thoại và độc
thoại, bàng thoại
 Vai trò : Ngôn ngữ trong kịch là nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện.
Nhân vật và lời thoại trong kịch
 Đặc điểm của ngôn ngữ trong kịch :
• Phải là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách.
• Là một hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động.
hệ thống ngôn ngữ ấy có nhiệm vụ mô tả chân
dung nhân vật kịch bằng một loạt các thao tác
hành động.
• Ngôn ngữ kịch là một hình thái ngôn ngữ hội thoại
gần gũi với đời sống : súc tích, dễ hiểu và ít nhiều
mang tính chất khẩu ngữ; tuy vậy nó cũng phải
đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện, tránh
những cách diễn đạt thô thiển, tự nhiên chủ nghĩa
Tình yêu và thù hận
 Rô – mê – ô : xem nàng như “vừng dương” xuất hiện
khiến “ả Hằng Nga” trở nên “héo hon”, “nhợt nhạt”;
ngợi ca đôi mắt nàng là “hai ngôi sao đẹp nhất bầu
trời”; tự vấn “Nếu mắt nàng lên thay cho sao, và sao
xuống nằm dưới đôi lông mày kia thế nào nhỉ?” và tự trả
lời “Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tình
tú phải hổ người”. Từ đó, dẫn tới một khát vọng yêu
đương hết sức mãnh liệt: “Kìa! Nàng tì má lên bàn tay!
Ôi! Ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má
ấy!”.
→ Đây cũng là cảm xúc chân thành, tha thiết của một con
người đang yêu và chờ mong đáp lại
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
Ý nghĩa lời thoại sau của Trương Ba : “Không thể
bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi
muốn được là tôi toàn vẹn... Sống nhờ vào đồ đạc,
của cải của người khác đã là chuyện không nên,
đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh
hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống,
nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
 Chứng tỏ Trương Ba đã tự ý thức rất rõ ràng về hoàn
cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình. Càng ngày
ông càng thấm thía nỗi đau khổ vì nhận ra tình trạng
vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời cũng day dứt tuyệt
vọng khi bị người thân xa lánh
 Từ đó cũng chứng tỏ được khát khao và quyết tâm
muốn giải thoát khỏi tình trạng “bên trong một đằng,
bên ngoài một nẻo” của ông
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
 Thể hiện thông điệp :
– Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài
hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một
thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối
bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng
nên chỉ đổ tội cho thân xác cũng như không thể tự an
ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn
– Sống thực sự cho ra con người không hề dễ dàng, đơn
giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không
được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.
1.4 ĐỌC TÁC PHẨM
BÚT KÍ – TÙY BÚT
a. “Kí là thể loại nằm giữa báo chí và văn học; kí là
sự hợp nhất truyện và nghiên cứu; kí là sự nhức
nhối của trí tuệ”
(Năm bài giảng về thể loại - Hoàng Ngọc Hiến)
b. “Tùy bút là thể kí ghi lại một cách tương đối tự
do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với
việc phản ánh thực tế khách quan”
(Từ điển Tiếng Việt)
c. “Các thể kí văn học chủ yếu là những hình thức
ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng
tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về sự
kiện và con người có thật trong cuộc sống, với
nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý
đến tính thời sự của đối tượng miêu tả”
(Lí luận văn học - Hà Minh Đức)
• Những chi tiết về con người và sự kiện cụ thể, có thực
được ghi chép trong tác phẩm thường chỉ là cớ, là tiền
đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của
tác giả về con người và cuộc sống.
• Cấu trúc của tùy bút nói chung ít bị ràng buộc, công
thức do sự xen kẽ của các cảm xúc chủ quan, các yếu tố
trữ tình của người viết, hoặc vì những sự kiện đó được
khai thác từ nhiều địa điểm và thời gian khác nhau tùy
theo dòng liên tưởng, suy tưởng của tác giả
• Ngôn từ trong tùy bút thường giàu hình ảnh, chất thơ.
HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ
1. Hung bạo, dữ dằn
 Xoáy nước mạnh mẽ
 Tiếng thác, tiếng gió dữ dội
 Thạch trận nguy hiểm trùng trùng
HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ
2. Trữ tình, thơ mộng : những góc quay ấn tượng
a) Bay tạt ngang sông Đà - góc nhìn từ trên cao
b) Xuyên rừng đến - góc nhìn trực diện
c) Bơi thuyền ven bờ - góc nhìn cận cảnh
Màu nước thay đổi theo mùa
• Nhận xét màu sắc : xanh quí giá, đỏ sinh động
• Độ tương phản : hàm chứa những tương quan
nghịch chiều ấn tượng
• Đối sánh với màu đen bị nêu tên trong quá khứ
HÌNH TƯỢNG SÔNG HƯƠNG
1. Từ góc nhìn địa lí (vẻ đẹp cảnh quan thiên
nhiên)
2. Từ góc nhìn lịch sử
3. Từ góc nhìn văn hóa, đời sống, tâm hồn
người Huế
Từ góc nhìn địa lí
– gắn liền với thủy trình của con sông
1. Sông Hương ở thượng nguồn
2. Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
3. Sông Hương khi chảy giữa thành phố Huế
4. Sông Hương khi từ biệt Huế
Miêu tả nhịp chảy của sông Hương
• So sánh sông Hương với “một mặt hồ yên tĩnh”
• Lập luận phản chứng : so sánh với con sông Nê – va và triết
lí của Hê – ra – clít
• Ví von nhịp chảy này là “điệu Slow tình cảm dành riêng cho
Huế”
• Dùng hình ảnh “trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào
những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về,
qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ
trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”
2. Đọc những tác phẩm
cùng một loại nhưng thể
khác nhau như thế nào ?
2.1 Đọc tác phẩm trữ tình
theo các thể - dạng thức khác nhau
• Đọc tác phẩm trữ tình dân gian
• Đọc tác phẩm trữ tình cổ điển (trung đại)
• Đọc tác phẩm trữ tình hiện đại
Đọc tác phẩm trữ tình dân gian
Ví dụ: Đọc ca dao
• Tìm hiểu dị bản (nếu có)
• Liệt kê các câu có cùng công thức mở đầu (motif) hoặc
có cùng biểu tượng
• Tìm hiểu cách lập ý trong ca dao (không gian – thời gian
nghệ thuật)
• Tìm hiểu các hình ảnh trong ca dao, nghệ thuật sử dụng
từ ngữ, các biện pháp tu từ
Bài ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày”
• Các câu có cùng công thức mở đầu (2 câu)
• Cách lập ý: viết theo thể hứng
• Các hình ảnh cần làm rõ:
– Khế chua
– Mặt trăng – mặt trời; sao Hôm – sao Mai; sao Vượt
• Cách sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ: chơi chữ - ẩn dụ
bổ sung (khế chua làm xót dạ - nỗi đau chua xót trong
lòng), câu hỏi tu từ, nhân hóa
CÂU 1
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nẩy ra xanh biếc
Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra
CÂU 2
Trèo lên cây gạo cao cao
Ngó xuống hàng thịt thấy dao cắt lòng
Nước mắm trong gáo vàng vẩn đục
Rau muống luộc quả trứng bổ đôi
Tham vàng phụ nghĩa ai ơi
Vàng kia đã hết tình tôi hãy còn
Đọc tác phẩm trữ tình cổ điển (trung đại)
Ví dụ:
• Đọc thơ Đường luật
• Đọc thể khúc ngâm
• Đọc thơ haiku
Đọc thơ Đường luật
• Chú ý đặc điểm chiếm lĩnh hiện thực – kích thước
vũ trụ của con người (quan niệm ba ngôi Tam Tài với
“Thiên phúc – Địa tái”)
• Nhấn mạnh đến đặc điểm đồng nhất các mối quan
hệ vì nó ảnh hưởng đến các thủ pháp nghệ thuật
quen thuộc
• Lưu tâm đặc biệt đến một vài từ như “vô, độc, nhất,
cô, duy”
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên
chi Quảng Lăng
• DÀI RỘNG:
Phía Tây lầu Hoàng Hạc
Cô phàm
→
Dương Châu
→ Viễn ảnh → Bích không tận
• CAO:
Trời xanh
Lầu Hoàng Hạc
CẢNH NGÀY HÈ
Loại
Vị trí
Tính chất
Giác quan
Hòe
Trước sân
Xanh, tán rợp giương
Thị giác –
Cảm giác
Lựu
Bên hiên
Ngập tràn sắc đỏ
Thị giác –
Cảm giác
Sen
Trong ao
Ngào ngạt mùi hương
Khứu giác –
Cảm giác
Chợ cá
Nơi xa xôi ở
làng ngư phủ
Lao xao
Thính giác –
Cảm giác
Tiếng ve
Trên lầu chiều
Dắng dỏi như tiếng đàn
Thính giác –
Cảm giác
Thu điếu – Nguyễn Khuyến
 Lấy động tả tĩnh: gió thổi – sóng gợn – lá bay –
cá đớp động → tĩnh lặng gần như tuyệt đối
 Lấy điểm tả diện:
• Chiếc thuyền câu bé nhỏ → ao lớn ra thêm
• Tầng mây lơ lửng → bầu trời cao rộng
 Vẽ mây nẩy trăng: sóng biếc → trời xanh nước
trong
NGUYỄN DU
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
(Độc Tiểu Thanh kí)
Cộng tiễn thi danh sư bách thế
Độc bi dị vực kí cô phần
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ)
Thành quách suy di nhân sự cải
Kỷ xứ tang điền biến thương hải
Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong
Ca vũ không di nhất nhân tại
(Long Thành cầm giả ca)
Đọc thể khúc ngâm
• Kết cấu: các khúc ngâm tuân theo kết cấu tâm trạng.
• Nhân vật trữ tình: trong các khúc ngâm là con người
mang nỗi buồn cá nhân. Dù là nhân vật nhập vai hay là
chính tác giả thì nhân vật cũng luôn phân thân để xem
mình như là một khách thể thẩm mỹ để kể, tả, thuật lại
nỗi buồn của chính mình.
• Không gian nghệ thuật: không gian trong các khúc ngâm
bao gồm không gian bên ngoài (nơi nhân vật hướng đến
để giải tỏa nỗi buồn) và không gian bên trong (nơi nhân
vật sống và trải nghiệm nỗi đau khổ của chính mình). Cả
hai không gian đó đều nhấn chìm con người vào sự bế
tắc, bất lực; khi hướng ra bên ngoài thì thấy bơ vơ, lạc
lõng; bước chân vào bên trong thì tù túng, ngột ngạt.
• Thời gian nghệ thuật: mang tính chất tâm lý. Thời gian của
hạnh phúc, tình yêu, tuổi trẻ thì vùn vụt trôi đi tựa bóng câu
qua cửa, còn thời gian trông ngóng chờ đợi thì lê từng bước
dài chậm chạp nặng nề. Con người càng thu mình vào trong
nỗi buồn không thể giải tỏa được.
• Hình thức thể hiện: thể song thất lục bát rõ ràng là một thể
thơ có ưu thế riêng. Sự phong phú về vần, nhịp, kiểu câu và
các biện pháp tu từ (từ láy, điệp) đã tăng tính nhạc cho các
khúc ngâm, nâng thể loại lên thành những “ca khúc nội tâm”
viết về tình buồn; sự có mặt đông đảo của các từ gợi ý nghĩa
đau buồn, sầu thảm, mất mát.
Đoạn trích
“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
 Thời gian nghệ thuật
• Kéo dài: “Khắc giờ đằng đẵng như niên”
• Tâm lí hóa: “dằng dặc – đau đáu – tha thiết”
Đoạn trích
“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
 Không gian nghệ thuật
• Bên ngoài: hiên vắng – gà gáy eo óc – hòe rũ phất
phơ – gió thốc hàng chuối – hoa nguyệt đan cài
• Bên trong: đèn thức suốt canh dài – gương soi mặt
người đẫm lệ – lò hương đốt thêm mê mải – đàn
muốn cất lên mà dây đứt phím chùng
Đọc thơ haiku
• Kigo (quý ngữ) được hiểu là từ chỉ mùa. Trong
trường hợp tác giả không dùng từ chỉ mùa trực
tiếp thì có thể dùng kidai. Kidai không nhất thiết
phải gọi tên trực tiếp các mùa mà chỉ cần nhắc
đến những sự vật sự việc mang tính đặc trưng
khiến người đọc liên tưởng đến một mùa nào đó
trong năm, nhờ đó hiểu bối cảnh mà bài thơ
được sáng tác.
• Ý nghĩa biểu đạt luôn vượt ra ngoài phạm vi ngôn
ngữ, “ý tại ngôn ngoại”. Để có hiệu quả biểu đạt
cao, từ ngữ dùng trong thơ phải có sức gợi tả rất lớn,
có thể tạo hiệu ứng cảm xúc cho người đọc. Một bài
haiku đôi khi cũng giống như một công án Thiền, với
những hình ảnh và từ ngữ đơn giản và nhiều khoảng
trống. Người đọc phải tự mình tham gia vào bài thơ
để lấp đầy khoảng trống và nhận ra ý nghĩa sâu xa
nhất mà tác giả gửi gắm.
• Một bài haiku thành công là một khoảnh khắc,
một lát cắt sinh động ở mọi nơi, từ mọi góc độ
trong thế giới, trong đó những hình ảnh đơn
giản được đặt bên cạnh nhau làm phát sinh một
nét nghĩa mới lạ, một cảm xúc đặc biệt. Vì thế,
haiku giống như một công án mang lại khoảnh
khắc “ngộ” cho người đọc thơ.
Một số khái niệm mĩ học
truyền thống Nhật Bản cần biết
• MONO NO AWARE (cảm thức u sầu của con người
xuất phát từ cảm nhận về một thế giới vô thường,
luôn thay đổi)
• WABI (vẻ đẹp đơn sơ, không hoàn hảo nhưng có
chiều sâu)
• SABI (ý thức về cái đẹp mang dáng vẻ cổ xưa, vẻ đẹp
cũ kĩ rêu phong của tự nhiên lẫn vẻ đẹp cổ điển có
tính lịch sử của đời sống con người)
• YOJO (cảm xúc còn lại trong tâm hồn sau khi
quan sát một hình ảnh hay thưởng thức một tác
phẩm nghệ thuật - là nền tảng để hình thành khái
niệm yugen)
• YUGEN (được hiểu là thế giới huyền bí, thế giới
sâu thẳm ở bên trong đời sống con người - tính
mơ hồ, nhiều dư vị vốn là một đặc trưng của thơ
ca, vẻ đẹp của nỗi buồn và sự yên tĩnh trong cảm
giác cô đơn)
• OKASHIMI (gần với quan niệm về nụ cười của
người Nhật, tạo nên một không gian nghệ thuật
thú vị, mang lại cho người đọc cảm giác vui tươi,
phấn chấn)
• KARUMI (hướng đến sự thanh thoát mà con
người tìm thấy ngay trong đời sống thực tại; khác
với cảm thức wabi - sabi hướng về cõi sâu thẳm
của tâm hồn trước khung cảnh tự nhiên)
枯れ枝に
Kare eda ni
Trên cành khô
烏のとまりけり Karasu no tomarikeri
秋の暮
Aki no kure
Quạ đậu
Chiều tàn thu
(Basho)
古池や
Furu ike ya
Ao cũ
蛙飛びこむ Kawazu tobikomu Con ếch nhảy vào
水の音
Mizu no oto
Vang tiếng nước xao
(Basho)
短夜や
Mijikayo ya
毛虫の上に Kemushi no ue ni
露の玉
Shimo no tama
Đêm mùa hạ trôi nhanh
Trên lưng sâu bướm
Giọt sương còn long lanh
(Buson)
春雨
Haru ame ya
Bên dòng Sumida
鼠のなめる Nezumi no nameru Chú chuột kia uống nước
隅田川
Sumidagawa
Mưa mùa xuân pha
(Issa)
Đọc tác phẩm trữ tình hiện đại
Ví dụ:
• Đọc thơ mới
• Đọc thơ tượng trưng, siêu thực
Đọc thơ mới
• Chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là chủ nghĩa tình cảm,
vì ở đây tình cảm của con người được biểu hiện rõ rệt
nhất. Đó chính là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ
điển đề cao và tôn sùng lí trí với những quy tắc nghiêm
ngặt trói buộc, kìm hãm tính sáng tạo và tình cảm của
con người.
• Hoài Thanh giúp ta thấy tinh thần thơ mới chính là ở
chữ “tôi”. Chữ “tôi” bây giờ là chữ “tôi” theo ý nghĩa
tuyệt đối của nó khi ý thức cá nhân trỗi dậy. Phong trào
Thơ Mới đã diễn tả những khát vọng, ước mơ, thể hiện
trực tiếp và sâu sắc tiếng nói của cái tôi cá nhân
tràn đầy cảm xúc.
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
• Một cái tôi cô đơn đang dần chìm sâu vào mặc cảm
chia lìa với cảm giác lo âu, hoài nghi của một thân phận
đầy bi kịch
• Một cái tôi thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống và con
người luôn ghi tạc trong tâm hồn bao kỉ niệm sâu sắc,
bao hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu về xứ Huế, về Vĩ Dạ
• Một hồn thơ độc đáo khi sáng tạo nên những vần thơ
nhiều tha thiết, lắm băn khoăn, hình ảnh thơ đầy sáng
tạo, đa nghĩa, có sự hòa quyện giữa thực và ảo
TỪ ẤY
• Một cái tôi sung sướng, say sưa mãnh liệt trong buổi
đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản
• Một cái tôi có những chuyển biến tích cực về nhận
thức và tình cảm dưới ánh sáng kì diệu của lí tưởng
• Một phong cách trữ tình công dân với hồn thơ rộng mở
cùng nhiều hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng
trưng; ngôn ngữ gợi cảm; giọng thơ sảng khoái, nhịp
điệu thơ hăm hở
Đọc thơ tượng trưng
Thơ tượng trưng là một trường phái ra đời vào
cuối thế kỉ XIX ở Pháp. Lúc đầu nó bị công kích,
lên án dữ dội, về sau được chấp nhận và có ảnh
hưởng lan rộng khắp thế giới
 Với lối thơ này, các tác giả vận dụng những biểu
tượng và phát huy cao độ nhạc tính để thể hiện
cảm xúc, tình cảm
 Đặc điểm :
• Xoá bỏ cảm xúc của cái tôi cá nhân để chuyển thành
cái tôi đa ngã
• Xóa bỏ những kết hợp ngữ pháp theo quy tắc thông
thường để tạo nên những kết hợp ngẫu nhiên, bất
ngờ
• Xây dựng bài thơ dựa trên một loạt những hình ảnh
tượng trưng ẩn dụ và người đọc muốn hiểu tác phẩm
phải cắt nghĩa cho được những biểu tượng ấy  Đây
là xương sống của thơ tượng trưng
• Chủ trương xây dựng những mối tương quan
độc đáo, khác lạ (giữa âm nhạc và màu sắc, giữa
cảm xúc với nhau) – sử dụng đa dạng các hình
thức ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
• Rất xem trọng việc phát huy tính nhạc trong thơ,
tính nhạc được tạo thành từ cách phối thanh,
cách hình tượng âm nhạc hoặc các hình thức
điệp độc đáo
Về cụm từ “li-la li-la li-la” trong
bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
• Là một chuỗi âm thanh mô phỏng tiếng đàn ghi ta để mở
đầu và khép lại cho bản nhạc - thơ về số phận người nghệ
sĩ Tây Ban Nha
• Gợi nhắc đến hình ảnh một loài hoa tượng trưng cho tâm
hồn lãng mạn, số phận buồn thương của người nghệ sĩ
cũng như tấm lòng chung thủy với con đường lí tưởng đã
lựa chọn
• Cùng những yếu tố khác góp phần làm nên màu sắc văn
hóa Tây Ban Nha cũng như tính nhạc cho bài thơ tự do
mang âm hưởng tượng trưng siêu thực này
2.2 Đọc tác phẩm tự sự
theo các thể - dạng thức khác nhau
• Đọc tác phẩm tự sự dân gian
• Đọc tác phẩm tự sự cổ điển (trung đại)
• Đọc tác phẩm tự sự hiện đại
Đọc tác phẩm tự sự dân gian
Ví dụ:
• Đọc truyền thuyết theo hướng tiếp cận lịch sử
• Đọc truyện cổ tích theo tif và motif
Đọc truyền thuyết
“An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
 Gốc gác của Thục Phán
 Đôi nét về thành Cổ Loa
 Sự thật về nỏ thần
 Nguyên nhân mất nước
Gốc gác của Thục Phán
• Năm 1963 khi các nhà nghiên cứu dân tộc học phát hiện
truyền thuyết “Cẩu chủa cheng Vùa”, (Chín chúa tranh
vua) là câu truyện cổ rất phổ biến trong vùng đồng bào
Tày, Cao Bằng. Truyền thuyết này còn được minh chứng
bằng các di tích, di vật và địa danh cụ thể tại Cao Bằng →
trong ký ức dân gian, An Dương Vương – Thục Phán luôn
luôn là một người có công dựng nước, giữ nước, như
một vị anh hùng được tôn kính.
Gà trắng và Rùa vàng trong ý thức của dân tộc Tày
• Hiện nay nhân dân vẫn coi Rùa vàng là thần rùa giúp sức,
phù trợ nhân dân làm những việc tốt đẹp, ân nghĩa,
chống lại ma quỷ, kẻ thù…Trong dân tộc Tày, con Rùa
được nhân dân quý trọng tôn thờ.
• Biểu tượng gà là “vật kí thác linh hồn”, gà gắn liền với
bóng đêm và sự chết chóc; trong đồng bào Tày vẫn coi
“Ma gà” (Phi Cáy) là hiện tượng đáng sợ, vì nó gây tai hoạ
cho con người khi bị “Ma gà” nhập. Hiện nay người Tày
vẫn coi gà trắng là “Cáy khoăn”, tức là gà gọi hồn. Đồng
bào Tày kiêng nuôi gà trắng, kiêng thịt gà trắng trong
những dịp lễ vui mừng. Như vậy là gà trắng đã thành tinh
nó bị coi là con vật mang tai hoạ đến con người.
Mỵ Châu - Áo lông ngỗng
• Mỵ Châu cũng chính là biến âm của tiếng Tày “Mẻ
Chủa” hay “Mẻ Chẩu” đều là Bà chúa, Bà chủ.
• Không chỉ như vậy mà những năm 1960 của thế kỷ
trước ở Cao Bằng còn lưu truyền “Slửa Nộc Soa” (tức
áo lông chim trĩ ) và “Slửa Nộc Cốt” (tức áo lông chim
bìm bịp) và một loại sang hơn là “Slửa Cáy Nhùng” tức
áo gà công. Đó là những chiếc áo gần với chiếc “áo lông
ngỗng” của Mỵ Châu
KẾT LUẬN
GS. Đào Duy Anh : “Sự phát hiện truyền thuyết
của người Tày trên kia đã khiến chúng tôi thay
đổi ít nhiều ý kiến tranh cãi ức thuyết về sự
thành lập nước Âu Lạc mà chúng tôi đã trình
bày trong sách lịch sử cổ đại Việt Nam”.
Từ thành Bản Phủ đến thành Cổ Loa
Hiện nay kinh đô xưa của nước Nam Cương vẫn còn dấu tích
khá rõ nét, kinh đô Nam Bình lúc đó gồm hai vòng thành
• Vòng ngoài có chu vi khoảng 5km bao gồm cả một khu đồi
thấp, phía Tây chạy song song với bờ Sông Bằng khoảng
trên 1km.
• Thành Bản Phủ đến nay vẫn còn dấu tích khá rõ nét, thành
được xây dựng ở một vị trí rất đẹp và quay mặt sang
hướng Đông nam, thành có hình chữ nhật, chiều dài hơn
hơn 100m, chiều rộng khoảng 70m.
Đôi nét về thành Cổ Loa
Sơ đồ thành Cổ Loa
Mặt cắt của tường thành
Chu vi:
10 – 30 m
• Vòng ngoài 8 km
• Vòng giữa 6,5 km
• Vòng trong 1,6 km
Diện tích trung tâm lên tới 2 km²
20 – 30 m
5 – 12 m
6 – 12 m
Vấn đề nỏ thần
• Người dân sống gần di chỉ thành Cổ Loa khi làm
ruộng đã đào được ở chân thành khu vực chợ Sa
một ống đồng dài chừng nửa mét, hai đầu bịt kín,
dọc thân trổ lỗ như cây sáo. Đây được đoán là bộ
phận cài tên của chiếc nỏ
(PGS Lê Đình Sỹ,
nguyên Viện phó Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam)
• Hàng vạn mũi tên đồng cũng đã đào được ở Cầu
Vực, sát chân thành ngoại Cổ Loa. Đây là loại mũi
tên ba cạnh, ba cánh đều nhau, chiều dài trung
bình 6 cm. Bên cạnh đó có một số mũi tên dài 11
cm → MŨI LAO CHỨ KHÔNG PHẢI MŨI TÊN
(Báo cáo của Vụ bảo tồn bảo tàng)
• Vũ khí đặc trưng của quân đội Âu Lạc phân biệt bằng kích
thước:
-
Giáo (13 – trên 15 cm)
-
Lao (7 – dưới 13 cm)
-
Tên (< 7 cm)
(Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 1, tr.228)
Sự thực về nỏ thần
• Máy phóng lao với tiếng rít xé gió và tiếng trống đồng
• Nỏ liên châu (liên cơ) được chế tạo công phu
• Cách bố trí đội hình cung thủ (Cung thủ biên chế thành đội,
mỗi đội chia thành năm hàng. Mỗi người trong hàng cách
nhau 2m; hai hàng cách nhau 1m; tất cả hàng chẵn bước
sang trái hoặc phải 1m; thứ tự bắn luân phiên; nếu tập thành
thạo thì khoảng cách thời gian cho mỗi hàng bắn tên và nạp
lại để bắn hết cơ số chỉ độ vài giây)
(Phác họa lịch sử từ Hùng Vương đến Thục Phán – An Dương
Vương, Phạm Đức Quý, tr.228 – 229)
Nguyên nhân mất nước
• Tần Thủy Hoàng dùng cách gì để thâu tóm 6
nước còn lại?
• Trưởng thành từ nền văn hóa nhà Tần, Triệu Đà
đã ứng xử như thế nào với Âu Lạc?
• Mất Âu Lạc do ai?
Đọc truyện cổ tích “Tấm Cám”
 Tif truyện của TẤM CÁM:
• Thuộc tif truyện riêng được đánh số 51 trong hệ thống
A–T
• Cô Tấm trong truyện của nhiều nước phương tây có tên
là cô Tro Bếp (Cendrillon ở Pháp, Cinderella ở Anh,
Cenerentola ở Ý, Cenusotca ở Rumani, Cernuska hay
Doluska ở Nga...), vì vậy kiểu truyện này có tên là kiểu
truyện cô Tro Bếp.
• Ở nước ngoài: Nàng Vaxilia xinh đẹp (Nga), Cô bé Lọ Lem (Đức,
Pháp), Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc), Cô Tro Bếp (Hy Lạp, Đức,
Serbie, Pháp), Con cá vàng (Thái Lan), Truyện con rùa
(Myanmar), Nêang-Cantóc (Campuchia), Onion và Garlic
(Indonesia),.v.v..
• Trong nước: Inh và Ính (dân tộc Pu péo), Pơ Ria Pơ Ró (dân tộc
Chăm – H’roi), Ca-dong và Ha-lớc (Chăm-pa), Nàng Can-tóc và
nàng Song Ang-cát (Khơ me), Tua Gia Tua Nhi (Tày), Ý Ưởi Ý
Noọng (dân tộc Thái), Gầu Nà Gầu Rềnh (người Mèo), Gơ-liu
Gơ-lát (người Xrê - Tây Nguyên), Đôi giày vàng (Chăm), Ú và Cao
(H’rê),.v.v..
Hệ thống các motif cấu thành truyện
•
•
•
•
•
•
•
Motif mẹ ghẻ - con chồng
Motif thử thách
Motif chiếc giày nhân duyên (motif “cái duy nhất”)
Motif đánh tráo
Motif trầm luân (tái sinh qua nhiều kiếp)
Motif miếng trầu tái hồi (motif “cái duy nhất”)
Motif trừng phạt (motif “nhận ra nhau và vạch mặt kẻ
thù”)
• Motif dội nước sôi để rồi tái sinh – motif bắt chước
không thành công
• Motif mụ dì ghẻ - phù thủy ăn nhầm thịt con
TẤM CÁM có phải là một phiên bản của LỌ LEM?
Màu sắc đạo Phật
 Nhân vật thần kì đặc trưng: BUDDHA → BUD → ông
BỤT
 Motif TRẦM LUÂN
• Tấm (bị đẵn gốc cây, chết) → Chim vàng anh (bị giết) → Cây
xoan đào (bị chặt) → Khung cửi (bị đốt) → Cây thị → Trái thị
→ Tấm.
• Can-tóc (bị dội nước sôi, chết) → Cây chuối (bị chặt) → Cây
tre → Can-tóc (dân tộc Khơ-me)
Tục ĂN TRẦU
• “Hoàng tử đi săn về, đến nhà bà lão, cầm miếng trầu
têm rất khéo, chàng nhớ Pơ Ria rơi nước mắt… Pơ Ria
thương chồng chạy ra ôm chồng” (Pơ Ria Pơ Ró – dân
tộc Chăm)
• “Vua ăn trầu lại thấy giống hệt của Ca-dong têm. Cadong trong buồng thở dài. Nghe tiếng, vua chạy vào thì
gặp vợ” (Ca-dong và Ha-lớc – người Khơ - me)
• “Bà cụ đi qua, nghe có tiếng gọi, một hộp trầu tự nhiên
rơi vào tay bà, có tiếng gọi bảo bà đưa đến cho hoàng
tử… Hoàng tử theo bà cụ đến bên cây thị, quả thị rơi
xuống như lời khấn của bà cụ, rồi hóa thành Gơ-liu”
(Gơ-liu Gơ-lát – người Xrê, Tây Nguyên)
TẤM giết CÁM như vậy có quá độc ác?
 Chuyện dội nước sôi: trong hệ thống các nghi lễ
trưởng thành của xã hội thị tộc có nghi thức “thử
thách qua lửa đỏ - nước nóng để trưởng thành”
• Ở vùng Ghinê thượng
• Ở vùng đảo Victoria
• Ở Melanedi
 Chuyện dội nước sôi: trong hệ thống các truyện chủ đề
xung đột anh em, chị em thường có sự xuất hiện của
motif bắt chước không thành công
• Cây khế, Núi vàng núi bạc của người Việt
• Người tham vỡ bụng của người H'mông
• Chàng trồng bí của người Nùng
• Alan và Aly của người Catu
• Cađốp và Cađéc của người Chăm
• Hai đứa mồ côi của người Katchin ở Miến Điện
Chuyện làm mắm và cái chết của bà dì ghẻ:
• Sự thay thế chế độ nội tộc hôn của xã hội thị tộc
mẫu hệ bằng chế độ hôn nhân của gia đình phụ hệ
cho phép người đàn ông có nhiều vợ, làm nảy sinh
ra cách nhìn người vợ sau (mẹ kế) như một người xa
lạ, ghẻ lạnh và thù địch với người vợ trước và con đẻ
của người vợ trước.
• Sự lạc bước và yếu dần đi của motif “Phù thủy ăn
nhầm thịt con”
TẤM
Ở NHÀ
MẸ CON CÁM
• Thường xuyên bị bóc lột, bị • Chuyên bóc lột
chà đạp
• Lao động
• Hưởng thụ
MÂU THUẪN MANG TÍNH HUYẾT THỐNG → KHÓ GIẢI QUYẾT
CUNG VUA • Chết
• Hóa thân để tồn tại
• Giết - Đánh tráo
• Trừ diệt tận cùng
• Muốn trở về phải hành • Muốn sung sướng phải hãm
động
BỊ TRỊ - TÍCH CỰC
hại
THỐNG TRỊ - TIÊU CỰC
MÂU THUẪN MANG TÍNH XÃ HỘI GIAI CẤP → GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ
Đọc tác phẩm tự sự cổ điển (trung đại)
• Kiểu nhân vật có ngoại hình được khái quát cao với
những tín hiệu thẩm mĩ đặc trưng; miêu tả thiên về hành
động, nhấn mạnh hành động để tô đậm tính cách; là nhân
vật của những xung đột.
• Phân loại :
TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI
TRUYỆN TRUYỀN KÌ
• Không gian hoành tráng với • Không gian vô định hướng
những trận thư hùng ác liệt • Thời gian phi tuyến tính
• Thời gian chủ yếu theo lối • Nhân vật được cá nhân hóa
biên niên
cao với đời sống phức tạp,
• Bút pháp chủ yếu là lí tưởng có số phận riêng, chịu trách
hóa để tô đậm nhân vật anh nhiệm với những gì mình
hùng
làm
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
ĐANG LÚC CHƯA GIẢI QUYẾT HIỂU LẦM
THÌ SÁI DƯƠNG DẪN QUÂN ĐẾN
TRƯƠNG PHI
QUAN VŨ
• Càng lúc càng tức giận nghi ngờ • Lời nói: “Xem ta chém tướng ấy,
hơn: “Không phải quân mã là gì
để tỏ lòng thực của ta.”
kia?”
• Hành động: “Chưa dứt một hồi,
• Đưa ra thử thách: “Ta đánh ba
đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”
hồi trống, mày phải chém được
tướng ấy” ; và “thẳng cánh
đánh trống”
• Giải quyết nghi ngờ : “nghe hết
chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp
xuống lạy Vân Trường”
Nhận xét về hai nhân vật
TRƯƠNG PHI
QUAN VŨ
• Trương Phi là con người "thẳng • Độ lượng, từ tốn và trung dũng
như làn tên bắn, sáng như tấm
giàu nghĩa khí.
gương soi" trực tính không • Khái niệm “trung nghĩa” của
thích quanh co, mọi sự phải
Quan Vũ còn nmơ hồ, mang
trắng đen rõ ràng. Nóng nảy,
tính ân oán cá nhân, nhập
ngay thẳng (cương trực), thận
nhằng, dễ bị lợi dụng.
trọng, trung nghĩa và biết nhậ
lỗi.
• Tính cách của Trương Phi có
mặt tốt là sự thẳng thắn;
nhưng nó cũng dễ dẫn đến
hành động lỗ mãng, thô bạo.
Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành
• Tạo ra không khí chiến trận cho đoạn trích
• Ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em kết nghĩa cao đẹp, kết nghĩa vì lí tưởng chung, không phải vì
quyền lợi riêng tư, là một hình thức tương thân tương
ái chống lại các thế lực phi nghĩa.
• Đây là cửa quan thứ sáu, một cửa quan đặc biệt mà
Quan Vũ phải trải qua; đầy kịch tính, bắt buộc ông phải
chứng tỏ cả tài năng và cả tấm lòng trung nghĩa trước
sau như một của mình
Đọc tác phẩm tự sự hiện đại
NHỮNG KHÁI NIỆM CỦA TỰ SỰ HỌC
• KẾT CẤU TRẦN THUẬT :
“Loại văn chương tột bậc của thiên hạ đúng là
không ở trong cái giới hạn đóng, mở, kết cấu, nhưng mà
không đóng, mở, kết cấu thì cũng không thành văn
chương”. (Nhữ Bá Sĩ – TK XVIII)
• Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục
tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ
thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình.
• Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc
sống và tư tưởng trong tác phẩm.
• ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT:
“Điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan
sát, cảm nhận, đánh giá các nhân vật và sự kiện.”
Lí luận văn học
(tập 2 : Tác phẩm và thể loại văn học)
“Trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tương quan
giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác là
điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta
miêu tả”
(V.E.Khalizep)
“Khái niệm điểm nhìn nghệ thuật có thể giúp ta giải
phẫu cấu trúc nội tại của tác phẩm, phân tích cách cảm thụ,
miêu tả và thái độ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.”
(Trần Đình Sử)
• Muốn miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải xác định,
lựa chọn điểm nhìn hợp lí. Trong văn học, điểm nhìn
trần thuật được hiểu là vị trí người trần thuật quan sát,
cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng.
• Thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi
sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm
nghệ thuật của nhà văn.
• Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể. Có
thể gặp trong tác phẩm người trần thuật theo ngôi thứ
ba ẩn mình và người trần thuật lộ diện theo ngôi thứ
nhất, đồng thời là nhân vật. Sự phân chia này hoàn toàn
tương đối và thuần túy mang tính nghệ thuật, vì nhà
văn phải chọn cách nào có hiệu quả hơn so với ý đồ
nghệ thuật của mình.
• GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT:
“Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể
hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định
đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác
nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện,
của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể
hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác
phẩm văn học với tư cách một thể thống nhất hoàn
chỉnh”.
(Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của
văn học, M.B. Khravchenko)
“Cái quan trọng trong tài năng văn học, và tôi nghĩ rằng
cũng có thể trong bất kì một tài năng nào, là cái mà tôi muốn
gọi là tiếng nói của mình. Vâng, điều quan trọng là tiếng nói
riêng của mình, những nốt đặc biệt của mình, những nốt không
dễ tìm thấy ở trong cổ họng của bất kì một người nào khác… Đó
chính là đặc điểm phân biệt chủ yếu của một tài năng độc đáo”
(Turghenev)
→ Giọng điệu trong văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng mang
thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả. Giọng điệu là yếu tố
tạo thành tính chỉnh thể của văn bản văn học.
TIẾNG CHỬI CỦA CHÍ PHÈO
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn
chửi. Bắt đầu là hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà
nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng
cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại.
Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”.
Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ thế này thì tức
thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào
không chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ
kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?...”
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu
xong là hắn chửi. Bắt đầu là hắn chửi trời. Có hề
gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời.
Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng
chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ
Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó
trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức
thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!
Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi
nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ
kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn
không?...”
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu
xong là hắn chửi. Bắt đầu là hắn chửi trời. Có hề
gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời.
Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng
chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ
Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc
nó trừ mình ra”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật!
Tức thật! Ờ thế này thì tức thật! Tức chết đi được
mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không
chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai ra điều.
Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ
hắn không?...”
GIỌNG VĂN CỦA HAI ĐỨA TRẺ
• “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ ;
từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.”
• “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng
tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ
đưa vào.”
• “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung
và thoảng qua gió mát…”
• “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường
qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn
nữa…”.
• “Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và
ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.”
3. Đọc những tác phẩm có
hiện tượng tương tác thể
loại cần chú ý điều gì ?
3.1 Đôi nét về sự tương tác thể loại
• Lịch sử văn học theo M.Bakhtin, “trước hết là lịch
sử hình thành, phát triển, tương tác giữa các thể
loại”
• Khi nghiên cứu về tiểu thuyết, M.Bakhtin cũng
đưa ra nhận xét : “Một vấn đề rất quan trọng và
lý thú nữa là sự tác động qua lại giữa các thể loại
trong tổng thể thống nhất của văn học từng thời
kỳ”
3.1 Đôi nét về sự tương tác thể loại
• Theo ông, hiện nay chúng ta đang sống trong
“thời của tiểu thuyết” nên “tất cả các thể loại
bắt đầu âm vang một cách khác”
• Ông cho rằng tiểu thuyết là thể loại uyển chuyển,
mềm dẻo hàng đầu; tiểu thuyết là thể loại không
quy phạm, do đó, tiểu thuyết có thể "phá rào,
bước qua mọi ranh giới đặc trưng của văn học -
nghệ thuật" .
VĂN TƯ LIỆU,
GHI CHÉP
TRUYỆN DU KÍ
TRÀO PHÚNG
TIỂU THUYẾT
HOẠT KÊ
TRỮ TÌNH
TRUYỆN THƠ,
TRƯỜNG CA
HIỆN ĐẠI
TIỂU THUYẾT
TRUYỆN KHOA HỌC
VIỄN TƯỞNG
KỊCH TỰ SỰ
KỊCH (SÂN KHẤU)
TIỂU THUYẾT
LUẬN ĐỀ
VĂN CHÍNH LUẬN
VĂN KHOA HỌC
TIỂU THUYẾT
THƠ
TIỂU THUYẾT HÓA
TRỮ TÌNH HÓA
TRUYỆN NGẮN
KỊCH HÓA
KỊCH
SỬ THI HÓA
SỬ THI, TRUYỆN LỊCH
SỬ
TỰ SỰ
VĂN CHÍNH LUẬN
THƠ TỰ SỰ
THƠ TRIẾT LUẬN
THƠ
KỊCH THƠ ?
KỊCH
TRƯỜNG CA
HIỆN ĐẠI
SỬ THI,
LỊCH SỬ
TRUYỆN
3.2 Những tác phẩm có
hiện tượng tương tác thể loại
• Hai đứa trẻ – truyện ngắn trữ tình hóa
• Chí Phèo – truyện ngắn tiểu thuyết hóa
• Chữ người tử tù – truyện ngắn kịch hóa
• Rừng xà nu – truyện ngắn sử thi hóa
• Một người Hà Nội – truyện ngắn kí hóa
• …
3.2 Những tác phẩm có
hiện tượng tương tác thể loại
• Vội vàng – thơ triết luận (nghị luận)
• Đất Nước (NKĐ) – thơ chính luận
• Hạnh phúc của một tang gia – tiểu thuyết kịch hóa,
phóng sự hóa
• …
Vội vàng – thơ triết luận
1. Vội vàng là gì? → GIẢI THÍCH
2. Vì sao phải vội vàng? → CHỨNG MINH
3. Biểu hiện cụ thể của vội vàng? → BÌNH LUẬN
Vì sao phải vội vàng?
• Vì tình yêu trần thế tha thiết và cuộc đời này
thật tươi đẹp, căng tràn sức sống
• Vì nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp
người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời
gian.
Biểu hiện cụ thể của vội vàng?
• Chạy đua với thời gian, gấp gáp hơn để sống mạnh mẽ,
đủ đầy; thậm chí đón đầu, chặn bước thời gian, đoạt
quyền tạo hóa, khống chế qui luật tự nhiên bằng tất cả
khát vọng của cái tôi cá nhân mạnh mẽ
• Nhanh chóng, cuống quýt mở rộng các giác quan để
tận hưởng cho thỏa những giây phút tuổi xuân hữu
hạn của mình giữa mùa xuân vô hạn đẹp tươi của cuộc
đời
Vội vàng là gì?
• Trân trọng cái hiện thế (đối lập với quan niệm
cũ thường “hoài cổ thương kim”)
• Xuất phát từ việc cảm nhận thời gian đầy tính
mất mát nên phải sống gấp, sống tận hưởng
những giây phút tuổi xuân của mình, tận hưởng
những gì tươi đẹp mà cuộc đời ban tặng cho
mình
Rừng xà nu – truyện ngắn sử thi hóa
• Đề tài - chủ đề : tái hiện lại số phận và con đường giải
phóng của người Strá làng Xô Man, cũng là tiêu biểu cho
số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân
dân miền Nam, của cả dân tộc
• Nhân vật : được tái hiện chủ yếu bằng bút pháp lí tưởng
hóa, được khai thác và xây dựng với những tính cách và
phẩm chất kỳ vĩ, mạnh mẽ, kết tinh những phẩm chất
cao đẹp của cộng đồng, tiêu biểu cho cộng đồng, sống
chết vì cộng đồng, dân tộc…
• Xây dựng hình tượng rừng xà nu với vẻ đẹp kì vĩ,
vừa hiện thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng,
được soi ngắm từ cuộc chiến đấu của dân tộc với
mục đích làm nổi bật vẻ đẹp của cuộc chiến ấy
• Ngôn ngữ - giọng điệu trần thuật: phối hợp đa
dạng những biện pháp tu từ đặc trưng cho sử thi
(ẩn dụ, so sánh, trùng điệp, phóng đại, khoa
trương), ngôn ngữ trang nhã, giàu cảm xúc kết hợp
với giọng điệu trầm hùng, nhiều âm vang
• Nghệ thuật trần thuật: mang đậm tính sử thi
(cuộc đời người anh hùng và cuộc chiến đấu
mang màu sắc huyền thoại của dân làng được già
làng kể trang trọng bên bếp lửa trong nhà ưng
như muốn truyền lại cho thế hệ con cháu những
trang lịch sử hào hùng của cộng đồng - gợi nhớ tới
lối kể “khan” ở các dân tộc thiểu số Tây Nguyên),
rất thích hợp với nội dung tác phẩm và không gian
văn hóa đậm chất Tây Nguyên
V. CHỈ RA ĐIỂM ĐẶC SẮC
Yêu cầu
• Phải tiến hành bước này để tổng kết lại về giá trị nội
dung – nghệ thuật của tác phẩm
• Chỉ có thể thực hiện bước này khi đã hoàn thành TỐT
các bước trên, nhất là bước tổng hợp – so sánh
• Phải gọi tên được nét đặc sắc ấy, không nói chung
chung
• Phải nhớ: “TÁC PHẨM NÀO CŨNG CÓ NÉT ĐẶC SẮC,
NHƯNG CẦN CHỈ RA NÉT ĐỘC ĐÁO, RIÊNG BIỆT, ẤN
TƯỢNG NHẤT”
Vẻ đẹp bi tráng của bài thơ Tây Tiến
• Biểu hiện:
– Sự đan xen giữa những mất mát, đau thương và
tinh thần hào hùng mạnh mẽ
– Bi: hoàn cảnh chiến đấu khốc liệt gian lao, những hi
sinh mất mát
– Tráng: tinh thần hiên ngang bất khuất, lí tưởng
chiến đấu sáng ngời, tâm hồn hào hoa lãng mạn
• Nhận xét:
– Vẻ đẹp này đã được thể hiện qua giọng điệu trang
nghiêm; âm hưởng trầm hùng; ngôn ngữ giàu chất
tạo hình, gợi tả, gợi cảm
– Cùng với cảm hứng lãng mạn (thể hiện chủ yếu ở việc
nhà thơ đã nhấn mạnh, tô đậm những gì phi thường,
vừa dữ dội vừa tuyệt mỹ của thiên nhiên và con
người miền Tây; ở cảm hứng hướng tới cái cao cả,
sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng của cộng đồng, dân
tộc) đã tạo nên tính sử thi đặc biệt cho bài thơ.
Cách thể hiện tình cảm trong bài thơ Sóng
• Tính chất lệch tâm và hướng tâm
• Hòa hợp giữa nét tâm lí truyền thống nồng nàn mà ý nhị, sôi
nổi và đằm thắm cùng với tư thế chủ động, mạnh mẽ đầy cá
tính của người phụ nữ hiện đại
• Đặt trong mối tương quan chặt chẽ với hình tượng sóng, cụ
thể là với những tính chất, trạng thái phức tạp, đa dạng của
sóng
• Tạo nên một kết cấu song hành ấn tượng - trên cơ sở nhận
thức sự tương đồng, hòa hợp giữa hai hình tượng trữ tình
sóng và em, góp phần tạo nên chiều sâu nhận thức cho bài thơ
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại
của Chiều tối
Màu sắc cổ điển
• Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt viết bằng chữ Hán.
• Đề tài chiều tối rất quen thuộc trong thơ xưa, nhiều nhà
thơ đã khai thác rất thành công đề tài này như Bà Huyện
Thanh Quan, Nguyễn Du, Lí Bạch.
• Tâm thế con người: dù trong thân phận tù nhân nhưng
vẫn mang dáng dấp một thi nhân hòa hợp với cảnh vật
thiên nhiên, với cuộc sống
Màu sắc cổ điển
• Thi liệu ước lệ cổ điển: cánh chim, đám mây báo hiệu
thời gian chiều tối
• Bút pháp quen thuộc của thơ Đường: lấy điểm tả diện
(chấm phá), lấy động tả tĩnh, lấy sáng tả tối.
• Yếu tố nhãn tự: chữ “hồng” làm sáng bừng lên hình ảnh
lò than giữa núi rừng, xóa đi cảm giác nặng nề, mệt mỏi,
nhọc nhằn; mang lại thần sắc cho toàn cảnh, làm tăng
thêm niềm vui và sức mạnh cho người đang cất bước
trên đường xa.
Tinh thần hiện đại
• Xuất hiện những hình ảnh chân thực, gần gũi nhưng có giá trị
thẩm mỹ cao, đầy sức gợi cảm :
– Cánh chim mỏi mệt tìm về chốn ngủ, chòm mây cô đơn trôi
đi chậm - dẫu mang màu sắc ước lệ tượng trưng nhưng phù
hợp với tâm trạng người tù trên đường chuyển lao
– Thiếu nữ xay ngô, lò than rực hồng. Trong đó hình ảnh con
người lao động trẻ trung, khoẻ khoắn là trung tâm của bức
tranh thơ, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc đời thường
trong khung cảnh bình dị, đầm ấm
Tinh thần hiện đại
• Mạch thơ chuyển đổi bất ngờ (từ tĩnh sang động, từ tối
sang sáng, từ thiên nhiên qua con người, từ buồn vắng
sang ấm áp).
• Hình tượng thơ vận động hướng về ánh sáng, niềm
vui, sự ấm áp.
• Chất tình hòa lẫn với chất thép, chất thép thể hiện gián
tiếp qua hình ảnh người tù vượt lên hoàn cảnh để tìm
thấy niềm vui trong cuộc sống.
VI. TÌM HIỂU VỀ
QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM
Một vài điểm lưu ý
• Về thực chất, đây chính là phần lịch sử vấn đề thu nhỏ,
giúp người nghiên cứu (phân tích) có cái nhìn toàn diện,
sâu sắc hơn về tác phẩm
• Tiến hành cùng lúc 3 thao tác: thống kê, đọc, lọc lại
những ý kiến quan trọng.
• Mục đích:
– Tìm hiểu những ý kiến trái chiều (nếu có) về tác phẩm để
phản biện (trao đổi lại)
– Cần có những ý kiến uy tín để củng cố, bảo vệ quan điểm
của bản thân
– Phát triển thêm những ý mới từ hệ thống bài nghiên cứu
đã có
Bài ca ngất ngưởng
– Nguyễn Công Trứ
1) Thơ văn Nguyễn Công Trứ thể hiện một cái ngông đáng
yêu, đáng kính
GS. Nguyễn Đình Chú
2) Nguyễn Công Trứ thể hiện sự nhất quán giữa con người
trong mối quan hệ với cộng đồng và con người trong mối
quan hệ với bản thân; giữa ý thức về trách nhiệm và ý thức
về quyền lợi, giữa hành động và hưởng thụ
PGS. Nguyễn Đăng Na
3) Đặc điểm của con người cá nhân, của ý thức cá nhân
Nguyễn Công Trứ như là một biểu hiện lệch chuẩn với
khuynh hướng phi Nho giáo hóa. (...) Khác với con người cá
nhân cùng thời, ông là con người cá nhân - hành động, cá
nhân - cống hiến, cá nhân - hành lạc
PGS. Nguyễn Viết Ngoạn
4) Bài ca ngất ngưởng vừa như một hồi kí cuộc đời vừa
như một tuyên ngôn
PGS. Trần Thị Băng Thanh
5) Bài thơ là bức chân dung tự hoạ về một cá tính mạnh
mẽ, về một con người xuất chúng dám lấy cách sống ngang
tàng, ngông ngạo, trái khoáy như một phương diện khẳng
định bản ngã
GS. Nguyễn Đăng Mạnh
6) Lối sống phá cách, thậm chí ngay cả ở những nơi theo
thói thường phải hết sức thận trọng, ở Nguyễn Công Trứ,
một cái nghịch lý lại gợi lên sự cộng cảm, và để lại thành
những giai thoại đẹp, thú vị
PGS. Trần Ngọc Vương
7) Vẫn phải nói đến “gánh trung hiếu”, “chữ cương thường”,
“đạo vi tử vi thần”, vẫn phải “sắp hai chữ quân thần mà gánh
vác”. Nhưng ở Nguyễn Công Trứ, tất cả các chuẩn mực thiêng
liêng ấy, hoặc được nói đến như một cách đưa đẩy, tiện thể.
PGS. Trần Ngọc Vương
8) Bản chất cá nhân hiện hữu nơi con người Nguyễn Công Trứ
đã làm sống động hơn cái khung nhân cách quân tử cũ kĩ.
Ông sử dụng các thú vui như là tìm cách đối lập với danh lợi
và các tước vị xã hội.
PGS. Nguyễn Viết Ngoạn
Phân loại ý kiến
Cần trao đổi lại
Củng cố luận điểm
Gợi mở hướng khai thác
(7)
(1)
(3)
(2)
(4)
(5)
(6)
(8)
Hai đứa trẻ - Thạch Lam
Hai đứa trẻ - Thạch Lam
1) Chú Sáu là người có văn bán ế nhất Tự lực văn đoàn
nhưng thật ra chú ấy mới là người có tài nhất
Nhất Linh
2) Thạch Lam đến với văn chương như mang một sứ mệnh
hòa giải, hòa giải giữa hiện thực và lãng mạn, giữa thơ và
văn xuôi
PGS. Chu Văn Sơn
3) Một cách cảm nhận cuộc đời, một lối rung cảm xót xa
trìu mến trước những cảnh đời nghèo túng đôi khi tủi cực,
đôi lúc hắt hiu…Thạch Lam cho ta thêm một kích thước để
hiểu và để sống cuộc sống vốn giàu, vốn đẹp tình người
Huy Cận
4) Thạch Lam đã phả vào nội dung đơn sơ của truyện
hơi thở ấm áp của con người, cái duyên thầm của
một ngòi bút phân tích tinh tế nhưng điềm tĩnh, lặng
lẽ
Hoàng Thị Thương
5) Nhân vật của Thạch Lam ở cảnh đời, lứa tuổi nào
cũng ánh lên chất nhân ái Việt Nam bởi chính tác giả
của nó cũng cảm thấy lòng se lại trước họ.
Hoàng Thị Thương
6) Văn của Thạch Lam đằm thắm, nhẹ nhàng. Đọc
văn của Thạch Lam ta phải phát huy trí tưởng tượng,
đặc biệt là vai trò của cảm giác
Nguyễn Khắc Đàm
7) Truyện Hai đứa trẻ có một dư vị thật là man mác, nó
vừa gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời
cũng dóng lên một cái gì đó còn ở trong tương lai.
Nguyễn Tuân
8) Truyện để lại trong tâm hồn ta những dư vị đằm
thắm của quê hương và một sự cảm thương man mác
những cuộc đời thầm lặng như những chấm sáng lù mù
bị nhòe đi trong bóng tối dày đặc của một vùng quê tù
đọng
GS. Phan Cự Đệ
9) Hai đứa trẻ hấp dẫn chúng ta bởi một tâm hồn nhạy
cảm và một nghệ thuật truyện ngắn độc đáo
GS. Phan Cự Đệ
10) Rõ ràng chỉ khi nào nhà văn được thức tỉnh về ý thức
cá nhân, về ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi cá nhân trên
đời, mới có được niềm xót thương như của tác giả Hai
đứa trẻ
GS. Nguyễn Đăng Mạnh
11) Bức tranh nhân thế cảm động đầy không khí và tâm
trạng ấy, nếu không phải là Thạch Lam, nhà văn từng
nếm trải cái thuở ấu thơ ngùi ngùi nơi phố huyện, nhà
văn nặng tình với những buồn vui đời thường của con
người, thì khó ai vẽ thành công được
PGS. Nguyễn Thành Thi
12) Truyện Hai đứa trẻ thấm thía tình yêu thương con
người, đưa ta về với nguồn cội quê hương
Nguyễn Khắc Đàm
Phân loại ý kiến
Cần trao đổi lại
Củng cố luận điểm
Gợi mở hướng khai thác
Không có
(3)
(1)
(4)
(2)
(5)
(6)
(7)
(10)
(8)
(11)
(9)
(12)