Transcript pps

Slide 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


Slide 2


Slide 3

Các khái niệm
 Dữ liệu (data): Dạng thông tin thô, chưa định dạng. Dữ

liệu được chọn lọc tùy theo mục đích xử lý, có thể cần phải
chuẩn hóa để máy tính có thể xử lý được.

 Thông tin (information): Dữ liệu có ý nghĩa đối với

người sử dụng chúng. Ý nghĩa này tùy thuộc vào người
tiếp nhận và sử dụng thông tin.


Slide 4

Các khái niệm (tt)
Quá trình xử lý thông tin: Xét về mặt tác động đối

với thông tin, xử lý thông tin có thể bao gồm năm quá
trình sau.
• Quá trình thu nhận (ghi nhớ thông tin): Quá trình này

đối với con người là ghi và nhớ các thông báo vào trong
đầu hoặc các vật ghi nhớ trung gian.
• Quá trình truy xuất (tìm kiếm thông tin): Một tỷ lệ lớn
trong lao động trí óc của con người là tìm kiếm và thu thập
thông tin.
• Quá trình biến đổi (xử lý thông tin): Các hoạt động biến
đổi thông tin dẫn đến việc thay đổi (tăng, giảm) thông tin.
Biến đổi mà không làm thay đổi thông tin gọi là quá trình
chuyển đổi (mã hóa).


Slide 5

Các khái niệm (tt)
• Quá trình truyền: Quá trình di chuyển, dẫn thông tin đi từ

nơi này, đối tượng sử dụng này đến nơi khác, đối tượng
sử dụng khác.
• Quá trình giải thích: Hoạt động mang tính trí tuệ và sáng
tạo bao gồm phân tích, so sánh, suy diễn, luận giải, đánh
giá vai trò và ý nghĩa thông tin.
• Tóm lại: Xử lý thông tin bao gồm các hoạt động ghi, nhớ,
tìm kiếm, biến đổi, truyền và giải thích thông tin.


Slide 6

Các khái niệm (tt)
 Tin học (informatics): Ngành khoa học xử lý thông tin

một cách tự động bằng máy tính điện tử.
 Máy tính (computer): Thiết bị cho phép lưu trữ dữ liệu,
xử lý dữ liệu theo chương trình đã được định trước. Máy
tính nhận dữ liệu thông qua các thiết bị nhập, xử lý những
dữ liệu này và lưu trữ nếu cần, sau đó đưa ra kết quả
thông qua các thiết bị xuất.

Dữ liệu nhập

Xử lý

Dữ liệu xuất


Slide 7

Các khái niệm (tt)
 Đặc điểm xử lý của máy tính:
 Xử lý dữ liệu với tốc độ nhanh, chính xác.
 Xử lý dữ liệu đa dạng (chữ, số, âm thanh, hình ảnh),
 Ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau (tự nhiên, xã hội,
giáo dục, giải trí,…).

 Đặc điểm lưu trữ của máy tính:
 Có khả năng lưu trữ một khối lượng dữ liệu rất lớn.
 Thiết bị lưu trữ dữ liệu có kích thước nhỏ, gọn nhưng dung
lượng lớn.
 Truy xuất dữ liệu nhanh và thuận tiện.


Slide 8

Các khái niệm (tt)
Mô hình làm việc của máy tính.
 Người sử dụng điều khiển máy tính thông qua các
chương trình.
 Chương trình là một dãy lệnh liên tiếp được chuẩn bị
trước. Các lệnh này sẽ được tuần tự thực hiện khi có
yêu cầu.
 Tùy thuộc vào lĩnh vực ứng dụng, con người có thể
xây dựng nhiều loại chương trình khác nhau.


Slide 9

Các khái niệm (tt)
Người sử dụng

Người sử dụng

Các nút điều khiển, cần gạt...

Các chương trình ứng dụng

Các linh kiện, thiết bị

Các linh kiện, thiết bị

Mô hình làm việc
Máy khác

Mô hình làm việc
Máy tính


Slide 10

Các khái niệm (tt)
Phân loại máy tính.
 Máy tính loại lớn (Mainframe) - Siêu máy tính

(Supercomputer) - Máy tính trung (Minicomputer).
 Trạm làm việc (Workstation) - Máy tính cá nhân

(Personal computer - PC).
 Máy tính xách tay (Portable computer) - Máy vi tính

dạng cặp (Laptop computer).
 Máy tính chuyên dụng (Special-purpose computer).


Slide 11

Các khái niệm (tt)
Sự hoạt động của máy tính: Máy tính được hoạt động
bởi sự kết hợp của hai thành phần chủ yếu là phần cứng
(hardware) và phần mềm (software).
• Phần cứng: Các linh kiện thiết bị (điện tử + cơ khí)

cấu tạo thành máy tính. Ví dụ như màn hình, bàn
phím, bộ xử lý, ổ đĩa...
• Phần mềm: Các chương trình chạy được trên máy
tính. Chúng được xây dựng để điều khiển sự hoạt
động của máy tính nhằm phục vụ cho một yêu cầu
nào đó trong thực tế.


Slide 12

Các khái niệm (tt)
Phân loại phần mềm: gồm 2 loại chính
• Phần mềm hệ thống (system software): Các
chương trình có chức năng tổ chức và điều hành sự
hoạt động kết hợp của các thành phần khác nhau
trong máy tính. Ví dụ: hệ điều hành, chương trình
dịch,...
• Phần mềm ứng dụng (application software): Các
chương trình được viết ra để phục vụ các yêu cầu đa
dạng của người sử dụng. Ví dụ như Word, Excel,
Paint, AutoCad, ...


Slide 13

Các thành phần cơ bản của máy tính

Thiết bị nhập

Bộ điều khiển

Thiết bị xuất

Bộ xử lý logic/số học
Bộ xử lý trung tâm (CPU)

Bộ nhớ chính

Thiết bị lưu trữ
thứ cấp

Mô hình các thành phần chức năng của Máy tính


Slide 14

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)
Các khối chức năng: Về mặt chức năng, các bộ phận của
máy tính có thể được chia thành ba khối:


Khối nhập xuất.



Khối nhớ.

Thiết bị nhập

Bộ nhớ chính

Bộ điều khiển



Khối xử lý.

Bộ xử lý logic/số học
Bộ xử lý trung tâm (CPU)

Thiết bị xuất

Thiết bị lưu
trữ thứ cấp


Slide 15

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)
 Khối nhập xuất: Bao gồm các thiết bị nhập, thiết bị xuất.
 Các thiết bị nhập: Dùng để chuyển dữ liệu từ bên

ngoài (người sử dụng, bộ nhớ phụ, hay máy tính
khác..) vào bên trong máy tính (bộ nhớ chính).
Vd: keyboard, mouse, scanner, camera, micro,..


Slide 16

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)
 Các thiết bị xuất: Dùng để chuyển dữ liệu từ bên

trong máy tính ra bên ngoài.
Vd: màn hình, máy in, loa…


Slide 17

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)
 Khối nhớ: Giữ nhiệm vụ lưu giữ chương trình và dữ liệu.

Quan tâm đến hai đặc trưng dung lượng và phương pháp
truy xuất.
 Dung lượng: Khả năng lưu trữ của bộ nhớ, được
tính theo byte (mỗi byte lưu được một ký tự).
Các đơn vị 1 KB = 1024 byte, 1 MB = 1024 KB, 1 GB
= 1024 MB, 1 TB = 1024 GB.
 Phương pháp truy xuất: Phương pháp đọc/ghi dữ
liệu đối với bộ nhớ. Bao gồm:

 Truy xuất tuần tự: Muốn đọc/ghi phần tử thứ n phải duyệt qua
(n-1) phần tử trước đó.
 Truy xuất ngẫu nhiên: Có thể đọc/ghi trực tiếp phần tử thứ n
mà không cần phải duyệt qua (n-1) phần tử trước đó.


Slide 18

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)
Phân loại bộ nhớ: bộ nhớ chính, bộ nhớ phụ
 Bộ nhớ chính (bộ nhớ trong – RAM):
• Lưu các chương trình đang được thực hiện, và các dữ liệu
cần thiết tương ứng với các chương trình đó.
• Dung lượng xác định bởi số lượng mạch bộ nhớ. Dung lượng
có thể thay đổi bằng cách gắn thêm hay bỏ bớt các mạch bộ
nhớ.
• Phương pháp truy xuất bộ nhớ chính là truy xuất ngẫu nhiên.
Đơn vị truy xuất cơ sở là byte.


Slide 19

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)
 Tổ chức bộ nhớ chính: Gồm có RAM và ROM.
• RAM (Random Access Memory): Vùng nhớ lưu chương trình
và dữ liệu của người sử dụng, cho phép đọc và ghi, nội dung
bị mất khi mất điện.

• ROM (Read Only Memory): Vùng nhớ lưu chương trình và dữ
liệu của hãng sản xuất máy,chỉ cho phép đọc, nội dung vẫn
lưu lại khi mất điện.


Slide 20

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)
• Các chương trình trong ROM điều khiển các thiết bị
giúp cho chương trình trong RAM thực hiện được.
• Khi nói đến dung lượng bộ nhớ chính (256 MB, 512
MB, 1G, 2G) thường là nói đến dung lượng của
RAM.


Slide 21

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)
 Bộ nhớ phụ (bộ nhớ ngoài – bộ nhớ thứ cấp): Kho

lưu trữ các chương trình và dữ liệu của người sử
dụng.


Đĩa cứng: Có dung lượng đa dạng từ vài chục MB đến vài
nghìn GB. Loại đĩa thường dùng trong máy tính ngày nay
khoảng từ 40GB đến vài trăm GB.



Đĩa mềm: Loại thông dụng 1.44MB (đường kính 3.5’’), để
đọc/ghi đĩa mềm cần có thiết bị ổ đĩa mềm. Tuy nhiên hiện
nay đĩa mềm dần được thay thế bằng đĩa Flash USB.


Slide 22

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)




Đĩa CD/DVD: CD có dung lượng tối đa khoảng 700MB,
DVD từ 4.7 đến 8GB.
Đĩa Flash USB: Rất thông dụng hiện nay. Dung lượng đa
dạng từ vài MB đến vài chục GB.
Các thiết bị lưu trữ khác: Băng từ, minidisk, zipdisk, flash
memory (SD card, MMC card…)


Slide 23

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)
 Khối xử lý: Gồm một bộ phận gọi là Đơn vị Xử lý Trung

ương (CPU - Central Processing Unit), thực hiện các lệnh
trong các chương trình chứa trong bộ nhớ chính. CPU điều
khiển và phối hợp sự hoạt động của tất cả các bộ phận
trong MT.


Slide 24

Các thành phần cơ bản của máy tính (tt)
 Quá trình hoạt động của CPU như sau:
 Đọc một lệnh của chương trình từ RAM.
 Giải mã lệnh.
 Lấy những dữ liệu cần thiết.

 Thực hiện lệnh.
 Đọc lệnh kế tiếp …

 Mỗi CPU có một tập lệnh riêng. Các chương trình thực

hiện được trên CPU này thường không thực hiện được
trên CPU khác.


Slide 25

Cấu hình máy vi tính
Nhìn từ bên ngoài máy tính thường gồm các thành phần sau:

 Hộp máy chính (Case - Main Unit - System Unit).
 Màn hình (Monitor).
 Bàn phím (Keyboard).
 Chuột (Mouse).
 Loa (Speakers)
 Máy in (Printer).
 Máy quét (Scanner)

Chi tiết đọc thêm “Sổ tay phần cứng 1.0”. Liên hệ chép lại từ giáo viên!!!


Slide 26

Cấu hình máy vi tính (tt)

Máy để bàn (Desktop, Personal Computer)


Slide 27

Cấu hình máy vi tính (tt)

Máy xách tay (laptop, notebook)


Slide 28

Cấu hình máy vi tính (tt)

Máy tính bỏ túi (Pocket PC, Handheld PC)


Slide 29

Cấu hình máy vi tính (tt)
Ổ đĩa mềm(FDD)

Ổ đĩa CD/DVD.

Nguồn nuôi

Ổ đĩa cứng (HDD)
Card mở rộng
Bo mạch chính
(Mainboard)


Slide 30

Cấu hình máy vi tính (tt)
Ví dụ một số cấu hình máy tính:

Cấu hình 1:
Intel P IV 2.26 G/512KB Cache
Mainboard GigaByte 8GE-RZ: Chipset Intel 845GE, S/p 3.06 Ghz,
VGA and Sound Onboard, 3 DDRAM
DDR 256MB bus 333
HDD Maxtor 40GB – 7200 rpm
CDROM LG 52X
FDD Mitsumi 1.4MB
Mouse, Keyboard
Case ATX


Slide 31

Cấu hình máy vi tính (tt)
Cấu hình 2:
HP-Compaq Deskpro DX2100 - Pentium4 3.0Ghz - XP Pro
CPU
Cache
Main board
Ram
Graphic
HDD
FDD
CDROM
Sound
Nic
Monitor 15"
Windows
Warranty

PIV -3.0Ghz HT
1Mb
915GV Chipset
256Mb DDRAM
32Mb on Board
80GB HDD
1.44MB
52X CD
On Board
10/100 PCI Mbps
XP Pro
01 year


Slide 32

Cấu hình máy vi tính (tt)
Cấu hình 3:
- CPU Pentium®4 630(3.0GHz), FSB 800 MHz, Cache 2MB
- Main Intel chipset 915P, FSB 533/ 800MHz, 4DDR400, 4SATA,
Sound & LAN onboard
- Card PCI_Express 128MB chip Geforce
- DDR 512MB (2 x 256MB), bus 400MHz
- HDD 80GB, 7200 rpm, SATA
- FDD 1.44 MB - DVD-ROM 16X
- Monitor Wiscom 17" Flat
- Case Wiscom for Pentium 4, 400W
- Keyboard, Mouse Wiscom PS/2 Optical


Slide 33


Slide 34

Câu hỏi học thi
Giải thích các khái niệm: tin học, dữ liệu, thông tin.
Định nghĩa máy tính. Trình bày đặc điểm lưu trữ và xử lý của máy tính.
Trình bày mô hình làm việc của máy tính. So sánh mô hình này với mô
hình làm việc các loại máy khác.
Giải thích các thuật ngữ: phần cứng, phần mềm, phần mềm hệ thống,
phần mềm ứng dụng.
Vẽ và giải thích mô hình các thành phần chức năng của máy tính.
Giải thích chức năng các khối thành phần của máy tính: khối nhập xuất,
khối nhớ, khối xử lý.
Trình bày hai đặc trưng quan trọng của bộ nhớ.
Trình bày tổ chức của bộ nhớ chính.
Cho biết bộ nhớ phụ thông dụng hiện nay là gì?
Trình bày hiểu biết của anh chị về một mẫu quảng cáo bán máy vi tính.