NƯỚC TRỜI TÌM KIẾM GIA NHẬP CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN John 13, 44-52 SƯU TẦM.

Download Report

Transcript NƯỚC TRỜI TÌM KIẾM GIA NHẬP CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN John 13, 44-52 SƯU TẦM.

NƯỚC TRỜI
TÌM KIẾM
GIA NHẬP
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN
John 13, 44-52
SƯU TẦM
DẤN THÂN TRỌN VẸN
Một nhóm thiếu niên thuộc câu lạc bộ bơi lội Santa Clara
ở Mỹ, đúng 5g30 mỗi sáng chạy đến bờ hồ tập luyện
suốt 12 tiếng đồng hồ, và về nhà ăn sơ sài rồi đến
trường học. Vừa tan học, chúng lại chạy nhanh tới hồ,
tập bơi hai tiếng nữa rồi mới về nhà ăn bữa tối, học bài.
Và điều đáng ngạc nhiên là ngày nào chúng cũng chịu
cực chịu khó tập rèn như thế. Khi được hỏi tại sao chúng
can đảm chịu khó tập rèn như thế, một em trả lời:
-Mục đích của chúng tôi là dự cuộc thi Olympic. Nếu dự
thi mà không đạt thì thi làm gì. Càng tập chúng tôi càng
bơi giỏi hơn, càng chắc đạt được huy chương hơn nên
sự hy sinh là điều dĩ nhiên rồi.
Câu chuyện trên đây dẫn chúng ta đến sứ điệp của
Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay. Muốn làm “công
dân Nước Trời”, chúng ta phải dấn thân triệt để. Không
phải làm như việc ngoài giờ hay như lúc giải trí, mà
phải dấn thân trăm phần trăm, vì nó là ưu tiên số một
trong cuộc đời chúng ta.
Người Kitô hữu cũng giống như các vận động viên
bơi lội Santa Clara, như người buôn ngọc quí, như kẻ
tìm kho báu, phải cống hiến tất cả và dấn thân trọn
vẹn. Nhưng có điểm khác biệt quan trọng giữa người
tín hữu và ba hạng người kia, như thánh Phao lô xác
quyết: “Trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả
mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải.
Anh em hãy chạy thế nào để đoạt được phần thưởng
Phàm là tay đua thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm
vậy là để đoạt được phần thưởng chóng hư, trái lại
chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát”(1Cr.
9, 24-25).
Đó chính là điểm khác biệt lớn lao:“Đoạt phần thưởng
không bao giờ hư nát”. Ngọc quí, kho báu, huy chương
đều là những phần thưởng chóng hư, chỉ có hạnh phúc
Nước Trời là vĩnh viễn, mối mọt không ăn được, kẻ trộm
chẳng lấy đi. Khi người mua được kho báu chết đi, ông
không mang theo được. Lúc người thương buôn mãn
phần, viên ngọc quí không có giá trị gì đối với ông. Và khi
các vận động viên lìa đời, tấm huy chương chỉ còn là một
lưu niệm cho gia đình họ. (Theo “Sunday homilies”)
KHO TÀNG BỊ QUÊN LÃNG
Vincent Van Gogh là một họa sĩ nổi tiếng thế giới. Một hôm ông
bệnh nặng và dĩ nhiên phải gọi bác sĩ đến. Sau thời gian điều trị
lâu dài, ông khỏi bệnh. Nhưng vì không có tiền trả bác sĩ, nên ông
cố gắng vẽ một bức tranh đẹp để tặng. Tuy nhiên ông bác sĩ này
không thích hội họa nên chẳng biết thưởng thức bức tranh. Ông
lấy nó làm tấm chắn cửa sổ. Với thời gian, nắng mưa đã làm cho
bức tranh hư dần và cuối cùng thì mục nát. Về sau người ta tìm
thu tập những bức tranh của Van Gogh. Mỗi bức trị giá hàng trăm
ngàn đô la. Nhưng có một bức không ai tìm lại được. Đó chính là
bức tranh nhà danh họa đích thân vẽ tặng cho bác sĩ.
Lời bàn: Thiên Chúa cũng tặng cho mỗi người chúng ta một kho
tàng vô giá là phẩm vị làm con của Người. Đừng để nó tàn phai
hủy hoại như bức tranh kia.
(Trích “Sợi Chỉ Đỏ”)
KHO TÀNG QUÝ GIÁ
Một hoàng tử giàu sang lại yêu cô gái con của người làm
bánh mì. Mặc dầu bị hoàng tộc phản đối, nhưng anh ta
vẫn lén cưới cô ta làm vợ. Và hai người sống với nhau rất
hạnh phúc.
Nhưng rồi vua cha băng hà. Triều thần vì danh dự của đất
nước, bắt buộc hoàng tử phải chọn một trong hai điều
kiện: hoặc là phải từ khước ngai vàng, hoặc là muốn lên
ngôi vua thì phải dứt bỏ người vợ nghèo hèn đó. Hoàng tử
phân vân buồn rầu, không đành bỏ vợ cũng không muốn
bỏ ngai vàng. Nhưng vì các quan cứ khuyến dụ mãi, nên
đành bỏ người vợ quí mến. Ông nói với vợ:
-Vì vinh dự của đất nước, anh đành phải bỏ em. Em có
thể đem theo cái gì quí nhất đối với em.
Tối hôm đó, hoàng tử ăn bữa cơm cuối cùng trong nước mắt, còn người vợ vẫn
thản nhiên chúc rượu cho chồng, cạn ly này, nàng rót đầy ly khác. Và hoàng tử
cố uống để quên sầu muộn. Đến khi hoàng tử quá say không còn biết gì, nàng lại
vác về nhà. Khi tỉnh lại, hoàng tử ngạc nhiên hỏi:
-Anh đang ở đâu đây?
Nàng tươi cười đáp:
-Anh đang ở tại nhà em. Vì anh đã hứa: Khi về nhà cha mẹ, em được đem theo
vật gì quý giá nhất đối với em. Vật quý nhất đối với em chính là anh.
Câu chuyện vui trên đây nhắc chúng ta ba dụ
ngôn “kho báu ngọc quí và mẻ cá” trong Tin
Mừng hôm nay. Trong muôn vàn giá trị ở đời, kẻ
nào nhìn thấy giá trị nào lớn nhất, quan trọng
nhất thì hy sinh tất cả để chiếm cho bằng được
giá trị cao cả đó.
Trên đời nhiều người dám hy sinh tất cả cho
mục tiêu hay lý tưởng họ chọn. Còn phần các Kitô
hữu chúng ta thì sao? Nước Trời Chúa ban có phải
là cùng đích quí báu nhất, đáng cho ta hy sinh tất
cả những điều khác để đạt cho được hay
không?...(Theo “Lẽ Sống”).
TẠ ƠN CHÚA
Ông Philippô Bôdon Philichet là chủ một hãng phim rất
giàu. Một hôm cái bể nước trong nhà bếp bị hư, ông mời
thợ đến sửa. Anh thợ này trông có vẻ hiền lương. Nhưng
trong khi sửa chữa, anh thỉnh thoảng nhìn ông. Vì ở nhà
một mình, ông cảm thấy sợ. Biết đâu anh ta cho ông một
nhát búa vào đầu rồi cướp hết của cải ông. Song ông cố
gắng trấn an và định gợi chuyện. Anh thợ lại lên tiếng
trước:
-Thưa ông, ông rất cần Thiên Chúa.
Lạ lùng là anh cứ nói mãi câu đó, làm cho ông ngạc nhiên
và cảm thấy lạnh người!...Chúa nhật sau đó, nhằm ngày
28 tháng 8 năm 1951, ông đến nhà thờ xưng tội, dự lễ và
rước Chúa, sau 30 năm không bao giờ bước chân tới nhà
thờ.
Nhiều khi Thiên Chúa dùng phương tiện bất ngờ giúp chúng
ta trở về với Người, để đạt được “bảo vật ,ngọc quí”Người
nói trong Tin Mừng hôm nay. Đúng như lời thánh Phao lô xác
quyết:“Chúng ta biết Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích
cho những kẻ yêu mến Người”. Thật vậy, đối với những người
có tâm hồn cởi mở, sẵn sàng đón nhận và tìm kiếm chân lý
thì mỗi ngày , mỗi giây phút, và mọi biến cố trong cuộc sống
đều là ân huệ của Chúa. Nếu chúng ta biết tỉnh thức nhận ra
những dụng cụ Người dùng, biết đón nhận ân huệ quí báu
qua những sự kiện bất ngờ trong cuộc sống hằng ngày là
chúng ta nhận ra giá trị lớn lao. Vấn đề quan trọng là trung
thành và mau mắn đáp trả những thúc đẩy của ơn Chúa soi
sáng trong tâm hồn. Những hành động trung thành như thế
sẽ đưa dẫn chúng ta về vinh quang Nước Trời. (Theo “Ánh
sáng thế gian”)
BÀ TA THƯƠNG CON NHƯ THẾ ĐẤY
Mẹ Têrêsa Calcutta đã đến Las Vegas năm 1960, để thăm Hội Phụ
Nữ Công Giáo Quốc Gia. Lần thăm viếng này được Cơ Quan Từ
Thiện Công Giáo đài thọ, đã đưa Mẹ rời khỏi Ấn độ lần đầu tiên kể
từ ngày mẹ đến đó năm 1929. Mẹ thuật lại:“Trước khi tôi đến
đây ba tuần, một người nữ bị bệnh lao phổi vào thời kỳ thứ ba đã
đến gặp tôi với đứa con trai nhỏ trên tay tên là Jamal. Bà yêu cầu
tôi:-Mẹ ơi, con đã mắc chứng bệnh khủng khiếp này, chắc chắn
con sẽ chết ngày gần đây. Xin Mẹ thương nuôi con của con, cho nó
một mái ấm và thương yêu nó. Tôi đã nhận lấy đứa trẻ và nói:Ngày nào còn sống, bà hãy đến thăm cháu nếu bà muốn. Và người
đàn bà đó đã đi bộ ít nhất ba đến bốn cây số mỗi ngày để thăm
con. Bà ta thương con như thế đấy. Bà không dám chạm tới con vì
sợ lây nhiễm và khẩn khoản thưa với mẹ:-Mẹ ơi, xin mẹ hãy bồng
con của con trên tay mẹ. Xin mẹ thương nó. Đó là mẹ cứu giúp các
bà mẹ Ấn độ…
Người mẹ trên đây đã nhìn biết con trai bà là “bảo vật, là ngọc
quí, là mẻ lưới”. Bà phải chăm sóc nuôi dưỡng cho nó khôn lớn.
Nhưng vì bệnh hoạn, bà cảm thấy bất lực nên nhờ mẹ Têrêsa
giúp đỡ.
Ước gì mỗi người chúng ta sau khi biết được Nước Trời là của
quí giá nhất mà cảm thấy mình không đủ khả năng đoạt được,
thì biết chạy đến cậy nhờ Chúa thương giúp, cậy nhờ Hội Thánh
nâng đỡ, cậy nhờ người khác trợ lực như người mẹ trong câu
chuyện trên đây.
Mẹ Têrêsa nói:“Ngày hôm nay cũng như trước đây, khi Chúa
Giêsu đến giữa những người thân yêu của Người, Người đến
trong những thân thể hôi thối của người nghèo. Người cũng đến
với những người giầu đang bị ngộp thở trong sự giầu sang của
họ, trong cô đơn của trái tim họ. Chúa đến với bạn và cả với tôi.
Và thường rất thương chúng ta đã để cho Người đi qua mà
không mời gọi tiếp đón Người…
(Theo “Mẹ Têrêsa, biểu tượng của tình thương”)
CẦU NGUYỆN
Lậy Chúa, Nước Trời chỉ dành cho những
ai thành tâm tìm kiếm mà thôi. Xin cho
chúng con biết từ bỏ những danh vọng
vật chất để chỉ lo tìm kiếm hạnh phúc
đích thực. Ước gì mỗi người chúng con
luôn khao khát như thánh Augustinô:
“Hồn chúng con những mong mỏi tìm
kiếm, cho đến khi được nghỉ yên trong
Chúa”