Lc.2, 12-40 LỄ THÁNH GIA THẤT Sưu Tập: Lm. Hồ Bac Xái PowerPoint: Nguyễn Xuân Hiếu GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN Một trong những việc gia.

Download Report

Transcript Lc.2, 12-40 LỄ THÁNH GIA THẤT Sưu Tập: Lm. Hồ Bac Xái PowerPoint: Nguyễn Xuân Hiếu GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN Một trong những việc gia.

Lc.2, 12-40
LỄ THÁNH GIA THẤT
Sưu Tập: Lm. Hồ Bac Xái
PowerPoint: Nguyễn Xuân Hiếu
GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN
Một trong những việc gia đình làm để thờ phượng Chúa là đọc kinh
cầu nguyện.
Tạp chí Reader’s Digest của Hoa Kỳ có đăng một bài báo tựa đề:
“Thăm dò gia đình”, gồm 12 câu hỏi. Một trong những câu hỏi đó như
sau: “Dịp một lễ của gia đình, bạn có mời khách đến dự, bạn có thấy
thoải mái dễ dàng yêu cầu mọi người trong gia đình bạn đọc kinh
không?” Câu hỏi này khiến chúng ta phải lưu ý đến một việc chính
yếu của gia đình biết noi gương Thánh Gia Thất, siêng năng cầu
nguyện để thờ phương Chúa.
Cầu nguyện trong gia đình có thể thực hiện dưới ba hình thức:
1.Cầu nguyện riêng tư, cá nhân. Mỗi người cầu nguyện riêng với
Chúa. Như người Cha cầu nguyện khi đi làm… Chúa Giêsu thường
cầu nguyện theo hình thức này.
2. Mọi người trong gia đình cũng cầu nguyện, như cầu nguyện khi
mọi người tề tựu chung quanh bàn ăn, nhất là trước bàn thờ tối
sáng… Chúa Giêsu cũng thường cầu nguyện theo cách này: như
trong Bữa Tiệc Ly (Lc.9,16), với hai môn đệ Emmau (Lc.24,30)
3. Cầu nguyện với cộng đoàn, cùng với các gia đình khác trong một
xóm đạo hay trong nhà thờ… Chúa Giêsu cũng nêu gương cầu
nguyện theo hình thức này. (Lc.4,6)
---------Lễ Thánh gia hôm nay là dịp hy hữu để chúng ta tự vấn về việc cầu
nguyện trong gia đình của chúng ta. Nói cụ thể hơn là chúng ta (gồm
cả ông bà, cha mẹ, con cháu trong gia đình) có đọc kinh cầu nguyện
không? Đọc kinh cầu nguyện sốt sắng không? Đọc kinh cầu nguyện
thường xuyên không?
KHÔNG CÓ THÌ GIỜ
Một linh mục đang kiểm điểm tình hình sống đạo trong giáo xứ. Ngài
hỏi một gia đình:
-Chúng con có thường xuyên cầu nguyện chung trong gia đình
không?
Người gia trưởng trả lời:
-Thưa Cha, chúng con bận việc quá, không có giờ đọc kinh cầu
nguyện.
-Giả như con biết đứa con nào của con sẽ bị bệnh nếu chúng con
không cầu nguyện, thì gia đình chúng con có cầu nguyện không?
-Ồ chắc chúng con sẽ cầu nguyện.
-Giả như con biết ngày nào gia đình chúng con lười biếng cầu
nguyện thì một đứa con phải bị tai nạn. Các con có cùng cầu nguyện
không?
-Tất nhiên chúng con sẽ cầu nguyện.
-Giả như ngày nào chúng con không đọc kinh cầu
nguyện thì phạt năm chục ngàn. Chúng con có bỏ việc
cầu nguyện không?
-Chắc chúng con không dám bỏ cầu nguyện. Nhưng
thưa Cha, Cha hỏi như thế có ý gì?
-Vì con nói không có thời giờ cầu nguyện, tại con chưa
xác tín rằng: nhờ lời cầu nguyện Chúa sẽ ban mọi ơn
lành cho vợ cùng con cái con. Chúa sẽ cứu giúp gia đình
con khỏi mọi gian nan thử thách. Nhất là con sẽ chu toàn
bổ phận thờ phượng Chúa theo gương Thánh gia Thất.
(Theo “Minh họa Lời Chúa”)
LỜI CẦU NGUYỆN RẤT HIỆU NGHIỆM
Một đứa trẻ nhờ cha mẹ dạy và làm gương, nên luôn giữ
thói quen đọc kinh trước khi đi ngủ. Ngày nọ em bị bệnh
nặng phải vào nằm bệnh viện. Bác sĩ cho biết em phải qua
một cuộc phẫu thuật mới hỏi bệnh. Trước khi tiêm thuốc
mê để mổ, bác sĩ cho em biết: em sẽ ngủ một giấc thật lâu.
Nghe noi đến ngủ, em xin bác sĩ chờ em một chút, để em
cầu nguyện như thường lệ. Và em kết thúc lời nguyện
bằng cầu:
-Lạy Chúa, xin cho con mau hết bệnh.
Sau đó em tự nằm xuống cho bác sĩ thi hành việc của
ông… Khi thức dậy, câu hỏi đầu tiên của em là:
-Thưa bác sĩ, cháu có lành bệnh không?
Bác sĩ nhìn em và cảm động nói:
-Cháu hãy để Chúa lo liệu… Điều bác tin chắc là lời cầu nguyện
của cháu rất hiệu nghiệm. Chúa đã cứu được một người là chính
bác. Từ lâu bác không đến nhà thờ, không đọc kinh cầu nguyện,
cũng chẳng bao giờ nhớ đến Chúa. Nhưng hôm nay khi cháu cầu
nguyện sốt sắng, Chúa đã đánh động lòng bác. Sáng sớm hôm
nay, bác đã đến nhà thờ xưng tội rước lễ và đọc kinh cầu nguyện.
-------Lời cầu nguyện chẳng những để thờ phượng Chúa theo gương
Thánh Gia Thất, mà còn cứu được chính mình và kẻ khác phần
hồn phần xác.
(Theo “Minh họa Lời Chúa”).
QUÀ TẶNG
Đức Tổng Giám Mục Milan ở phía Bắc nước Ý có kể câu
chuyện:
Vào dịp lễ Giáng Sinh có đông trẻ em, Chúa Giêsu đến với các
em. Thấy Chúa, các em mừng quá, vỗ tay treo hò vang dội.
Bỗng có một em xin Chúa tặng quà mừng Sinh Nhật của Chúa.
Và tất cả các em khác đồng thanh hưởng ứng. Chúa Giê su có
vẻ suy nghĩ lo lắng một lúc, vì dường như Người nghèo quá
không có quà tặng. Rồi Người mỉm cười giang rộng hai tay ra
ôm các trẻ. Nhưng các em vẫn chờ đợi quà. Một em nói với
đứa bạn bên cạnh:
-Ngài không tặng quà cho mình đâu. Thật đúng như lời người
ta nói:
Tôn giáo không có ích gì, vì nó đâu có mang lại cho chúng
ta món quà nào.
Nhưng em đó trả lời:
-Khi Chúa Giê su giang rộng hai tay ôm lấy chúng ta là
Ngài ban tặng chính Ngài cho chúng ta. Chính Ngài là quà
tặng cho chúng ta đó. Chúng ta noi gương Thánh Gia Thất
cầu nguyện. Thay vì ban ơn này ơn khác cho chúng ta,
Chúa Cha đã ban Con Một của Người cho chúng ta. Và
chính Chúa Giêsu là quà tặng cho chúng ta, yêu thương
gia đình chúng ta, chịu chết cứu gia đình chúng ta, sống lại
và lên trời để dọn chỗ sẵn cho gia đình chúng ta…
(Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập 1)
DUNG MẠO CHÚA CỨU THẾ
Ngày nọ hoàng đế của một nước hùng cường thình vượng triệu tập
các nghệ nhân các nước đến dự cuộc thi, mô tả dung mạo hoàng
đế.
Các nghệ nhân Ấn Độ, Acmêni, Ai cập mang đầy đủ vật liệu và dụng
cụ đến. Còn nghệ nhân Hy Lạp chỉ mang vỏn vẹn thuốc đánh bóng.
Mỗi phái đoàn thi thố tài năng trong một phòng riêng. Đến ngày giờ
ấn định, hoàng đế và đoàn tùy tùng đến từng phòng chấm điểm, ông
hết sức khen ngợi các nghệ nhân Ấn độ đã vễ chân dung ông đặc
sắc, các nghệ nhân Acmêni và Ai cập điêu khắc dung mạo ông cũng
không khém sắc sảo. Nhưng khi đến phòng các nghệ nhân Hy Lạp,
nhà vua chẳng thấy gì, chỉ có bức tường của căn phòng được đánh
bóng sáng chói, đến độ ông nhìn vào thì thấy chân dung mình rõ né
t. Thế là giải nhất thuộc về các nghệ nhân Hy Lạp.
Muốn mang lại dung mạo Chúa Kitô, cần đánh bóng lòng mình cho
sạch mọi vết nhơ. Một khi tâm hồn đã được đánh bóng sáng ngời,
chúng ta sẽ thấy dung mạo Chúa Kitô rạng ngời trong đó.
Lúc Thánh Giuse và Đức Mẹ dâng Chúa Hài Nhi trong đền thờ, có
biết bao tư tế và luật sĩ ở đó thông thạo Kinh Thánh, am tường các
lời ngôn sứ, nhưng họ không nhận ra Chúa, duy chỉ có ông Simêon
và bà Anna nhận ra dụng mạo Chúa Cứu Thế. Sở dĩ hai người này
nhận ra Chúa Cứu Thế là vì họ đã mài bóng đời mình bằng đạo đức
và bằng lời cầu nguyện, việc hi sinh hãm mình hằng ngày trong Đền
Thờ. Lễ Thánh Gia mời gọi chúng ta nhìn vào các gia đình. Truyền
thống tốt đẹp gia đình ngày càng sa sút: ly thân, ly dị, phá thai, mại
dâm, trẻ bụi đời, ma túy ngày càng gia tăng!... Gia đình là nền tảng
của xã hội và Giáo Hội. Nếu gia đình không lành mạnh, làm sao xã
hội và Giáo Hội tốt đẹp?!... (Theo “Như Thầy đã yêu”).
Lậy Chúa,
Xin cho các bậc gia
trưởng, các hiền
mẫu, các bậc con
cái luôn chu toàn
vai trò của mình.
Nhờ đó gia đình
hạnh phúc, Thiên
Chúa được vinh
danh, xã hội được
an bình.