Powerpoint Slide Show

Download Report

Transcript Powerpoint Slide Show

Mt. 22, 34-40
CN 30 TN A
ĐIỀU RĂN NÀO TRỌNG NHẤT?
Sưu Tập: Lm. Hồ Bac Xái
PowerPoint: Nguyễn Xuân Hiếu
PHÚC ÂM
Tin mừng theo thánh Mátthêu: Mt. 22, 34-40
Khi nghe tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Sa-đốc
phải câm miệng, thì những người Pharisêu họp
nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi
Chúa Giêsu để thử người rằng: "Thưa Thầy, trong
sách luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?"
Đức Giêsu đáp: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa,
Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và
hết trí khôn ngươi." Đó là điều răn lớn nhất và điều
răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống
điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như
chính mình. Tất cả luật Môsê và các sách ngôn sứ
đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy".
GIỚI RĂN TRỌNG NHẤT
Một thanh niên bị công an tầm nả gắt gao. Trên đường tẩu
thoát, anh xin tá túc trong một xóm đạo. Giáo dân che giấu
anh tận tình. Nhưng thấy công an đến lục soát và hăm dọa
nếu không bắt được người thanh niên đó, họ sẽ thiêu rụi
xóm đạo và giết chết hết nên giáo dân sợ tìm đến hỏi ý
kiến cha xứ. Cha vừa thương người thanh niên vừa sợ cho
giáo dân nên không quyết định ngay được. Cha vào phòng
đọc Kinh Thánh mong tìm được giải pháp. Cha tìm thấy
ông Caipha nói về cái chết của Chúa Giêsu: "Thà một
người chết còn hơn cả một dân tộc bị tiêu diệt". Tin đó là
Lời Chúa soi sáng, cha bảo giáo dân nộp người thanh niên
cho công an và anh bị xử tử. Cái chết của anh thanh niên
mà cha biết là vô tội đã dày vò tâm trí cha. Cha giam mình
trong phòng để sám hối.
Một sứ thần đến tra vấn cha. Cha đáp:
- Tôi đã nộp người thanh niên đó cho kẻ thù.
Sứ thần tiết lộ cho cha biết:
- Người thanh niên đó chính là Chúa Giêsu.
Lời tiết lộ của sứ thần làm cho cha càng bối
rối thêm. Thấy vậy, sứ thần dẫn giải:
- Phải chi thay vì đọc Kinh Thánh, ông đến
thăm người thanh niên, và nhìn vào mắt anh, ông
sẽ nhận ra ông ta là ai.
Phải chi thay vì đọc Kinh Thánh, ông đến thăm
người thanh niên, và nhìn vào mắt anh, ông sẽ
nhận ra ông ta là ai. Chắc chắn anh ta là Chúa
Giêsu, vì Chúa Giêsu đã chẳng đồng hóa với tha
nhân đó sao?
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu bảo: "Người
phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi
hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là
điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều
răn thứ hai cũng giống điều răn ấy, là ngươi hãy
yêu người thân cận như chính mình" (Mt. 22, 3739).
Mến Chúa là thương người. Thương người là
mến Chúa, vì Chúa đã đồng hóa với tha nhân, và
mỗi người là hình ảnh Chúa. Chính vì thế, thánh
Gioan đã xác quyết: "Kẻ nào bảo mình mến Chúa
mà không thương người là nói dối. Vì tha nhân
mình thấy trước mắt mà không thương thì làm sao
mến Chúa mình không thấy được" (1 Ga. 4,20).
Câu chuyện trên đây nhắc chúng ta hai giới răn
chính yếu Chúa Giêsu dạy trong Tin Mừng hôm
nay. Đó là "mến Chúa yêu người". Không thể kính
mến Chúa mà ghét bỏ con người. Cũng không thể
yêu mến con người mà từ bỏ Chúa.
Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống
hình ảnh Người, để con người nhận ra mình trong
anh em và mến người anh em như chính mình.
Như thế "mến Chúa yêu người là một giới răn duy
nhất cao trội". Hễ kính mến Thiên Chúa là yêu
thương anh em. Nếu không yêu anh em thì không
thể nhìn nhận Thiên Chúa và kính mến Người
được. (Theo "Phút cầu nguyện cuối ngày", tập III)
NGƯỜI TA THƯƠNG YÊU ÔNG CHỪNG NÀO
Một cuốn phim nói về cậu bé 7 tuổi với ông nội giàu có và
đang quản lý nhiều công nhân. Ông là con người ích kỷ,
độc ác, bắt công nhân làm việc cực nhọc và nhiều giờ để
trục lợi, mà trả lương rất kém. Những ai đã làm việc cho
ông đều than phiền ông, nhưng vì không có việc làm nên
đành phải chịu vậy.
Trong khi đó, cậu bé quá thần tượng ông mình, nên
không nhận ra điều đó. Cậu lại nghĩ ông mình là người
quảng đại nhân từ. Cậu thường nói với ông:
- Nội ơi! Người ta thương nội biết dường nào. Vì nội
nhân từ quảng đại với họ. Con dám chắc người ta thương
nội như con thương nội vậy.
Tình yêu và lời nhắc nhở của cậu bé lần hồi thay đổi
được lòng ông lão. Ông đã trở nên người quảng đại nhân
ái như đứa cháu ông nghĩ về ông.
Câu chuyện trên đây cho chúng ta thấy tình yêu của
Chúa Giêsu có thể thay đổi tâm hồn chúng ta, và ban cho
chúng ta sức mạnh thực thi bác ái đối với tha nhân và lòng
mến đối với Thiên Chúa.
Việc làm biểu lộ tình yêu rõ rệt và cao cả nhất của Chúa
Giêsu là chết treo trên khổ giá.
Trước hết, nó là dấu chỉ gây ấn tượng sâu sắc về tình
yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta, vì "không có tình yêu
nào cao cả hơn tình yêu của người hiến mạng sống vì bạn
hữu mình" (Ga. 15,13). Kế đến, việc Chúa Giêsu đóng
đinh mời gọi chúng ta đến với tình yêu. Người bảo chúng
ta: "Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu
thương các con" (Ga. 15,12). Người dạy chúng ta biết:
chúng ta có thể hy sinh giúp đỡ kẻ khác như người đã hiến
mạng sống vì phần rỗi chúng ta.
Sau cùng, ngoài dấu chỉ tình yêu, lời mời gọi đến tình yêu,
thập giá Chúa Giêsu còn mạc khải cho chúng ta biết tình
thương kéo theo đau khổ: yêu thương giúp đỡ kẻ khác sẽ
đem lại đau khổ mất mát cho chính mình, như Chúa Giêsu
vì thương chúng ta, để cứu rỗi chúng ta phải chịu chết trên
khổ giá.
Như thế, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy cho
chúng ta biết điều răn trọng nhất trong đạo là "mến Chúa
yêu người". Và Người mời gọi chúng ta thực thi điều răn
đó, bằng cách nêu gương cho chúng ta khi Người chịu
chết treo trên thập giá, để làm dấu chỉ tình yêu của Người,
để mời gọi chúng ta đến tình yêu và mặc khải cho chúng
ta biết tình yêu luôn luôn kéo theo đau khổ mất mát.
(Theo "Sunday homilies").
THỊ KIẾN HAY PHỤC VỤ
Đã nhiều năm một vị tu sĩ cao tuổi cầu xin Chúa hiện ra
củng cố niềm tin cho ông nhưng chưa được Chúa nhận lời.
Trong lúc ông buồn phiền thất vọng thì Chúa hiện ra. Ông
mừng quá, quỳ gối tiếp kiến Chúa!... Bỗng hồi chuông tu
viện báo hiệu giờ phút phát chẩn cho người nghèo đã đến,
và ông là người có trách nhiệm đó. Làm sao đây? Ở lại tiếp
kiến Chúa hay đi giúp đỡ người nghèo? Ông suy nghĩ một
lúc rồi xin phép Chúa đi làm bổn phận.
Khi làm xong bổn phận, ông trở về phòng, vẫn nuối
tiếc vì không được diện kiến Chúa như lòng ước nguyện.
Nhưng khi mở cửa phòng, ông không thể tin vào mắt mình:
Chúa còn ở đó chờ ông, ông mừng rỡ quỳ xuống cảm tạ
Chúa. Chúa liền nói:
- Nếu con không đi phát chẩn cho người nghèo. Ta
không ở lại đây chờ con
Câu chuyện trên đây minh họa tuyệt vời giáo
huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm
nay: "Con hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa
của con hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn
con, và hãy yêu người thân cận như chính
mình con" (Mt. 22, 37-39). Vị tu sĩ lão thành
trên đây đã làm đúng ý Chúa Giêsu. Ông đã
học được phương thế tốt nhất để kính mến
Chúa. Kính mến Chúa không nhất thiết phải từ
bỏ mọi sự, phải quay lưng lại với tha nhân, mà
thực hiện điều căn bản nhất là phục vụ tha
nhân, nhất là những người nghèo khổ bất
hạnh.
Một Kitô hữu vĩ đại thời nay là Albert Schweizer, người
đã từ biệt những buổi hòa nhạc nổi tiếng ở Châu Âu đi
làm bác ái thừa sai phục vụ người nghèo ở Phi Châu đã
nói: "Tôi không biết bạn kính mến Chúa bao nhiêu. Tôi
chỉ biết một điều là ai biết tìm và thấy cách thức phục vụ
tha nhân thì mới thực sự kính mến Chúa như lời thánh
Gioan khẳng định: "Nếu ai nói: tôi yêu mến Thiên Chúa
mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối, vì ai
không thương người anh em mà họ trông thấy, thì
không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông
thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ
Người: ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh
em mình" (1 Ga. 4, 20-21). (Theo "Thiên đàng là thế
đó").
YÊU NGƯỜI KHÔNG THẤY MẶT
Một trung úy Hải quân Hoa Kỳ thuật lại:
Qua mục "Tìm bạn bốn phương" trong báo
chí, anh quen được một người con gái ở New
York. Sau một thời gian thư từ qua lại, hai người
yêu nhau. Nhưng có điều là chàng trung úy không
vui là cô gái không bao giờ gởi hình cô cho anh,
và anh muốn biết mặt cô. Cô giải thích:
- Nếu anh yêu em thực sự, thì diện mạo bên
ngoài của em đâu phải là quan trọng. Giả như em
đẹp, em sợ rằng anh yêu em chỉ vì sắc đẹp, đó là
điều làm cho em thất vọng. Ngược lại nếu em xấu
thì sao? Anh có yêu em không?...
Khi nào anh về New York, anh sẽ thấy em, và lúc
đó anh sẽ quyết định.
Và họ hẹn gặp nhau tại ga xe lửa New York.
Vừa đến điểm hẹn, chàng trung úy gặp ngay cô
gái đang đứng chờ mình. Anh chưa kịp tự giới
thiệu thì cô ta đã lên tiếng:
- Thưa ông, tôi không biết có chuyện gì giữa
ông và cô gái đang đứng bên kia đường. Vừa thấy
ông, cô ấy đã vội vã sang đó, và nhờ tôi gặp ông
nói dùm: Cô ấy chờ ông ở trong quán bên kia
đường.
Chàng trung úy vội vã sang bên kia đường,
đến quán ăn nơi người yêu đang chờ đợi. Và họ
đã gặp nhau vui mừng phở lở.
Câu chuyện trên đây nói lên tình yêu giữa
người với người. Cuộc sống của người Kitô
hữu chúng ta cũng như một cuộc tình, trong
đó chúng ta yêu thương một người mà
chúng ta chưa hề thấy mặt. Người tình
không chân dung đó chính là Thiên Chúa.
Trước khi chúng ta thấy mặt diện đối diện,
trước khi cho chúng ta chiêm ngắm dung
nhan Người, Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta
qua dung mạo của người anh em đồng loại
chúng ta.
Do đó, cuộc sống của chúng ta tại thế cũng
giống như cuộc tập dợt yêu thương từ một
tình cảm vị kỷ, tình yêu của chúng ta ngày
càng được thanh luyện để trở nên siêu
nhiên hơn. Qua bao nhiêu người đồng loại
chúng ta gặp mỗi ngày, Thiên Chúa không
ngừng đến với chúng ta. Một tình yêu đích
thực mà muốn chứng tỏ với Chúa sẽ được
đo lường qua chính tình thương mà chúng ta
thể hiện với tha nhân, nhất là qua những
người mà tự nhiên không bao giờ chúng ta
muốn tìm đến gặp gỡ.
Có thực hiện được như thế, chúng ta mới tuân giữ
được giới răn trọng nhất mà Chúa Giêsu dạy chúng
ta trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta hoàn thành
bổn phận đối với Chúa và với đồng loại. Khi đó
chúng ta mới xứng đáng lời Chúa Giêsu mời gọi:
"Hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho
các con ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta
đói các con đã cho ăn; Ta khát các con đã cho
uống; Ta là khách lạ các con đã tiếp rước; Ta trần
truồng các con đã cho mặc; Ta đau yếu các con đã
chăm nom; Ta ngồi tù các con đã đến viếng" (Mt.
25, 34-36)
(Theo "Phút cầu nguyện cuối ngày", tập IV).
Lậy Thiên Chúa của Tình yêu,
Con Cha đã tóm tắt tất cả mọi
qui luật của Cha trong hai giới
răn là: Chúng con phải yêu
mến Thiên Chúa và yêu mến
người khác. Chính bản thân
Người cũng đã sống trọn vẹn
hai giới răn này.
Xin cho chúng con biết đi theo
gương mẫu của Người