Quản lý thuê bao di động trả trước

Download Report

Transcript Quản lý thuê bao di động trả trước

QUẢN LÝ THUÊ BAO DI ĐỘNG TRẢ TRƯỚC
Đông Hà-Quảng Trị, Tháng 4 năm 2013
Trình bày: Nguyễn Tuấn Vinh
Phòng Cơ sở Hạ tầng và Kết nối
Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông
NỘI DUNG
Mục đích, mục tiêu của công tác quản lý thuê
bao di động trả trước
Một số nội dung tiêu biểu của Thông tư 04
Phương hướng quản lý và các chính sách liên
quan đến công tác quản lý thuê bao di động trả
trước
Hỏi và giải đáp
©Cục Viễn thông 2012
www.vnta.gov.vn
2
Mục đích của công tác quản lý thuê
bao di động trả trước
 Nhằm phát triển lành mạnh, bền vững thị trường viễn thông di động Việt
Nam;
 Hạn chế được được việc lợi dụng dịch vụ di động trả trước vào các hoạt động
gây mất an ninh và trật tự xã hội;
 Hạn chế việc phát triển thuê bao ảo;
 Tăng cường hiệu quả việc sử dụng kho số thuê bao di động;
 Tăng cường độ chính xác, tin cậy của thông tin thuê bao;
 Chấm dứt việc mua bán, lưu thông các SIM trả trước đã kích hoạt sẵn khi
chưa đăng ký thông tin thuê bao hoặc đăng ký thông tin không theo quy định;
 Chấm dứt việc sử dụng SIM đa năng để đăng ký thông tin thuê bao;
 Yêu cầu các điểm đăng ký thông tin thuê bao phải đáp ứng đủ các điều kiện
về pháp lý, địa điểm mặt bằng và trang thiết bị tối thiểu;
©Cục Viễn thông 2012
www.vnta.gov.vn
3
Một số nội dung tiêu biểu của TT 04
1. Đối tượng áp dụng:
 Cơ quan hành chính nhà nước các cấp có liên
quan trực tiếp đến hoạt động quản lý và sử
dụng dịch vụ di động trả trước;
 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di
động;
 Đại lý phân phối SIM thuê bao;
 Chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao;
 Chủ thuê bao di động trả trước.
2. Các định nghĩa, khái niệm mới
• Đại lý phân phối SIM thuê bao:
– Là tổ chức, cá nhân giao kết HĐ với DN di
động
– Hoặc với Đại lý phân phối SIM thuê bao có
giao kết HĐ với DN di động làm đại lý để bán
lại SIM cho các tổ chức, cá nhân khác.
• SIM có ba loại sau:
– SIM chưa đăng ký thông tin thuê bao;
– SIM đã đăng ký thông tin thuê bao;
– SIM đa năng;
3. Các hành vi bị cấm
• Sử dụng CMND hoặc HC của người khác để đăng kýTTTB.
• Sử dụng CMND hoặc HC của mình để đăng ký TTTB cho người
khác (trừ trường hợp bảo lãnh đăng ký cho người dưới 14 tuổi).
• Kích hoạt dịch vụ di động trả trước cho thuê bao khi chính chủ
thuê bao vẫn chưa thực hiện việc đăng ký TTTB theo quy định.
• Mua bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt sẵn
dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng ký TTTB theo quy định
(chưa đăng ký TTTB hoặc đăng ký TTTB không theo quy định).
• Tiết lộ, sử dụng thông tin thuê bao di động trả trước trái pháp
luật.
• Mua bán, lưu thông, sử dụng SIM đa năng để đăng ký TTTB
thông tin thuê bao, thiết bị có chức năng kích hoạt SIM thuê bao
không cần phải bẻ SIM.
4. Đối tượng đăng ký
• Chủ thuê bao mua SIM mới để sử dụng
dịch vụ di động trả trước.
• Chủ thuê bao đang sử dụng dịch vụ di
động trả trước nhưng chưa đăng ký thông
tin thuê bao.
• Chủ thuê bao thay đổi thông tin thuê bao
đã đăng ký.
5. Thông tin chủ thuê bao phải cung cấp
tại điểm đăng ký TTTB
– Số thuê bao,
– Xuất trình CMND (hoặc HC) đối với người có quốc tịch Việt
Nam;
– HC đang còn thời hạn sử dụng đối với người có quốc tịch
nước ngoài
– Giấy giới thiệu cùng với bản sao Giấy ĐKKD hoặc GP thành
lập của cơ quan, tổ chức đối với người đại diện cho cơ quan,
tổ chức cho nhân viên hoặc chủ điểm đăng ký thông tin thuê
bao
– Điền thông tin đăng ký vào “Bản khai thông tin thuê bao di
động trả trước” theo mẫu thống nhất do doanh nghiệp ban
hành.
6. Bản khai TTTB di động trả trước tối
thiểu phải có đầy đủ thông tin dưới đây:
– Số máy thuê bao đầy đủ (mã mạng và số thuê bao);
– Họ và tên đầy đủ của chủ thuê bao (theo chứng minh nhân
dân hoặc hộ chiếu);
– Ngày tháng năm sinh của chủ thuê bao;
– Số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, nơi cấp, ngày
cấp của chủ thuê bao (đang còn trong thời hạn sử dụng).
– Quốc tịch của chủ thuê bao (đối với người nước ngoài);
– Số hộ chiếu, nơi cấp, ngày cấp của chủ thuê bao đang còn
trong thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài);
– Thị thực (Visa) còn thời hạn lưu hành tại Việt Nam.
– Tên gọi và địa chỉ giao dịch của cơ quan, tổ chức theo giấy
giới thiệu (đối với người đứng tên đại diện cho tổ chức);
7. Quy trình tiếp nhận thông tin thuê bao
Thông tin không chính xác
TB DĐTT
Bản sao CMND, HC
Bản gốc để đối chiếu
Sao, quét CMND, HC
Bản khai TTTB DĐTT
Điểm ĐK TTTB
Kiểm tra
& đối chiếu
Điểm ĐK TTTB
- Tên
- Địa chỉ
12 h
Sau 72 h từ khi hoàn thành
ĐK TTTB nếu không kích
hoạt TTTB bị xóa
Thông tin
chính xác
Thời gian lưu trữ
- Bản khai TTTB > 12 tháng
- Bản sao CMND, HC > 12 tháng (HC), > 5 năm (SC)
CSDL tập chung
Của DN di động
Đáp ứng
việc kích hoạt d/v
cho thuê bao
CSDL của
CQQL NN
8. Điểm đăng ký thông tin thuê bao
• Việc đăng ký thông tin thuê bao được thực hiện tại:
– Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ
của doanh nghiệp viễn thông;
– Điểm đăng ký thông tin thuê bao được doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ di động ký hợp đồng ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin
thuê bao.
• Điều kiện đối với Điểm đăng ký thông tin thuê bao:
– Điều kiện về pháp lý:
• Đối với chủ điểm ĐK TTTB là cá nhân, phải là người có quốc
tịch Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có giấy CMND hoặc HC hợp lệ
và còn thời hạn theo quy định;
• Đối với chủ điểm ĐK TTTB là doanh nghiệp phải có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ;
• Có cam kết thực hiện đúng các quy định về quản lý thuê bao di
động trả trước với DN di động ký hợp đồng ủy quyền tiếp nhận
đăng ký thông tin thuê bao.
Điều kiện đối với điểm ĐK TTTB (tiếp)
• Điều kiện tối thiểu về địa điểm và nhân viên giao dịch:
– Có địa điểm đăng ký thông tin thuê bao cố định, địa chỉ cụ
thể, rõ ràng, có mặt bằng dành riêng, có quyền sử dụng hợp
pháp
– Có DT mặt bằng dành riêng tối thiểu là 20m2 đối với các
điểm ĐK TTTB tại các phường thuộc các quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh;
– Có diện tích mặt bằng dành riêng tối thiểu là 10m2 đối với
các điểm ĐK TTTB tại các xã tại các vùng còn lại;
– Có niêm yết quy trình và thủ tục ĐK TTTB;
– Nhân viên giao dịch và chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao
được DN di động tập huấn, đào tạo về quy trình, thủ tục đăng
ký thông tin thuê bao.
Điều kiện đối với điểm ĐK TTTB(tiếp)
• Điều kiện tối thiểu về trang thiết bị:
– Có trang bị máy tính chứa phần mềm lưu giữ, đăng
ký, quản lý thuê bao và được kết nối với doanh
nghiệp viễn thông để truyền thông tin thuê bao về cơ
sở dữ liệu của doanh nghiệp viễn thông;
– Có trang bị máy Photocopy hoặc máy Scan đối với
các điểm đăng ký thông tin thuê bao tại các phường
thuộc các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Có biển hiệu Điểm đăng ký thông tin thuê bao.
• DN di động chỉ được ký hợp đồng ủy quyền với cá nhân,
doanh nghiệp có đầy đủ các điều kiện theo quy định trên.
9. Sử dụng hiệu quả kho số di động
 Mỗi cá nhân chỉ được sử dụng số CMND, HC để đăng
ký tối đa (03) số thuê bao di động trả trước của mỗi
mạng thông tin di động.
 Trường hợp cá nhân là người đứng tên đại diện cho
cơ quan tổ chức chỉ được sử dụng số CMND, HC để
đăng ký tối đa (100) số thuê bao di động trả trước của
mỗi mạng thông tin di động.
 Thời gian doanh nghiệp lưu giữ số của thuê bao trên
hệ thống sau khi thuê bao đã bị khoá 02 chiều là 30
ngày. Sau thời gian trên số thuê bao sẽ được tái sử
dụng.
 Sau 72 giờ kể từ khi hoàn thành ĐK nếu không kích
hoạt sử dụng dịch vụ thì TTTB đã ĐK sẽ bị hủy.
10. Kiểm tra thông tin thuê bao
Dưới hai hình thức:
Chủ thuê bao truy cập trên Website của DN di động để kiểm
tra, biết được thông tin thuê bao của chính số thuê bao mà
mình đang sử dụng. Phương thức kiểm tra phải bảo đảm bí
mật thông tin cho người sử dụng theo nguyên tắc là thuê bao
chỉ kiểm tra được thông tin của số thuê bao đang sử dụng
nhưng không kiểm tra được thông tin của các số thuê bao
khác.
Chủ thuê bao nhắn tin theo cú pháp TTTB gửi 1414. Sau khi
nhận được bản tin từ chủ thuê bao gửi, DN di động phải gửi
lại bản tin thông báo cho chủ thuê bao biết TTTB đã ĐK của
chính số thuê bao đó bao gồm các nội dung chính sau: họ và
tên; ngày sinh; số chứng minh nhân dân; nơi cấp.
11. Trách nhiệm của Bộ & Sở TTTT
• Bộ Thông tin và Truyền thông:
– Xây dựng hệ thống kỹ thuật kết nối tới các DN dịch vụ di động
phục vụ việc thu thập, lưu giữ, quản lý số liệu thuê bao di động.
• Sở Thông tin và Truyền thông:
– Khi thanh kiểm tra phát hiện được chủ điểm ĐK TTTB trên địa
bàn vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm có văn bản yêu cầu DN
di động chấm dứt hợp đồng uỷ quyền với chủ điểm ĐK TTTB,
đồng thời thông báo cho các DN di động khác chấm dứt hoặc
không được ký hợp đồng ủy quyền đối với chủ điểm ĐK TTTB
này;
– Khi thanh kiểm tra phát hiện được chủ điểm ĐK TTTB trên địa
bàn vi phạm các quy định về điều kiện đối với điểm ĐK TTTB,
có văn bản yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động
chấm dứt hợp đồng uỷ quyền với chủ điểm đăng ký thông tin
thuê bao.
12. Trách nhiệm của DN di động
• Đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật CSDL;
• Kết nối với CSDL của CQQL NN chuyên ngành về viễn thông và an
ninh quốc gia.
• Triển khai điểm đăng ký thông tin thuê bao:
– Tại mỗi phường, xã trên cả nước các DN chiếm thị phần khống
chế (SMP) phải triển khai ít nhất một điểm ĐK TTTB bằng một
trong các hình thức sau đây:
• Tự triển khai;
• Hợp tác với DN di động khác để cùng triển khai;
• Ký HĐ ủy quyền cho TCT BCVN, Cty CP BC Viettel, TT BC
Sài Gòn triển khai điểm đăng ký thông tin thuê bao tại các Bưu
cục, điểm Bưu điện Văn hóa xã;
• Ký HĐ ủy quyền cho các DN di động khác;
12. Trách nhiệm của DN di động (tiếp)
• Tại mỗi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các DN
SMP phải tự triển khai ít nhất một điểm ĐK TTTB của DN.
Các DN di động khác phải triển khai ít nhất một điểm ĐK
TTTB bằng một trong các hình thức sau đây:
– Tự triển khai;
– Hợp tác với DN di động khác để cùng triển khai;
– Ký HĐ ủy quyền cho TCT BCVN, Cty CP BC Viettel, TT
BC Sài Gòn triển khai điểm đăng ký thông tin thuê bao
tại các Bưu cục, điểm Bưu điện Văn hóa xã;
– Ký HĐ ủy quyền cho các DN di động khác;
12. Trách nhiệm của DN di động (tiếp)
• Chấm dứt HĐ UQ ĐK TTTB với chủ điểm ĐK TTTB vi phạm các
hành vi bị nghiêm cấm.
• Đồng thời gửi văn bản thông báo đến Sở TTTT trên địa bàn để
có văn bản yêu cầu các DN di động khác phối hợp chấm dứt HĐ
UQ đăng ký thông tin thuê bao với các chủ điểm vi phạm.
• Và chỉ được ký lại hợp đồng ủy quyền với chủ điểm đăng ký
thông tin thuê bao bị vi phạm sau 2 năm kể từ ngày chấm dứt.
• Chủ động phối hợp với TCT BCVN, Cty CP BC Viettel, TT BC
Sài Gòn triển khai điểm đăng ký thông tin thuê bao tại các Bưu
cục, điểm Bưu điện Văn hóa xã.
• Báo cáo Cục hàng tháng, báo cáo Sở hàng quý hàng năm số
liệu về thuê bao, danh sách điểm đăng ký thông tin thuê bao trên
địa bàn.
13. Trách nhiệm của Đại lý phân phối SIM thuê bao
• Đảm bảo tuân thủ giao kết hợp đồng về phân phối SIM
thuê bao với DN và các quy định tại Thông tư này.
• Chịu sự thanh kiểm tra và chấp hành các quyết định thanh
kiểm tra của các CQQL NN có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
• Thông báo với DN di động, Sở TTTT hoặc các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền tại địa phương khi phát hiện các
vi phạm trong quá trình phân phối SIM thuê bao, đăng ký,
lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao di động trả trước.
14. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
• Việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuê
bao di động trả trước được thực hiện theo Nghị định số
83/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 ( đang dự thảo thay thế
bằng nghị định mới).
• Để phục vụ cho việc xử lý hình phạt bổ sung theo quy
định tại Khoản 7 Điều 19 NĐ 83 đối với hành vi mua
bán, lưu thông trên thị trường SIM đã được kích hoạt
sẵn dịch vụ di động trả trước khi chưa đăng ký thông tin
thuê bao theo quy định DN di động có trách nhiệm giữ
nguyên số thuê bao, tài khoản, thời hạn sử dụng tính từ
thời điểm thẻ SIM bị tịch thu.
15. Quy định chuyển tiếp
• Các điểm ĐK TTTB không đáp ứng được điều kiện theo quy định phải
ngừng hoạt động tiếp nhận, đăng ký thuê bao di động trả trước sau 06
tháng kể từ ngày TT có hiệu lực.
• Sau 03 tháng kể từ ngày TT có hiệu lực, TB DĐTT không đăng ký
thông tin thuê bao theo quy định hoặc cung cấp thông tin không chính
xác sẽ bị chấm dứt hoạt động. Các thuê bao này muốn sử dụng lại
dịch vụ phải làm thủ tục như đối với thuê bao mới.
• Sau 03 tháng kể từ ngày TT có hiệu lực, DN di động tổ chức triển khai
điểm đăng ký thông tin thuê bao của doanh nghiệp tại mỗi quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại Điểm b Khoản 2
Điều 14.
• Sau 06 tháng kể từ ngày TT có hiệu lực, DN di động tổ chức triển khai
điểm đăng ký thông tin thuê bao của doanh nghiệp tại mỗi phường, xã
theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14.
• Sau 06 tháng kể từ ngày TT có hiệu lực, DN di động tổ chức và hướng
dẫn phương thức truy cập trên Website để chủ TB DĐ TT kiểm tra
được TTTB theo quy định tại Khoản 1 Điều 12.
Phương hướng quản lý và các chính sách liên
quan đến công tác quản lý thuê bao trả trước
• Thực hiện tập trung các nội dung, biện pháp, nhiệm vụ sau
trong giai đoạn tới:
 Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Cục Viễn thông, Sở TT&TT
để tăng cường hiệu quả hoạt động thực thi
 Tiếp tuc hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về quản lý thuê
bao DĐTT đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển thực tế
của thị trường viễn thông Việt Nam.
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của
người sử dụng dịch vụ, chủ điểm đăng ký TTTB, DN DĐ.
 Nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp giữa Bộ TT&TT
với Bộ Công an và các Sở TT&TT.
Phương hướng quản lý (tiếp)
 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án “Hệ thống Thu thập và Quản lý
số liệu về Viễn thông” để triển khai hệ thống kỹ thuật, CSDL của
Cục VT nhằm kiểm tra, giám sát các số liệu báo cáo của DN liên
quan đến công tác quản lý nghiệp vụ viễn thông;
 Từng bước triển khai việc kết nối CSDL của Cục VT, của Tổng cục
cảnh sát quản lý về trật tự, an toàn xã hội và CSDL về thông tin thuê
bao của DN TTDĐ;
 Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với DN
DĐ, chủ điểm đăng ký TTTB được ủy quyền trong hoạt động đăng
ký quản lý thuê bao DĐTT;
 Tăng cường công tác quản lý giá cước, khuyến mãi và cạnh tranh
trong thị trường viễn thông (Thông tư 14/2012/TT-BTTTT);
©Cục Viễn thông 2012
www.vnta.gov.vn
24
Phương hướng quản lý (tiếp)
 Nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách mới ưu tiên
việc phát triển, sử dụng dịch vụ thuê bao DĐ trả sau nhằm đảm
bảo tính lành mạnh, bền vững của thị trường TTDĐ;
 Nghiên cứu và xây dựng Đề án giữ nguyên số khi thuê bao
chuyển mạng di động để sớm áp dụng;
 Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm
các quy định của nhà nước liên quan đến các hoạt động
khuyến mãi;
 Khuyến khích các doanh nghiệp thông tin di động triển khai tốt
các hoạt động tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng và
khuyến mãi theo quy định đối với các dịch vụ viễn thông trả sau
để hạn chế việc phát triển nóng thuê bao di động trả trước
thông qua các giải pháp về giá cước, khuyến mãi, tài nguyên
viễn thông.
Các chính sách liên quan đến công
tác quản lý thuê bao di động trả trước
 Các nội dung chính của Thông tư 14/2012/TT-BTTTT quy định
giá cước dịch vụ thông tin di động mặt đất:
• Giá cước hòa mạng là số tiền người sử dụng dịch vụ thanh toán cho
doanh nghiệp thông tin di động khi giao kết hợp đồng để được quyền
hòa mạng.
• Giá cước thuê bao là số tiền người sử dụng dịch vụ thanh toán cho
doanh nghiệp thông tin di động để được sử dụng dịch vụ thông tin di
động của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian xác định.
• Giá cước thông tin là số tiền người sử dụng dịch vụ thanh toán cho
doanh nghiệp thông tin di động để được gửi, nhận các loại thông tin
(thoại, dữ liệu, hình ảnh) qua mạng viễn thông của doanh nghiệp.
Các nội dung chính của TT 14 (tiếp)
• Giá SIM thuê bao là số tiền người sử dụng dịch vụ thanh toán cho
doanh nghiệp thông tin di động để có một SIM thuê bao. Giá SIM thuê
bao bao gồm giá cước hòa mạng và giá SIM trắng. Đơn vị là:
VND/SIM. (Ví dụ: giá cước hòa mạng đối với dịch vụ trả sau là 35.000
VND, giá SIM trắng là 15.000 VND, thì giá SIM thuê bao đối với dịch
vụ trả sau là 50.000 VND).
• Giá cước hoà mạng được quy định là 35.000 VND/01 số thuê bao hòa
mạng đối với dịch vụ thông tin di động trả sau và 25.000 VND/01 số
thuê bao hòa mạng đối với dịch vụ thông tin di động trả trước. Không
được tăng, giảm giá và khuyến mại đối với giá cước hòa mạng.
Các nội dung chính của TT 14 (tiếp)
• Việc hòa mạng chỉ được thực hiện sau khi người sử dụng dịch vụ
hoàn thành:
– Ký hợp đồng và thanh toán tiền mua SIM thuê bao đối với dịch vụ
thông tin di động trả sau.
– Mua SIM thuê bao, đăng ký thông tin thuê bao và nạp tiền từ thẻ
thanh toán vào tài khoản của SIM thuê bao đối với dịch vụ thông
tin di động trả trước.
• Giá SIM thuê bao áp dụng cho người sử dụng dịch vụ do doanh
nghiệp thông tin di động ban hành và thực hiện theo quy định về quản
lý giá cước viễn thông do Bộ TT&TT ban hành. DN thông tin di động,
đại lý phân phối và các tổ chức, cá nhân bán SIM thuê bao phải niêm
yết giá và bán SIM thuê bao cho người sử dụng dịch vụ theo đúng giá
do doanh nghiệp thông tin di động ban hành.
Các nội dung chính của TT 14 (tiếp)
• Doanh nghiệp thông tin di động không được:
– Lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để bán, khuyến mại hoặc chiết
khấu giảm giá SIM thuê bao thấp hơn giá thành toàn bộ của SIM
trắng cộng với giá cước hòa mạng khi bán SIM thuê bao cho đại lý
phân phối và người sử dụng dịch vụ nhằm cạnh tranh không lành
mạnh và gây mất ổn định thị trường.
– Nạp sẵn tiền vào tài khoản đối với tất cả SIM thuê bao đang lưu
thông trên thị trường hoặc chưa hòa mạng.
• Chỉ có doanh nghiệp thông tin di động mới được phát hành thẻ thanh
toán dịch vụ thông tin di động
Nghị định 83/2011/NĐ-CP
• Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau:
– Cung cấp hoặc sử dụng thông tin không chính xác khi giao kết
hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
– Không đăng ký thay đổi thông tin khi thay đổi chủ thuê bao.
• Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:
– Chấp nhận giấy tờ không đúng quy định khi tiếp nhận đăng ký
thông tin thuê bao;
– Bán SIM thuê bao hoặc thiết bị đầu cuối loại không dùng SIM đã
được đăng ký thông tin thuê bao của người khác.
Nghị định 83/2011/NĐ-CP
• Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
– Tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao khi không được ủy quyền theo quy định;
– Không đáp ứng các điều kiện theo quy định đối với điểm đăng ký thông tin thuê
bao;
– Chủ điểm giao dịch không thực hiện đúng quy trình tiếp nhận đăng ký thông tin
thuê bao;
– Không báo cáo với doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các vi
phạm trong quá trình đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao;
– Không kiểm tra, cập nhật hoặc không chuyển chính xác cho doanh nghiệp các
thông tin thuê bao đã đăng ký tại điểm giao dịch của mình;
– Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc
không chính xác thông tin thuê bao theo quy định với số lượng dưới 100 thuê bao;
– Mua bán, trao đổi hoặc sử dụng thiết bị có chức năng kích hoạt SIM thuê bao,
đăng ký thông tin thuê bao mà không cần phải bẻ SIM.
Nghị định 83/2011/NĐ-CP
• Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
– Thực hiện ủy quyền việc tiếp nhận đăng ký TTTB không đúng quy định;
– Không tập huấn, đào tạo về quy trình, thủ tục đăng ký TTTB;
– Không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ thuê bao cung cấp TTTB không
chính xác trong trường hợp doanh nghiệp tự phát hiện;
– Không cung cấp TTTB theo yêu cầu của cơ quan QLNN có thẩm quyền;
– Không chấm dứt việc cung cấp dịch vụ đối với chủ thuê bao theo yêu cầu;
– Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc
không chính xác TTTB theo quy định với SL từ 100 đến dưới 300 thuê bao;
– Không kết nối cơ sở dữ liệu TTTB theo yêu cầu của cơ quan QLNN;
– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không thực hiện đúng quy định việc
đăng ký, lưu giữ hoặc không sử dụng TTTB.
– Không xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy trình, thủ tục đăng ký thông
tin thuê bao quy định; (Dự thảo mới)
Nghị định 83/2009/NĐ-CP
• Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
– Chấp nhận TTTB do chủ điểm giao dịch không được ủy quyền cung cấp;
– Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc
không chính xác TTTB heo quy định với SL từ 300 đến dưới 500 thuê bao.
• Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
– Không xây dựng hệ thống kỹ thuật, CSDL để thu thập, lưu giữ, quản lý thông tin
thuê bao theo quy định;
– Cung cấp dịch vụ cho thuê bao đối với chủ thuê bao cung cấp không đầy đủ hoặc
không chính xác TTTB theo quy định với số lượng từ 500 thuê bao trở lên.
– Không triển khai điểm đăng ký thông tin thuê bao theo quy định; (Dự thảo mới)
– Không chấm dứt hợp đồng uỷ quyền đăng ký thông tin thuê bao di động trả trước
với chủ điểm đăng ký thông tin thuê bao vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo
quy định; (Dự thảo mới).
TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN
©Cục Viễn thông 2013
www.vnta.gov.vn
34
©Cục Viễn thông 2013
www.vnta.gov.vn
35