BAI_GIANG_1_

Download Report

Transcript BAI_GIANG_1_

ĐẠI CƯƠNG
VỀ DỊCH TỄ HỌC
TS Nguyễn Tuấn Bình
MỤC TIÊU
1.
2.
Trình bày được định nghĩa, mục tiêu, nội
dung và phương pháp nghiên cứu của dịch
tễ học (DTH)
Giải thích được một số thuật ngữ thường
dùng trong DTH
1 . ĐỊNH NGHĨA VỀ DỊCH TỄ HỌC
-
Dịch tễ học là một khoa học nghiên cứu
sự phân bố tần số mắc và chết đói với các
bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định
sự phân bố các yếu tố đó.
* Chú ý :
Sự phân bố tần số
Các yếu tố quy định sự phân bố đó
1 . ĐỊNH NGHĨA VỀ DỊCH TỄ HỌC
- Sự phân bố : tần số mắc và tần số chết đối
với một bệnh trạng nhất định được nhìn
dưới ba góc độ của dịch tễ học : con người không gian - thời gian
- Các yếu tố quy định sự phân bố :
+ Nội sinh
+ Ngoại sinh
2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DTH
-
Dịch tễ học là môn khoa học rất cổ
Hyppocrate là người đặt nền móng cho môn
học này. Ông đã chỉ ra rằng sự phát triển
của con người có thể liên quan đến các yếu
tố môi trường bên ngoài.
3. MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC
Đề xuất được những biện pháp can thiệp
hữu hiêu nhất để phòng ngừa, kiểm soát,
hạn chế và thanh toán những tình trạng
không có lợi cho sức khỏe con người.
3. MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC
3.1. Xác định sự phân bố các hiện tượng sức khỏe bệnh trạng trong quần thể theo 3 góc độ con người –
không gian – thời gian, nhằm định hướng cho sự
phát triển các chương trình và dịch vụ chăm sóc sức
khỏe
3.2. Làm bộc lộ các nguy cơ và các yếu tố căn nguyên
của tình hình sức khỏe – bệnh trạng đó nhằm phục
vụ cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa,
kiểm soát hoặc thanh toán các bệnh trạng
3.3.Cung cấp các phương pháp đánh giá hiệu lực của
các dịch vụ y tế giúp cho việc lựa chọn, hoàn thiện
các biện pháp phòng ngừa các bệnh trạng, cải thiện
sức khỏe cộng đồng.
4. ĐỐI TƯỢNG NC CỦA DỊCH TỄ HỌC
* Đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học:
Là quy luật phân bố của các bệnh trạng xảy
ra trong quần thể dân chúng nhất định với
các yếu tố nguyên nhân chi phối tình trạng
phân bố đó trong những điều kiện nhất định
theo thời gian, không gian và chủ thể con
người (nam giới và nữ giới)
4. ĐỐI TƯỢNG NC CỦA DỊCH TỄ HỌC
-
-
* Đối với chủ thể là con người, đặc biệt
quan tâm tới những đặc điểm :
Tuổi
Giới tính
Phong tục tập quán
Chủng tộc, dân tộc ......
4. ĐỐI TƯỢNG NC CỦA DỊCH TỄ HỌC
- Đặc thù sinh học, Tâm lý học ...trong mối
tương tác toàn diện
- Đặc điểm tự nhiên, xã hội
Trong đó các quần thể sinh sống bình
thường.
5. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA DTH
* Nhiệm vụ : Xác định căn nguyên của các
hiện tượng sức khỏe cộng đồng ở mức thấp
nhất đồng thời tìm ra những yếu tố nguy cơ đặc
thù cùng với những yếu tố nguy cơ nghi ngờ
chi phối sự phát sinh, phát triển và diễn biến
của bệnh trạng để rồi từ đó đề xuất những biện
pháp đúng đắn hữu hiệu nhằm hạn chế và thu
hẹp dần phân bố tần số các bệnh tiến tới thanh
toán các bệnh trạng đó trong quần thể.
5. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA DTH

-
-
Nội dung:
Dịch tễ học mô tả
Dịch tễ học phân tích
Dịch tễ học thực nghiệm
Dịch tễ học lý thuyết khái quát
5. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA DTH

1.
-
-
Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học :
Phương pháp mô tả quan sát :
Các nguyên cứu lịch sử
Các nghiên cứu ngang (NC hiện mắc)
Các nghiên cứu dọc ( NC mới mắc)
+ NC hồi cứu
+ NC tương lai
5. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA DTH
Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học :
2. Phương pháp phân tích căn nguyên:
- Các nghiên cứu có nhóm đối chứng (quan sát trên
các quần thể tự nhiên)
Bao gồm :
+ NC hồi cứu ( NC Bệnh – Chứng)
+ NC thuận tập ( NC Tương lai)
- Các nghiên cứu thực nghiệm (Người, súc vật) là
nghiên cứu tương lai có nhóm đối chứng nhưng quan
sát trên quần thể thực nghiệm
- Các nghiên cứu lý thuyết : Xây dựng những mô hình
toán học về các kết hợp nhân quả

6. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM
THƯỜNG DÙNG
6.1. Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh:
Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh là quá
trình diễn biến của bệnh khi không có sự can
thiệp của điều trị
1. Giai đoạn cảm nhiễm
2. Giai đoạn tiền lâm sàng : cơ thể bắt đầu có
những thay đổi bệnh lý do tác động qua lại cơ thể
và yếu tố nguy cơ, nhưng những thay đổi này còn
ở dưới ngưỡng bệnh lý
3. Giai đoạn lâm sàng : Những thay đổi về cơ
thể và chức năng đã đủ để biểu hiện ra các dấu
hiệu hoặc triệu chứng có thể chẩn đoán được
4.Giai đoạn hậu lâm sàng
6. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM
THƯỜNG DÙNG
6.2. Các cấp độ dự phòng: 3 cấp độ
1. Phòng bệnh cấp 1: Phòng cho người khỏe
mạnh, bao gồm : nâng cao sức khỏe và bảo vệ
đặc hiệu
2. Phòng bệnh cấp 2: Phát hiện bệnh sớm và
điều trị kịp thời, nhiệm vụ đặc biệt thầy thuốc y
tế cộng đồng.
3. Phòng bệnh cấp 3: Điều trị với hiệu quả tối
đa cho những người mắc bệnh nhằm hạn chế các
tật nguyền, phục hồi lại các chức năng, hạn chế
tử vong...
6. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM
THƯỜNG DÙNG
6.3.Quan niệm về căn nguyên đa yếu tố:
6.3.1. Yếu tố bên trong :
- Yếu tố di truyền
- Yếu tố tâm lý (tính cách)
- Tầng lớp xã hội
6.3.2.Yếu tố bên ngoài :
- Các yếu tố môi trường sinh học: các tác nhân
gây bệnh, ổ nhiễm khuẩn, vecto truyền bệnh
- Các yếu tố môi trường xã hội: thể chế chính trị,
phong tục tập quán, trình độ văn hóa, nếp sống ...
6. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM
THƯỜNG DÙNG
6.4.Mô hình sinh thái học:
Mô hình sinh thái học chính là sự tương tác
của yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
* Bao gồm :
- Mô hình tam giác
- Mô hình mạng
- Mô hình bánh xe
6. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM
THƯỜNG DÙNG
6.5.Một số thuật ngữ thường gặp :
* Hiện tượng sức khỏe cộng đồng: Dịch tễ
học quan tâm tới các hiện tượng tập thể như
hiện tượng sinh lý (sự sịnh trưởng, già cỗi,...);
hiện tượng bệnh lý, các hiện trạng về thể chất,
tinh thần, xã hội, các chương trình y tế, các
dịch vụ y tế ....
Các hiện tượng tập thể gắn với khung cảnh
sinh học - xã hội, đặc biệt kinh tế xã hội, chính
trị ....
* Nguy cơ và yếu tố nguy cơ
- Nguy cơ : là xác suất xuất hiện một biến cố
không có lợi cho sức khỏe của mỗi cá nhân hoặc
một quần thể
- Yếu tố nguy cơ : toàn bộ các yếu tố nội,
ngoại sinh có ảnh hưởng đến việc hình thành,
diễn biến bệnh trạng trong quần thể
* Quần thể :
- Quần thể định danh là tập hợp các cá thể có
những tính chất nhất định, hình thành một xác
suất mắc bệnh tương tự nhau đối với mỗi bệnh
trạng nào đó trước những yếu tố nguy cơ nhất
định
* Dịch và dịch địa phương:
Dịch: Một bệnh gây thành dịch trong một
khoảng thời gian nhất định, tỷ lệ mặc vượt quá tỷ
lệ mắc trung bình ở khu vực đó trong một thời
gian dài
Dịch địa phương: là một loại bệnh thường
xuyên xảy ra ở trong khu vực địa lý nhất định
7. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
Hình thành giả thuyết
nhân quả
NC Mô tả
NC Phân tích
NC Can thiệp
NC thực nghiệm
Đánh giá
Xây dựng mô hình dịch tễ
SƠ LƯỢC VỀ DỊCH TỄ HỌC
LÂM SÀNG
TS Nguyễn Tuấn Bình
MỤC TIÊU
1.
2.
3.
Trình bày được đại cương về dịch tễ học
lâm sàng (DTH LS)
Trình bày được một số nguyên lý cơ bản
trong dịch tễ học lâm sàng
Trình bày được nội dung phương pháp
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng
I . ĐẠI CƯƠNG
Dịch tễ học lâm sàng ( DTH LS ) là một
môn học về phương pháp khoa học áp dụng
trong quan sát và can thiệp lâm sàng đồng
thời diễn giải một cách đúng đắn và khách
quan kết quả của những quan sát hoặc can
thiệp đó.
I . ĐẠI CƯƠNG
Các nguyên lý và phương pháp DTH đều
được áp dụng cho các vấn đề của Y học lâm
sàng, đó là :
- Mô tả và phân tích các dữ liệu
- Xác suất xuất hiện các sự kiện
- Đánh giá một trắc nghiệm chẩn đoán
- Phân tích các quyết định lâm sàng
- Thiết kế các nghiên cứu mô tả và phân tích
- Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối
chứng
- Kiểm định giả thuyết
I . ĐẠI CƯƠNG
DTH LS thường quan tâm giải quyết những
vấn đề thường gặp hàng ngày như :
- Có bệnh hay không có bệnh ?
- Nếu có thì chẩn đoán là bệnh gì?
- Điều trị bệnh đó như thế nào?
- Tiên lượng gần, tiên lượng xa?
- Phương thức phòng bệnh?
- Có thể chẩn đoán sớm được không?
- Quy mô của bệnh ra sao?
- Kết quả quá trình điều trị? ( Tử vong, di
chứng....)
I . ĐẠI CƯƠNG
* Cần quan tâm đến sự khác nhau giữa nam và nữ:
+ Những nguyên nhân gây bệnh liên quan
đến thói quen không có lợi cho sức khỏe giữa
nam và nữ (VD: tỷ lệ hút thuốc lá nam > nữ ,...)
+ Có biểu hiện bệnh khác nhau giữa nam và
nữ ( VD: K phổi: Nam: TT phế quản, nữ : TT
tiểu phế quản và nhu mô phổi)
+ Tỷ lệ có khác nhau giữa nam và nữ ( VD:
tỷ lệ mắc K phổi nam cao hơn khoảng 2 lần so
với nữ )
II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG
* Mục tiêu :
Là trạng bị các phương pháp quan sát khoa học
cho lâm sàng và lý giải chúng một cách khách
quan để có được những kết luạn cso giá trị phục vụ
cho công tác khám chữa bệnh ngày một tốt hơn.
* Phương pháp NC: như bài đại cương DTH
II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG
* Nội dung của DTH LS:
- Lôi cuốn các thầy thuốc lâm sàng hoạt động
trong bệnh viện nâng cao kỹ thuật chẩn đoán,
điều trị và kỹ năng phòng bệnh đối với những
phương pháp đặc thù cho mỗi công việc
- Giúp các thầy thuốc quan tâm hơn đến cộng
đồng để có tầm nhìn bao quát, tổng hợp hơn, từ
đó kỹ thuật bệnh viện được nâng cao hơn
- Chỉ dẫn cho các thầy thuốc lâm sàng tổng
kết và nghiên cứu khoa học được chặt chẽ hơn
III. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.1.Quần thể và mẫu :
3.1.1. Quần thể : Một tập hợp nhiều cá thể trong một
phạm vi nhất định
VD : Quần thể bệnh nhân toàn BV, quần thể bệnh
nhân nhập viện vì một bệnh nào đó hoặc quần thể bệnh
nhân nhập viện tropng một khoảng thời gian nhất định...
3.1.2.Mẫu : là một bộ phận của quần thể được chọn
ra từ quần thể đó. Lưu ý :
+ Mẫu có đại diện quần thể nghiên cứu không?
+ Những kết luận từ mẫu có đúng cho quần thể
Câu trả lời có hay không tùy thuộc mẫu NC, khả năng
có hay không có sai số
III. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.2. Sai số hệ thống:
Sai số hệ thống : là quá trình làm cho các kết
quả nghiên cứu sai khác một cách có hệ thống so
với giá trị thực của nó ở bất cứ giai đoạn nào của
nghiên cứu
Có nhiều loại sai số hệ thống những thường
gặp nhất là :
- Sai số do chọn mẫu
- Sai số thu thập thập thông tin
- Sai số do nhiễu
III. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
Sai số do chọn mẫu : xảy ra khi đối tượng được
chọn không đại diện cho quần thể nghiên cứu
 Sai số thu thập thông tin: xảy ra bất cứ một sự
sai khác nào khi khai thác, thu thập, ghi chép
hoặc hiểu sai thông tin điều tra viên
 Sai số do nhiễu:
* Nhiễu: là yếu tố làm sai lệch hiệu quả của
phơi nhiễm đối với bệnh
* Các yếu tố gây nhiễu thường gặp : tuổi và
giới

III. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.3.Sai số ngẫu nhiên:
- Trên thực tế, các quan sát từ một mẫu
thường không tương ứng một cách chính xác với
kết quả thực của một số lớn bệnh nhân, mặc dù
đã tránh được sai số hệ thống.
- Sai số ngẫu nhiên làm kết quả quan sát hoặc
tăng lên hoặc giảm xuống so với giá trị thực
III. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
3.4. Mối liên quan giữa sai số hệ thống và sai số
ngẫu nhiên:
Sai số hệ thống, về lý thuyết có thể ngăn
ngừa được bằng cách tiến hành những khai thác
lâm sàng đúng đắn và chuẩn xác hoặc có thể
chỉnh lý khi phân tích số liệu.
Sai số ngẫu nhiên: không thể loại bỏ được,
hậu quả của nó có thể giảm thiểu nhờ chính
thiết kế NC, phần còn lại được ước lượng bằng
thống kê học (phân tích số liệu)....
IV.NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
NGẪU NHIÊN CÓ ĐỐI CHỨNG
4.1.Đặc điểm: 3 nguyên tắc cơ bản
- Các đối tượng nghiên cứu phải được phân bổ
ngẫu nhiên vào các nhóm sẽ đem so sánh nhau.
(Nhóm nhận điều trị và nhóm không nhận đtrị)
- Nhà nghiên cứu sẽ so sánh điều trị với nhóm
thích hợp
- Nhà NC tiến hành thủ pháp điều trị để NC
sao cho ĐT đúng
IV.NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG
NGẪU NHIÊN CÓ ĐỐI CHỨNG
4.2.Trình tự tiến hành:
Bước I: Nêu giả thuyết
Bước II: Chọn đối tượng nghiên cứu
Bước III: Ấn định đối tượng NC vào các nhóm
để so sánh
Bước IV: Tiến hành điều trị và theo dõi kết quả
Bước V: Phân tích kết quả