Cấu trúc máy tính - Trường Đại Học Sài Gòn

Download Report

Transcript Cấu trúc máy tính - Trường Đại Học Sài Gòn

GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Bài 2:
CẤU TRÚC MÁY TÍNH
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
Tin học gồm 2 phần : Thành phần phần
cứng và hệ thống các phần mềm.
Phần cứng là tất cả các thiết bị điện tử và
cơ khí cấu tạo nên máy tính
Phần mềm là các chương trình do các nhà
lập trình lập ra để điều khiển máy tính.
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
I. PHẦN CỨNG (HARDWARE)
Bộ xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit)
Bộ nhớ (Memory)
Các thiết bị ngoại vi (Input – Output Devices)
Bao gồm thiết bị nhập và thiết bị xuất.
Thiết bị nhập
Bộ xử lý trung tâm
Bộ nhớ
Bộ nhớ ngoài
Thiết bị xuất
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
1. Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Đây có thể coi là bộ não của máy tính, mọi hoạt động
xử lý của máy tính diễn ra ở đây. CPU thực hiện việc
lấy lệnh và dữ liệu từ bộ nhớ chính và xử lý.
Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc rất nhiều vào
tốc độ của CPU.
Tốc độ CPU được tính bằng Hz và các bội số của nó.
1 KHz = 1000Hz
1 MHz = 1000KHz
1 GKz = 1000 MHz
Tốc độ của các CPU hiên nay có thể lên đến 3,6 GHz
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
2. Bộ nhớ (Memory)
Là các thiết bị có chức năng lưu trữ dữ liệu và chương trình.
Bộ nhớ gồm các phần tử gọi là ô nhớ, mỗi ô nhớ có thể lưu
trữ được một mẫu thông tin.
Đơn vị của bộ nhớ là byte. Các bội số của byte
1 KiloByte (KB) = 210 bytes = 1024 bytes
1 MegaByte (MB) = 1024 KB
1 GigaByte (GB) = 1024 MB
1 TetraByte (TB) = 1024 GB
RAM
ROM
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
a. Bộ nhớ trong
Gồm 2 loại RAM (Random Access Memory) và ROM (Read
Only Memory)
RAM :
Là bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ liệu .
Dữ liệu trong RAM phải được nuôi bằng nguồn điện. Dữ
liệu sẽ bị mất đi khi tắt máy.
Tốc độ truy cập nhanh nhưng dung lượng nhỏ.
ROM
Là bộ nhớ chỉ đọc, không thể ghi dữ liệu lên được. Dữ liêu
trong ROM thường được ghi vào một lần duy nhất và có
tính cố định, do đó ROM thường dùng để lưu các chương
trình điều khiển phần cứng do nhà sản xuất lập ra để điểu
khiển phần cứng của họ
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
b. Bộ nhớ ngoài
Bao gồm đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, đĩa USB …
Bộ nhớ ngoài thường có dung lượng lớn, nhưng tốc
độ truy xuất chậm.
Đĩa cứng
Đĩa CD
Đĩa mềm
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
3. Các thiết bị nhập – xuất
Thiết bị nhập : Dùng để đưa dữ liệu vào cho máy
tính xử lý. Thiết bị nhập chuẩn là bàn phím
(keyboard), ngoài ra còn có các thiết bị nhập khác
như con chuột (mouse) máy quét (scanner) …
Keyboard
Mouse
Scanner
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
3. Các thiết bị nhập – xuất
Thiết bị xuất : Thiết bị xuất bao gồm màn hình
(Monitor), máy in ( Printer), máy vẽ (Plotter)
Monitor
Printer
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
3. Các thiết bị nhập – xuất
Thiết bị xuất : Thiết bị xuất bao gồm màn hình
(Monitor), máy in ( Printer), máy vẽ (Plotter)
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
II. PHẦN MỀM (SOFTWARE)
Là các chương trình được con người lập ra để điều
khiển máy tính. Phần mềm thường được phân ra
làm 2 loại : Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng
dụng
Phần mềm hệ thống : là chương trình hệ thống điều
khiển mọi hoạt động của máy tính, tạo giao tiếp
giữa người sử dụng và máy tính, giữa các chương
trình ứng dụng và phần cứng.
Phần mềm ứng dụng : Được viết ra để thực hiện một
công việc cụ thể nào đó.
Bài 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH
III. KHỞI ĐỘNG VÀ TẮT MÁY TÍNH
Tuỳ theo hệ điều hành mà qúa trình khởi động và tắt
máy tính sẽ khác nhau.
Tắt máy tính với Windows XP
Để tắt máy tính ta Click vào nút Start ở góc trái màn hình
chọn Turn Off Computer, màn hình Shut down xuất hiện
với 3 nút:
Stand By: Đưa máy tính về trạng thái nghỉ.
Shut Down: Tắt máy tính.
Restart: Khởi động lại máy tính.