Áp dụng pháp luật

Download Report

Transcript Áp dụng pháp luật

BÀI 5
VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
• 1. Vai trò của xã hội trong hoạt động
thực hiện pháp luật
• 1.1 Khái quát về hoạt động thực hiện pháp
luật
• - Khái niệm thực hiện pháp luật
• - Các hình thức thực hiện pháp luật
• Khái niệm thực hiện pháp luật: Là một quá
trình hoạt động có mục đích làm cho những
quy định của pháp luật đi vào cuộc sống,
trở thành những hành vi thực tế hợp pháp
của các chủ thể pháp luật.
• Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:
• - Tuân thủ pháp luật;
• - Thi hành (chấp hành) pháp luật;
• - Sử dụng pháp luật;
• - Áp dụng pháp luật.
Tuân thủ pháp luật
• Là hình thức thực hiện pháp luật theo đó
các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến
hành những hoạt động mà pháp luật ngăn
cấm.
• Những quy phạm pháp luật cấm trong
Luật hình sự, Luật hành chính … được
thực hiện dưới hình thức này.
Thi hành pháp luật
• Là hình thức thực hiện pháp luật theo đó
các chủ thể pháp luật thực hiện những
nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành
động tích cực.
• Những quy phạm pháp luật bắt buộc
(những quy phạm quy định nghĩa vụ phải
thực hiện những hành vi tích cực nhất
định) được thực hiện dưới hình thức này.
Sử dụng pháp luật
• Là hình thức thực hiện pháp luật theo đó các chủ
thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình
(thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).
• Những quy phạm pháp luật quy định các quyền tự
do dân chủ của công dân được thực hiện dưới
hình thức này.
• Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ
chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không
thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý
chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực
hiện.
Áp dụng pháp luật
• Là hình thức thực hiện pháp luật theo đó nhà
nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc
nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự
mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để
tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình
chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ
thể.
• Trong trường hợp này các chủ thể pháp luật thực
hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp
của nhà nước. Nói cách khác, áp dụng pháp luật
là hình thức thực hiện pháp luật luôn có sự tham
gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.2 Nội dung nghiên cứu về các khía cạnh xã hội
của hoạt động thực hiện pháp luật
- Sự phù hợp giữa các quy tắc của chuẩn mực
pháp luật với các lợi ích của chủ thể thực hiện
pháp luật
- Cơ chế thực hiện pháp luật
- Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động
thực hiện pháp luật
Yếu tố kinh tế
Yếu chính trị
Yếu tố văn hoá-lối sống
Yếu tố pháp luật
1.3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt
động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay
- Nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen
“sống và làm việc theo pháp luật” trong các chủ
thể pháp luật
- Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin
đại chúng đối với công tác phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân
dân
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ
quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp
luật
2. Vai trò của xã hội trong hoạt động áp
dụng pháp luật
2.1 Khái quát về hoạt động áp dụng pháp
luật
- Các trường hợp áp dụng pháp luật
- Các đặc điểm của hoạt động áp dụng
pháp luật
- Quy trình áp dụng pháp luật
Các trường hợp áp dụng pháp luật:
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng
chế nhà nước hoặc áp dụng các chế tài
pháp luật đối với những chủ thể có hành vi
vi phạm pháp luật. Ví dụ: hoạt động của
Tòa án xét xử hành vi phạm tội hình sự.
- Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của
chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp
của nhà nước. Ví dụ: cơ quan có thẩm
quyền ban hành quyết định tuyển dụng
người lao động vào làm việc.
Các trường hợp áp dụng pháp luật:
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và
nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ
pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết
được. Ví dụ: tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa 02
doanh nghiệp.
- Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước
thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát
hoạt động của các bên tham gia quan vào hệ đó,
hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không
tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế. Ví dụ: xác
nhận di chúc, chứng thực hợp đồng thế chấp tài
sản, …
• Các đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp
luật:
• - ADPL là hoạt động mang tính tổ chức, thể
hiện quyền lực nhà nước;
• - ADPL là hoạt động có hình thức, thủ tục
chặt chẽ do pháp luật quy định;
• - ADPL là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ
thể đối với các quan hệ xã hội xác định;
• - ADPL là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo.
• Hình thức thể hiện chính thức, chủ yếu của
hoạt động ADPL là văn bản ADPL.
• Quy trình áp dụng pháp luật:
• - Phân tích, đánh giá đúng chính xác mọi
tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc
thực tế đã xảy ra;
• - Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và
phân tích làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa
của QPPL đối với trường hợp cần áp dụng;
• - Ra văn bản ADPL;
• - Tổ chức thực hiện văn bản ADPL đã ban
hành.
• 2.2 Nội dung nghiên cứu về các khía cạnh
xã hội của hoạt động áp dụng pháp luật
• - Mối quan hệ giữa chính trị và áp dụng
pháp luật
• - Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật
và quyết định áp dụng pháp luật
• - Vai trò của các nhân tố chủ quan trong
hoạt động áp dụng pháp luật
• - Vai trò của các nhân tố khách quan trong
hoạt động áp dụng pháp luật
• 2.3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả của
hoạt động áp dụng pháp luật ở nước ta
hiện nay
• - Nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp
của những người có thẩm quyền áp dụng
pháp luật
• - Thông báo công khai kết quả áp dụng
pháp luật trên các phương tiện thông tin
đại chúng