HỘI THẢO PNJ - pnjinfo.com.vn

Download Report

Transcript HỘI THẢO PNJ - pnjinfo.com.vn

HỘI THẢO
NÂNG CAO NĂNG LỰC
LÃNH ĐẠO
Hóc Môn, ngày 08 – 09 /11/2011
Câu hỏi 1: Bạn đã bị lừa dối bao giờ
chưa? Cảm giác của bạn về người
lừa dối mình như thế nào? (Xin
chia sẻ tình huống đó)
Câu hỏi 2: Hãy kể ra trường hợp bạn
sống “Thật thà, thẳng thắn” và bị
“thua thiệt”
- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.
- Đời loạn mới biết tôi trung.
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả
tháng.
- Thật thà là cha quỷ quái
Chuyên đề 1: Sự chân thật
* Đúc kết:
1. Sự chân thật là điều cần thiết cho
cuộc sống.
2. Suy nghĩ và hành động chân thực
luôn được mọi người quý mến và tôn
trọng.
3. Điều quan trọng nhất là phải biết sống
chân thực với bản thân mình.
Chuyên đề 1: Sự chân thật
* Đúc kết:
4. Hãy chân thật với mọi người để mọi
người chân thật với mình.
5. Chân thực là đức tính cần thiết của
người lãnh đạo.
6. Để sống chân thật, chúng ta phải biết
điều nào là không chân thật và không
làm những điều đó.
Câu hỏi 1: Hãy giải thích câu thành
ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt”.
Nguyên nhân?
Câu hỏi 2: Đã bao giờ bạn bị cấp
trên gạt ngang khi trình bày một
vấn đề chưa? Cảm giác của bạn
thế nào? Xin hãy chia sẻ?
Chuyên đề 2: Lắng nghe và thấu hiểu
* Đúc kết:
1. Thấu hiểu 1 vấn đề người khác truyền
đạt là điều kiện bắt buộc của CBQL
Chuyên đề 2: Lắng nghe và thấu hiểu
2. Để thấu hiểu, điều đầu tiên phải biết lắng nghe
– Bạn có thực sự muốn lắng nghe một điều gì
đó ko?
– Cần gợi ý và tạo môi trường thuận lợi cho
người khác nói điều mình thực sự muốn
lắng nghe
– Cần lắng nghe trọn vẹn và cởi mở, đừng vội
suy nghĩ và kết luận đúng/sai
– Những thông tin nghe được cần được
chuyển hóa thành những nhận thức theo xu
hướng tích cực thì mới được gọi là “sự
lắng nghe hoàn hảo”
Câu hỏi: Những điều gì bạn hay than
phiền trong cuộc sống và công việc?
Chuyên đề 3: Sự than phiền
* Đúc kết:
1. Sự than phiền hiện diện mọi lúc, mọi
nơi và thường không mang lại hiệu quả
tích cực cho bất cứ ai.
Chuyên đề 3: Sự than phiền
* Đúc
kết:
2. Có nhiều nguyên nhân gây nên sự than
phiền, cơ bản có thể chia làm 2 loại:
+ Chủ quan: Những việc xảy ra trái với ý
muốn, không hài lòng.
+ Khách quan: Những tình huống diễn
biến không lường trước được.
Chuyên đề 3: Sự than phiền
* Đúc kết:
3. Việc than phiền người khác xảy ra do
thiếu thông cảm lẫn nhau. Cách tốt
nhất để loại bỏ những than phiền này là
nên nhanh chóng gặp trực tiếp người
đã gây ra sự than phiền, cùng tìm hiểu,
bàn bạc để phân tích cụ thể các nguyên
nhân trên tinh thần thông cảm tích cực
để phòng ngừa sự việc xảy ra trong
tương lai.
Chuyên đề 3: Sự than phiền
* Đúc kết:
4. Than phiền là điều không nên có của
người lãnh đạo
Câu hỏi 1: khi được giao nhiệm vụ
khó khăn, điều gì giúp bạn quyết
định nhận/ không nhận nhiệm vụ
đó?
Câu hỏi 2: Điều gì khiến bạn yên tâm
khi giao việc cho 1 người?
Chuyên đề 4: Niềm tin
* Đúc kết:
1. Mỗi người đều có giá trị nhất định.
Thông qua hành động, các giá trị đó
được mọi người công nhận và giúp
mỗi người tự tin vào bản thân
Chuyên đề 4: Niềm tin
* Đúc kết:
2. Tin tưởng vào mọi người xung quanh
giúp chúng ta cảm thấy không đơn độc,
thêm tự tin vào bản thân, công việc và
cuộc sống.
Chuyên đề 4: Niềm tin
* Đúc kết:
3. Để tăng cường sự tự tin, phải tạo ra và
phát triển nhiều giá trị của bản thân
mình thông qua việc tu dưỡng, rèn
luyện các giá trị đạo đức, tính cách,
năng lực cần thiết trong cuộc sống và
công việc bằng các trải nghiệm thực tế
Chuyên đề 4: Niềm tin
* Đúc kết:
4. Tin tưởng ở mọi người xung quanh
phải được biểu hiện cụ thể bằng cách
trao cho nhau niềm tin & cơ hội hành
động thực tế
Chuyên đề 4: Niềm tin
* Đúc kết:
5. Việc công nhận những thành quả của
người khác, động viên khích lệ họ góp
phần tạo cho họ thêm tự tin.
6. Niềm tin tạo thêm sức mạnh quan
trọng để vượt qua mọi khó khăn, không
tự tin, không làm được việc lớn. Không
tin tưởng ở cấp dưới, không thể lãnh
đạo được ai cả.
Câu hỏi: trách nhiệm của bạn là gì?
Bạn đã hoàn thành trách nhiệm
của mình chưa?
Chuyên đề 5: Trách nhiệm
* Đúc kết:
1. Trách nhiệm là biết tự giao công việc
cho mình và biết thực thi bằng hành
động cụ thể. Nhận thức rõ trách nhiệm
giúp cho mỗi người định hướng hành
động đúng và tự tạo ra chuẩn mực
hành động cho bản thân mình.
Chuyên đề 5: Trách nhiệm
* Đúc kết:
2. Biết tự nhận trách nhiệm là yêu cầu
cần có của người lãnh đạo. Không dám
nhận trách nhiệm và đổ thừa cho
người khác thì không xứng đáng là
người lãnh đạo
Chuyên đề 5: Trách nhiệm
* Đúc kết:
3. Việc dám nhận trách nhiệm cùng
người khác và giúp người khác sửa
chữa sai lầm là tố chất của người lãnh
đạo
Câu hỏi: hãy chia sẻ niềm đam mê
của bạn trong cuộc sống
Chuyên đề 6: Niềm đam mê
* Đúc kết:
1. Đam mê là điều đáng có trong cuộc
sống. Đam mê tạo thêm sức mạnh cho
mỗi người.
2. Niềm đam mê cho việc bổ sung kỹ
năng, kiến thức là những đam mê nên
có.
Chuyên đề 6: Niềm đam mê
* Đúc kết:
3. Những đam mê có hại mặc dù đem lại
lợi ích nhỏ làm thỏa mãn bản thân
nhưng vẫn là điều không nên có & nên
hạn chế tối đa
4. Khi có được những đam mê chính
đáng thì chúng ta cảm thấy sung
sướng hơn, vượt qua khó khăn cực
khổ dễ dàng hơn và sẽ gặt hái được
nhiều lợi ích cụ thể.
Chuyên đề 6: Niềm đam mê
* Đúc kết:
5. Đam mê sẽ giúp chúng ta thành công
trong cuộc sống và công việc.
6. Đam mê công việc là điều cần có của
người lãnh đạo.
Câu hỏi 1: Hãy hoàn tất câu ca dao:
“Nói lời ......”
Câu hỏi 2: Bạn đã từng thất hứa với
ai chưa? Hậu quả là gì?
Câu hỏi 3: Kể ra lời nói phản cảm
hay mắc phải.
# * @ & > ? !! : , }
{ :’ ) ,# ~ @ & > ? !! :
Chuyên đề 7: Trân trọng lời nói của mình
* Đúc kết:
1. Phải biết sử dụng ngôn từ đúng lúc,
đúng chỗ và đúng hoàn cảnh.
2. Khi đã hứa phải thực hiện đúng lời
hứa cả nội dung, chất lượng và thời
gian.
Chuyên đề 7: Trân trọng lời nói của mình
* Đúc kết:
3. Khi không thể thực hiện được lời hứa
phải xin lỗi, thông báo và đưa ra thời
hạn mới với lời cam kết thực hiện.
Đồng thời, có trách nhiệm khắc phục
hậu quả do thất hứa.
Chuyên đề 7: Trân trọng lời nói của mình
* Đúc kết:
4. Việc trân trọng lời nói của mình tạo
động lực cho bản thân cố gắng vượt
qua khó khăn hoàn thành lời hứa. Đồng
thời tạo ra niềm tin đối với người khác.
5. Trân trọng lời nói của mình là đức tính
cần phải có của người lãnh đạo.
Câu hỏi: Tại sao các đội bóng thi
đấu trên sân nhà thường có kết
quả tốt hơn khi thi đấu trên sân
khách?
CĐ 8: Tạo và nuôi dưỡng môi trường truyền sức mạnh
* Đúc kết:
1. Nếu biết truyền sức mạnh cho tập thể,
cho người khác thì kết quả do họ mang
lại sẽ lớn hơn mong đợi của mình.
CĐ 8: Tạo và nuôi dưỡng môi trường truyền sức mạnh
* Đúc kết:
2. Cách truyền sức mạnh tốt nhất là tạo
ra một môi trường truyền sức mạnh
cho mọi hành động, suy nghĩ của mọi
người. Khi đó, chúng ta sẽ có được kết
quả tốt hơn nhiều so với suy nghĩ và
hành động trong một môi trường thông
thường.
CĐ 8: Tạo và nuôi dưỡng môi trường truyền sức mạnh
* Đúc kết:
3. Việc chú ý lắng nghe, biểu lộ sự chân
thật, kích thích niềm tin, niềm đam mê và
tinh thần trách nhiệm sẽ giúp cho việc
tạo môi trường truyền sức mạnh được
tốt hơn.
CĐ 8: Tạo và nuôi dưỡng môi trường truyền sức mạnh
* Đúc kết:
4. Người lãnh đạo phải biết tạo ra và nuôi
dưỡng môi trường truyền sức mạnh
cho tập thể của mình.
Câu hỏi 1: Bạn hiểu thế nào về sự
mặc định? Sự mặc định hình thành
trên cơ sở nào? Theo bạn mặc
định tốt hay xấu? Cho ví dụ
Câu hỏi 2: Tại sao có sự thành kiến,
thường nó gây nên hậu quả gì?
Chuyên đề 9: Mặc định & thành kiến
* Đúc kết:
1. Sự mặc định về 1 con người, sự vật,
hiện tượng luôn có sẵn trong suy nghĩ
của chúng ta. Có mặc định chính xác &
mặc định chưa chính xác.
2. Khi mặc định 1 điều gì đó, chúng ta nghĩ
rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống và công việc nhưng
đôi khi không phải như vậy.
Chuyên đề 9: Mặc định & thành kiến
* Đúc
kết:
3. Thành kiến (sự mặc định không chính
xác) xảy ra do chúng ta thiếu lòng tin,
sử dụng thông tin không chính xác, đã
lỗi thời hoặc lười suy nghĩ. Thành kiến
làm chúng ta đánh giá sai con người,
sự vật, hiện tượng và từ đó có các
quyết định không chính xác ảnh hưởng
(đôi khi sẽ rất lớn) đến chất lượng của
cuộc sống & công việc.
Chuyên đề 9: Mặc định & thành kiến
* Đúc kết:
4. Muốn giảm thiểu thành kiến, chúng ta
cần có sự lắng nghe, phân tích và trải
nghiệm một cách thường xuyên, liên
tục.
5. Thành kiến là điều không được có của
người lãnh đạo.
Câu hỏi: có khi nào bạn bỏ qua một
quyết định để bây giờ cảm thấy hối
tiếc không? Từ đó rút ra điều gì?
Chuyên đề 10: Tính quyết đoán
Câu chuyện ”Đẽo cày giữa đường”
Có một Bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng,
Bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất
và đỡ vất vả hơn. Hôm nay, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt
nhưng Bác chưa làm cái cày bao giờ, Bác bèn mang khúc gỗ ra ven
đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Bác đẽo được một lúc thì một
người đi qua chê: "Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá", bác nông
dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người
đi qua bảo "Bác đẽo thế này không cày được đâu,cái đầu cày bác làm to
quá...." Bác nông dân nghe có lý hơn, Bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên,
Bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói"Bác đẽo thế không ổn
rồi,cái cày bác làm dài quá không thuận tay", Bác nông dân nghe lại có lý
hơn, lại chỉnh sửa theo. Và cuối cùng hết ngày hôm đấy Bác nông dân chỉ
còn một khúc gỗ nhỏ, Bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình
nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối
cùng Bác đã hiểu "Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của
mình và kiên trì với một con đường đã chọn"
Chuyên đề 10: Tính quyết đoán
* Đúc kết:
1. Quyết đoán là một đức tính cần thiết
cho mọi người, nhất là người lãnh đạo.
2. Quyết đoán cần có cơ sở & dựa trên
sự lắng nghe nhiều người.
Chuyên đề 10: Tính quyết đoán
* Đúc kết:
3. Quyết đoán có thể đi đến kết quả đúng
hay chưa đúng, tốt hay chưa tốt. Cần
nghiêm túc phân tích kết quả và dám
nhận trách nhiệm nếu kết quả không
tốt xảy ra và quan trọng là biết rút kinh
nghiệm
Chuyên đề 10: Tính quyết đoán
* Đúc kết:
4. Những người hay nói “sao cũng được”
là những người không có chính kiến &
không có tính cách của nhà lãnh đạo.
Câu hỏi 1: Hãy nêu 1 thói quen rõ
nét nhất ở bạn? Bạn đánh giá thế
nào về thói quen đó?
Câu hỏi 2: Trong cuộc đời bạn, bạn
đã thực hiện sự thay đổi nào và nó
tác động thế nào đến cuộc sống
của bạn?
Chuyên đề 11: Thói quen & sự thay đổi
* Đúc kết:
1. Ai cũng có thói quen. Cần nhận diện
các thói quen của mình và tác động của
nó đến cuộc sống
Chuyên đề 11: Thói quen & sự thay đổi
* Đúc
kết:
2. Thói quen được vận hành trong vô
thức. Thói quen chỉ có thể thay đổi
được khi bản thân chúng ta cảm thấy
cần phải thay đổi. Cách thay đổi tốt
nhất là tạo ra một môi trường để hình
thành các thói quen mới thay thế các
thói quen cũ.
Chuyên đề 11: Thói quen & sự thay đổi
* Đúc kết:
3. Thói quen thường cản trở sự thay đổi.
4. Thay đổi thói quen là một trong những
chìa khóa của thành công.
Chuyên đề 11: Thói quen & sự thay đổi
* Đúc kết:
5. Thay đổi là quá trình tất yếu của cuộc
sống và công việc. Hãy bắt đầu bằng
sự thay đổi nhỏ mà chúng ta gọi là cải
tiến.
Chuyên đề 11: Thói quen & sự thay đổi
* Đúc kết:
6. Kết quả của sự thay đổi phải phù hợp
với chủ thể đang hướng tới. Thay đổi
tốt nhất là thay đổi đáp ứng kết quả
mong đợi của nhiều người.
Chuyên đề 11: Thói quen & sự thay đổi
* Đúc kết:
7. Khó khăn lớn nhất cản trở sự thay đổi
chính là thói quen. Để khắc phục khó
khăn này cần có sự nhắc nhở động
viên của những người xung quanh.
Chuyên đề 11: Thói quen & sự thay đổi
* Đúc kết:
8. Thay đổi các thói quen xấu, tạo ra và
duy trì các thói quen tốt cho tập thể và
bản thân là một trong những chìa
khóa để lãnh đạo thành công.
Chuyên đề 11: Thói quen & sự thay đổi
* Đúc kết:
9. Để sự thay đổi đạt kết quả tốt, cần làm
chủ sự thay đổi bằng các kế hoạch
hành động cụ thể.
Câu hỏi 1: Xin bạn vui lòng chia sẻ
những thất bại bạn đã gặp trong
cuộc sống và công việc; thất bại
đó ảnh hưởng thế nào đến cuộc
đời/tính cách của bạn?
Chuyên đề 12: Thái độ đối với thất bại
* Đúc kết:
1. Thất bại là điều không ai muốn nhưng
nó có thể đến với chúng ta bất cứ lúc
nào. Điều quan trọng là thái độ của
chúng ta đối với thất bại thế nào?
2. Thất bại có thể do chính chúng ta hoặc
do nguyên nhân khách quan hoặc cả 2.
Chuyên đề 12: Thái độ đối với thất bại
* Đúc kết:
3. Thất bại xảy ra không có nghĩa là mọi
sự đã chấm hết mà nó có ý nghĩa là
một sự trải nghiệm hữu ích trong cuộc
sống. Chúng ta thường buồn rầu sau
khi thất bại xảy ra, nếu tìm được người
chia sẻ thì cảm giác thất bại sẽ được
nhẹ nhàng hơn
Chuyên đề 12: Thái độ đối với thất bại
* Đúc kết:
4. Thất bại lớn nhất của con người là
không vượt qua được chính mình.
5. Điều quan trọng nhất là phải biết đứng
dậy sau thất bại, rút ra bài học qua trải
nghiệm sự thất bại để thành công trong
tương lai.
Chuyên đề 12: Thái độ đối với thất bại
* Đúc kết:
6. Những người sợ thất bại, gục ngã khi
thất bại, không biết rút kinh nghiệm từ
thất bại sẽ không phải là nhà lãnh đạo
thành công.
Câu hỏi : Xin bạn vui lòng chia sẻ
một trường hợp bạn bị /được đối
xử không công bằng. Cảm giác
của bạn thế nào? Theo bạn tại sao
có sự đối xử không công bằng đó?
Chuyên đề 13: Sự công bằng
* Đúc kết:
1. Sự công bằng là điều mong mỏi của
mọi người, là điều cần thiết trong
cuộc sống và là điều cần có của
người lãnh đạo.
2. Đối xử không công bằng được biểu
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
tạo cơ hội để thể hiện, được đền đáp
trong cuộc sống và công việc, biểu
hiện của niềm tin.
Chuyên đề 13: Sự công bằng
* Đúc kết:
3. Công bằng chỉ mang tính tương đối,
tùy theo cảm nhận của mỗi người và
tùy theo từng thời điểm, giai đoạn và
hoàn cảnh
4. Sự không công bằng biểu hiện ở mọi
lúc, mọi nơi và có nhiều nguyên nhân
(chủ quan, khách quan) khác nhau
Chuyên đề 13: Sự công bằng
* Đúc kết:
5. Để giảm thiểu sự không công bằng,
cần có sự cố gắng, kiên trì và sự
thông cảm lẫn nhau từ hai phía
(người đối xử và người được đối xử).
Đức tính rộng lượng, bao dung và sự
lắng nghe, thấu hiểu lẫn nhau sẽ đem
lại nhiều kết quả tốt.
Chuyên đề 13: Sự công bằng
* Đúc kết:
6. Điều quan trọng nhất trong đối xử
công bằng là tạo điều kiện thuận lợi
cho mọi người có cơ hội thể hiện
năng lực và sự cống hiến của họ.